CỦA NHNN
Ở nước ta giai đoạn trước năm 2011, do sự phát triển quá nóng của thị trường BĐS, tăng trưởng tín dụng cao trong nhiều năm, khó khăn về thanh khoản, lạm phát cao,…các NHTM đã chạy đua lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay dù đã có cam kết giữa các NH về trần lãi suất huy động là 14%/năm. Diễn biến đó gây bất lợi nhiều mặt cho nền kinh tế, doanh nghiệp và các NHTM. Trước tình hình đó, NHNN đã chính thức ban hành Thông tư số 02/TT-NHNN ngày 03/3/2011 quy định trần lãi suất huy động là 14%/năm dưới mọi hình thức và có chế tài xử lý nghiêm đối với các TCTD vi phạm. Từ cuối năm 2011, NHNN điều hành chính sách lãi suất theo hướng giảm dần để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
Diễn biến chính sách điều hành lãi suất của NHNN được thể hiện qua hình 4.7
Chỉ riêng trong năm 2012, NHNN đã thực hiện tới 6 lần điều chỉnh giảm các loại lãi suất điều hành, tiếp đến năm 2013 thực hiện 2 đợt điều chỉnh giảm lãi suất. Với phương pháp điều hành chủ động linh hoạt nên lãi suất tiền gửi nội tệ kỳ hạn 12 tháng từ mức 14%/năm vào cuối năm 2011 đến đầu năm 2014 đã giảm xuống còn 8%/năm. Đợt điều chỉnh lãi suất gần đây nhất là ngày 18/3/2014. NHNN tiếp tục quyết định giảm một số loại lãi suất điều hành, với mức giảm từ 0,5% đến 1,0% đối với VND và 0% đến 0,25% đối với USD.
1
Theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2013; kế hoạch năm 2014
Ngay sau điều chỉnh cho đến nay, thị trường tiền tệ vẫn ổn định, người dân vẫn tin tưởng và gửi tiền vào NH, giá vàng và ngoại tệ không có biến động mạnh.
Nguồn: NHNN
Hình 4.7 Biểu đồ thay đổi các mức lãi suất của NHNN
Trong thời gian qua NHNN thực hiện giảm một loạt các loại lãi suất điều hành, giảm trần lãi suất huy động nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định kinh tế. Phản ứng trước những quy định của NHNN, NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung cũng như chi nhánh Vĩnh Long nói riêng đều thực hiện theo sự chỉ đạo của NHNN, mặt bằng lãi suất huy động có xu hướng giảm liên tục ở tất cả các kỳ hạn (hình 4.8).
Mục tiêu của NHNN không phải nhằm hạ lãi suất huy động mà là kéo lãi suất cho vay xuống đồng thời bơm tiền ra hỗ trợ nền kinh tế. Nhưng đồng thời cũng cho thấy lợi ích của những người có nguồn vốn nhàn rỗi bị thiệt hại, tác động mạnh đến tâm lý người gửi tiền nhưng chưa đủ mạnh để người gửi tiền dịch chuyển sang những kênh đầu tư khác hoặc gửi tiền sang NH khác. Bởi vì, thứ nhất, người dân đã có một thời gian tương đối dài đối mặt với việc hạ lãi suất của NH, người dân đã nắm bắt được thông tin và có tâm lý chuẩn bị. Thứ hai, các kênh đầu tư khác chưa thật sự hấp dẫn, các kênh đầu tư người dân ưa chuộng giai đoạn trước đây: bất động sản, chứng khoán, vàng đang trong giai đoạn khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên phần lớn người gửi tiền muốn an tâm về nguồn vốn và có lợi nhuận một cách an toàn nên vẫn chọn gửi tiết kiệm tại NH. Thứ ba, chi nhánh đã có phản ứng linh hoạt, đưa ra mức lãi suất cạnh tranh nhằm đảm bảo lợi ích của người gửi tiền, người đi vay, cũng như lợi ích của NH, theo đó thì gửi thời hạn càng dài, lãi suất càng cao. Nhiều người vẫn giữ
0 2 4 6 8 10 12 14 16 % LS cơ bản LS tái cấp vốn LS tái chiết khấu
nguyên ở kỳ hạn ngắn để linh hoạt nguồn vốn, hoặc chuyển sang kỳ hạn dài để mang lại lợi nhuận cao nhất từ nguồn tiền nhàn rỗi vì dự đoán xu hướng lãi suất trong tương lại tiếp tục giảm. Nhưng đồng thời việc chuyển tiền sang kỳ hạn dài của người dân cũng mang lại lợi ích không nhỏ cho NH bởi NH sẽ có nguồn vốn ổn định hơn.
Hình 4.8 Lãi suất tiền gửi/ trung bình năm của BIDV Vĩnh Long
Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận người gửi rút tiền ra khỏi NH để tìm kênh đầu tư mới sinh lời tốt hơn. Tuy nhiên, nhờ vào cơ chế điều hành lãi suất khá linh hoạt theo từng thời điểm, từng khách hàng tạo được khả năng cạnh tranh và hấp dẫn khách hàng, với sự nỗ lực của toàn chi nhánh trong công tác HĐV nói riêng và các hoạt động kinh doanh các nói chung nên chi nhánh cũng chưa phải đối mặt với khó khăn về suy giảm nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động của NH luôn tăng trưởng ổn định qua các năm là minh chứng cho điều đó.
Tóm lại, diễn biến lãi suất trong thời gian qua cho thấy hoạt động tín dụng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân do hàng tồn kho còn cao đặc biệt là tồn kho bất động sản, các mặt hàng săt, thép, xi măng và một số mặt hàng vật liệu xây dựng khác. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay đặc biệt là hoạt động NH thì công cụ quản lý điều hành để đảm bảo sự ổn định vĩ mô, đảm bảo quyền lợi người gửi và vay vốn là điều cần thiết.