KÈM
- Căn cứ thực hiện: Bất kỳ một ngân hàng nào cũng rất quan tâm tới chính sách này, nó bao gồm toàn bộ những nội dung liên quan tới hoạt động, kinh doanh của ngân hàng. Sự thành công hay thất bại của một ngân hàng được quyết định bởi khả năng thu hút khách hàng. Ở thời điểm hiện tại BIDV chi nhánh Vĩnh Long thực hiện khá tốt: ưu đãi lãi suất với những khách hàng lớn, có các chính sách duy trì khách hàng, tạo sự hài lòng cho khách hàng: thái độ phục vụ ân cần, niềm nở, nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, trong bối cảnh trên địa bàn Vĩnh Long đang được các tổ chức tín dụng khác khai thác nguồn vốn một cách triệt để. Như vậy, những chính sách khách hàng hiện tại của ngân hàng không chỉ cần duy trì mà phải đẩy mạnh hơn nữa.
- Mục tiêu của chính sách này là nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ cũng như thái độ và cung cách phục vụ của nhân viên ngân hàng đối với khách hàng khi đến giao dịch tại NH, tối đa hóa quyền lợi của khách hàng hàng nhằm thu hút khách hàng đến gửi tiền tại NH nói riêng và sử dụng các sản phẩm dịch vụ tại NH nói chung.
- Phòng kế hoạch tổng hợp chịu trách nhiệm nghiên cứu các sản phẩm theo nhu cầu mong muốn của khách hàng cũng như triển khai các sản phẩm dịch vụ, chương trình khuyến mãi,.. các phòng giao dịch khách hàng, các phòng ban khác, toàn thể nhân viên trong hệ thống, nhân viên bảo vệ, cùng phối hợp thực hiện
- Quá trình thực hiện cụ thể như sau:
+ Lập phiếu khảo sát lấy ý kiến khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NH, cung cách phục vụ của nhân viên NH trong giao dịch
+ Dựa trên ý kiến khảo sát được đồng thời phải tham khảo lấy ý kiến của những bộ phân bán sản phẩm, nhân viên giao dịch cũng như các nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để hiểu rõ nhu cầu mong muốn thực tế của khách hàng. Những ý kiến đóng góp của nhân viên sẽ rất hữu ích cho công tác này vì họ là người trực tiếp giao dịch với khách hàng, thấy được nguyên nhân trực tiếp của mọi vấn đề nhưng khó có thể thay đổi bởi vì họ không có quyền quyết định hay thay đổi những quy định đã có. Như vậy nhân viên sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và có vai trò nhất định sẽ có động lực thực hiện tốt hơn trong công việc. Trên cơ sở đó bộ phận nghiên cứu sẽ đưa ra được các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng cũng như triển sản phẩm và cung cách phục vụ tốt hơn.
Ví dụ như như tài khoản thanh toán liên kết với tiền gửi có kỳ hạn hoặc tiền gửi tiết kiệm, theo đó, nếu số dư trong tài khoản thanh toán vượt quá một hạn mức cụ thể nào đó theo sự thỏa thuận giữa NH và khách hàng, phần dôi ra so với hạn mức trên sẽ được tự động chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn hoặc tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn đã được thỏa thuận giữa NH và khách hàng. Nếu được áp dụng sẽ mang lại nhiều thuận tiện và lợi ích cho khách hàng. Đối với các sản phẩm HĐV có áp dụng khuyến mãi, áp dụng các điều kiện ràng buộc như tuyệt đối không được rút vốn trước hạn, chỉ được cầm cố để vay lại. Quy định chặc chẽ như vậy khiến khách hàng không thoải mái khi tham gia và rất thiệt thòi cho khách hàng trong trường hợp có nhu cầu sử dụng tiền đột xuất. Nhiều sản phẩm đưa ra áp dụng nhưng không được hưởng ứng nhiều do những lợi ích hạn chế cùng với những bất tiện kèm theo khi sử dụng sản phẩm, gây tốn kém chi phí và thời gian một cách không cần thiết.
Hiện nay tiền gửi có kỳ hạn tại BIDV Vĩnh Long có thể rút trước một phần gốc và hưởng lãi suất không kỳ hạn trên số tiền rút trước hạn. Để sản phẩm này hấp dẫn hơn đối với các kỳ hạn dài, khi khách hàng rút trước hạn mà thời gian thực tế lớn hơn một khoảng thời gian nhất định (vd: 1/2, 1/3 thời hạn của sổ…) thì sẽ được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất không kỳ hạn.
Về thái độ và cung cách phục vụ: Bộ phận bảo vệ của ngân hàng phải thực hiện tốt nhiệm vụ dắt xe, dẫn xe, sắp xếp xe gọn gàng. Khi khách hàng bước vào sảnh của ngân hàng cần có bộ phận lễ tân chào hỏi và đón tiếp khách hàng. Tư vấn, hướng dẫn quy trình cho các nhu cầu của khách hàng….
+ Sau khi sản phẩm mới được hình thành, chủ trương kế hoạch, chính sách huy động vốn, cung cách phục vụ khách hàng cần được phổ biến đến cấp lãnh đạo phòng, nhân viên giao dịch, kiểm soát viên, những người trực tiếp bán sản phẩm và giao tiếp với khách hàng thay vì chỉ phổ biến đến cấp lãnh đạo phòng còn nhân viên chỉ được thông báo về các sản phẩm và chương trình mới và các thể lệ đi kèm như trước.
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN
Công tác huy động vốn là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, tạo nguồn lực để NH mở rộng kinