Chênh lệch thu-chi

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 34)

Chênh lệch thu-chi là phần thu còn lại sau khi đã trừ đi các khoản chi phí phát sinh. Chỉ tiêu này gia tăng là mục đích hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của NH. Qua phân tích ta thấy chênh lệch thu-chi của BIDV Vĩnh Long giảm qua các năm và giảm mạnh nhất năm 2012 đạt 3.519 triệu đồng, giảm hơn 50% so với năm 2011. Chênh lệch này giảm như vậy là do tốc độ giảm của thu nhập cao hơn tốc độ giảm của chi phí. Năm 2012 NH hạn chế cho vay nhằm kiểm soát tình hình nợ xấu do khó khăn chung của nền kinh tế. Kết thúc năm 2013, Chênh lệch thu-chi của chi nhánh tăng nhẹ trở lại. Điều này có thể được xem là bước tiến khả quan đồng thời đánh dấu bước phục hồi và phát triển sau khó khăn. Khi nền kinh tế càng đi vào ổn định, lạm phát được kiềm hãm, ngân hàng tích cực triển khai các dịch vụ, chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng. Chính vì vậy mà thu nhập và chi phí đều tăng nhưng thu nhập tăng nhanh hơn chi phí nên làm cho chênh lệch thu-chi chi nhánh tăng 5,8% so với năm 2012. Đánh dấu sự phục hồi của ngân hàng nói riêng và nền kinh tế tỉnh nhà nói chung.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH LONG 4.1 TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỐN CỦA BIDV VĨNH LONG

4.1.1 Tổng quan tình hình biến động nguồn vốn tại BIDV

Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn vốn huy động của NH là rất cần thiết, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Công tác huy động vốn có thể đạt hiệu quả khi mà nguồn vốn huy động đạt được quy mô nhất định theo kế hoạch huy động vốn của NH hoặc đáp ứng được nhu cầu về khối lượng vốn cho kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn NH phải có sự phù hợp giữa các nguồn vốn, do mỗi nguồn vốn có chi phí sử dụng khác nhau, tính thanh khoản khác nhau và thời gian hoàn trả cũng khác nhau nên cơ cấu vốn biến đổi kéo theo những rủi ro trong hoạt động kinh doanh, sự thay đổi lợi nhuận. Cơ cấu vốn huy động không chỉ phụ thuộc vào phần kế hoạch của NH mà còn chịu sự tác động của các nhân tố bên ngoài đòi hỏi công tác nghiên cứu thị trường phải được thực hiện thường xuyên liên tục, chính sách phải phù hợp với những chuyển biến của nền kinh tế.

Trong nguồn vốn hoạt động của BIDV Vĩnh Long thì nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất và là nguồn vốn hoạt động mạnh mẽ nhất cho các hoạt động tín dụng và đầu tư, kế đến là vốn điều chuyển và phần còn lại trong tổng nguồn vốn là vốn và các quỹ của NH. Là NH lớn nên công tác huy động vốn của BIDV Vĩnh Long ngày càng được chú trọng và phát triển. Tuy nhiên trong giai đoạn từ 2011 đến 6/2014 NH vẫn phải sử dụng vốn điều chuyển từ hội sở cho thấy trong giai đoạn này nhu cầu vốn trên thị trường cao hơn mức vốn chi nhánh huy động được.

Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán BIDV Vĩnh Long

Bảng 4.1a: Tình hình nguồn vốn của BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 903.451 974.527 1.856.369 71.076 7,87 881.842 90,49

Vốn và các quỹ 1.069.857 519.689 439.629 (550.168) (51,42) (80.060) (15,41)

Vốn điều chuyển 896.785 995.636 323.891 98.851 11,02 (671.745) (67,47)

4.1.2 Cơ cấu nguồn vốn của BIDV

Để rõ hơn tình hình nguồn vốn của NH, ta sẽ đi sâu phân tích từng khoản mục trong cơ cấu nguồn vốn thông qua hình 4.1

Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán BIDV Vĩnh Long

Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của BIDV Vĩnh Long từ năm 2011 đến 6/2014

4.1.2.1 Vốn huy động

Vốn huy động là nguồn vốn rất quan trọng trong hoạt động của NH trong các năm qua, nó phản ánh sự hiệu quả, tính độc lập của NH và là một bộ phận quan trọng cấu thành nguồn vốn của NH. Vốn huy động bao gồm các khoản tiền gửi thanh toán và phần lớn các khoản tiền gửi tiết kiệm của các thành phần khách hàng. Ý thức tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong quá trình kinh doanh, NH đã nổ lực rất lớn để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư để bổ sung vào nguồn vốn hoạt động kinh doanh,

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6th2013 6th2014

31.48% 39.14% 70.86% 72.83% 80.36%

37.28% 20.87%

16.78% 18.82%

11.09%

31.25% 39.99% 12.36% 8.36% 8.55%

Vốn huy động Vốn và các quỹ Vốn điều chuyển Bảng 4.1b: Tình hình nguồn vốn của BIDV Vĩnh Long 6th2013, 6th2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khoản mục

6th2013 6th2014 Chênh lệch 6th2014-6th2013 Số tiền Số tiền Số tiền %

Vốn huy động 1.895.065 1.928.103 33.038 1,74 Vốn và các quỹ 489.659 265.976 (223.683) (45,68) Vốn điều chuyển 217.491 205.184 (12.307) (5,66) Tổng nguồn vốn 2.602.215 2.399.263 (202.952) (7,80) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đảm bảo nguồn vốn ổn định và tăng liên tục nhằm giải quyết khó khăn về vốn huy động như hiện nay.

Ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh từ năm 2011 đến 6/2014 có xu hướng tăng lên. Mặc dù thời gian qua nền kinh tế còn nhiều biến động, bất ổn,.. nhưng trước những khó khăn đó chi nhánh luôn cố gắng khắc phục, xây dựng các chương trình huy động vốn phù hợp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển cùng với việc thực hiện tốt các chính sách điều tiết kinh tế của NHNN nên tình hình vốn huy động của NH dần ổn định và tăng trưởng. Trong năm 2012, chi nhánh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trụ sở mới tạo phong cách mới cho NH, xây dựng hình ảnh sang trọng thanh lịch của NH trong lòng khách hàng. Có thể nói sự phát triển và mở rộng của BIDV đã làm cho uy tính BIDV ngày càng tăng lên. Đây cũng là một điểm thu hút người dân và các TCKT tham gia gửi tiền tại BIDV Vĩnh Long. Vì tâm lý của người gửi tiền là luôn muốn chọn một nơi hoạt động có uy tín để giữ tiền của mình an toàn và sinh lợi.

Trong xu thế nền kinh tế dần phục hồi và phát triển, lạm phát được kiểm soát, đời sống người dân dần dần đi vào ổn định,.. thì người dân càng tin tưởng hơn vào NH để gửi tiết kiệm hoặc thực hiện các giao dịch khác. Do đó BIDV Vĩnh Long cần tăng cường hơn nữa công tác vận động những nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế như hiện nay.

4.1.2.2 Vốn điều chuyển

Vốn điều chuyển là nguồn vốn điều hòa từ hội sở nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh khi vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động của NH. Giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014, ta thấy nhu cầu vốn của nền kinh tế đối với BIDV chi nhánh Vĩnh Long có sự tăng rồi lại giảm. Một trong những nguyên nhân chính làm cho nguồn vốn này biến động tăng giảm trong thời gian qua là do tùy vào nhu cầu vay vốn của khách hàng và lượng vốn huy động được trong từng thời điểm cụ thể không đủ để NH hoàn thành các chỉ tiêu của mình. Ngân hàng thường thiếu vốn để cho vay buộc phải điều hòa vốn từ hội sở để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn.

Năm 2012 lượng vốn điều chuyển là 995.636 triệu đồng, chiếm tỷ trọng thứ hai (39,99%) trong tổng nguồn vốn tăng 11,02% so với năm 2011. Việc sử dụng vốn điều chuyển tăng chứng tỏ rằng khách hàng đã dần bắt tay vào hoạt động kinh doanh và vay vốn do nhận thấy các chính sách vĩ mô của nền kinh tế dần mang đến hiệu quả tích cực. Nhưng đây cũng là biểu hiện của việc nguồn vốn huy động của NH chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế. Việc sử dụng vốn từ hội sở có thể đáp ứng được nhu cầu vốn hiện tại nhưng chi phí sử dụng vốn này cao hơn nguồn vốn mà NH tự huy động được vì thế

NH luôn cố gắng hạn chế sử dụng nguồn vốn điều chuyển của hội sở nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho NH. Chính vì vậy mà sang năm 2013 lượng vốn này giảm 67,47 % so với năm 2012 và nữa đầu năm 2014 giảm 5,66% so với cùng kỳ năm 2013 chứng tỏ rằng nguồn vốn huy động được đáp ứng tốt hơn, đầy đủ hơn cho nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng.

4.1.2.3 Vốn và các qu

Nguồn vốn và các quỹ trong các năm qua có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong tổng nguồn vốn của NH (37,28% ở năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 chỉ chiếm 11,09%). Năm 2011 chi nhánh tiếp nhận vốn tạm ứng từ hội sở để chi cho đầu tư xây dựng trụ sở mới, nguồn vốn này được sử dụng trả dần qua các năm cho những khoản đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó NH còn có các khoản trích lập các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi xã hội,… được trích lập dựa trên lợi nhuận đạt được mà lợi nhuận của NH có xu hướng giảm qua các năm chính vì vậy mà vốn và các quỹ cũng giảm tương ứng.

4.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV VĨNH LONG

4.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Đối với các NH, việc xây dựng, hoạch định chính sách huy động vốn cho từng đối tượng khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Bởi vì phân khúc được nhóm đối tượng khách hàng, đưa ra được chính sách huy động vốn hiệu quả thì sẽ phát huy tối đa hiệu suất huy động vốn, đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng của BIDV chi nhánh Vĩnh Long gồm hai đối tượng: Tiền gửi của dân cư và tiền gửi của tổ chức kinh tế.

Bảng 4.2a: Tình hình HĐV của BIDV Vĩnh Long theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012-2011 2013-2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Tiền gửi dân

cư 706.860 907.187 1.586.082 200.327 28,34 678.895 74,84

Tiền gửi

TCKT 196.591 67.340 270.287 (129.251) (65,75) 202.947 301,38 Tổng VHĐ 903.451 974.527 1.856.369 71.076 7,87 881.842 90,49

Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán BIDV Vĩnh Long

Hình 4.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Vĩnh Long theo đối tượng khách hàng từ năm 2011 đến 6/2014

4.2.1.1 Tiền gửi dân cư

Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất (78-93%) trong tổng nguồn vốn huy động. Mục đích của loại tiền gửi này là để sinh lời trên số tiền nhàn rỗi mà người dân gửi vào. Mặc dù đây là phương án đầu tư có tỷ suất sinh lời không cao nhưng nó có độ an toàn cao nên người dân vẫn quyết định đầu tư vì không lo rủi ro. Qua 3 năm ta thấy số tiền này tăng liên tục và đến 06 tháng đầu năm 2014 thì nguồn vốn này vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước, tăng 30.368 triệu đồng (với tốc độ tăng 1,87%)

Với nhóm khách hàng là dân cư NH đã có chính sách huy động hợp lý, đặc biệt là sử dụng công cụ lãi suất mềm dẻo, đa dạng hóa các hình thức huy động với nhiều thời hạn khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6th2013 6th2014

78.24% 93.09% 85.44% 85.50% 85.61%

21.76% 6.91% 14.56% 14.50% 14.39%

Tiền gửi của dân cư Tiền gửi của TCKT

Bảng 4.2b: Tình hình HĐV của BIDV Vĩnh Long theo đối tượng khách hàng 6th2013, 6th2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chênh lệch

6th2013 6th2014 6th2014-6th2013 Số tiền Số tiền Số tiền % Tiền gửi dân cư 1.620.281 1.650.649 30.368 1,87 Tiền gửi TCKT 274.784 277.454 2.670 0,97 Tổng VHĐ 1.895.065 1.928.103 33.038 1,74

giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng đến gửi tiền. Qua những kết quả đạt được, chi nhánh đã tạo được lòng tin với người dân, làm cho tiền gửi của dân cư không ngừng tăng trưởng ổn định. Điều này có thể được giải thích: Thứ nhất, tình hình kinh tế địa phương phát triển tương đối ổn định, người dân ngày càng có cuộc sống sung túc hơn, họ tin tưởng vào NH thay vì cất giữ tiền ở nhà. Thứ hai, chi nhánh đã có những chính sách ưu đãi để thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn góp phần tăng trưởng nhanh nguồn vốn huy động từ dân cư. Mặc khác, do sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được mở rộng và đa dạng, chi nhánh cũng khá thành công trong việc thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt và ngày càng thu hút được nhiều người sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Trong những năm qua số lượng tài khoản này ở ngân hàng không ngừng tăng lên nhờ có sự phối hợp tốt giữa NH với các doanh nghiệp cũng như các tổ chức khác trong việc triển khai mở tài khoản và trả lương trực tiếp cho nhân viên vào tài khoản.

Tóm lại, tiền gửi dân cư là khoản tiền ổn định và có chi phí sử dụng vốn giá rẻ hơn các nguồn vốn khác. Bên cạnh đó thông qua các khoản tiền gửi này giúp ngân hàng hiểu được điều kiện kinh tế hiện tại của người dân, tâm lý của người gửi tiền để đưa ra các sản phẩm kinh doanh phù hợp, chế độ phục vụ khách hàng tốt nhất để nâng cao các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Như vậy, muốn có một nguồn vốn tối ưu, dễ tạo lợi nhuận cao trong khi đầu tư thì tiền gửi dân cư là nguồn vốn ngân hàng cần tích cực nâng cao quy mô huy động.

4.2.1.2Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Đối với loại tiền gửi này, khách hàng gửi tiền là các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Do trong quá trình hoạt động kinh doanh đòi hỏi việc thanh toán nhanh và đảm bảo an toàn giữa các tổ chức với nhau hoặc giữa tổ chức với các nhân. Do đó họ gửi tiền vào NH nhằm để đáp ứng việc thực hiện các khoản chi trả, giao dịch trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đôi khi khách hàng gửi tiền nhàn rỗi nhằm mục đích sinh lời. Đây cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Qua bảng số liệu, ta thấy lượng tiền gửi của các TCKT giảm mạnh ở năm 2012, đến năm 2013 nguồn vốn này tăng mạnh trở lại và tiếp tục đạt cao 06 tháng đầu năm 2014. Cũng như khoản tiền gửi của dân cư, lượng tăng giảm tiền gửi của tổ chức kinh tế cũng nói lên được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Nếu các doanh nghiệp kinh doanh tốt, lợi nhuận cao thì khoản tiền này sẽ gia tăng theo nếu các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả thì khoản tiền này sẽ có dấu hiệu sụt giảm. Năm 2012 nguồn vốn này giảm

65,75% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Cuối năm 2011 lạm phát tăng cao khiến cho giá nguyên vật liệu tăng, việc tìm đầu ra sản phẩm gặp khó khăn dẫn đến lượng hàng tồn kho lớn với mức lãi suất cho vay mà NH đưa ra, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ không có khả năng trả nợ, phá sản. Một số doanh nghiệp phải tận dụng mọi nguồn lực có để duy trì sản xuất. Khi các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn thì sự luân chuyển vốn cũng chậm hơn gây khó khăn cho NH và hoạt động liên tục của các doanh nghiệp. Năm 2013 đến 06 tháng đầu năm 2014 kinh tế trong nước vẫn đang giữ xu hướng phục hồi kể từ vùng đáy năm 2012 với những bước tăng chậm nhưng chắc. Cùng với sự phát triển của cả

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 34)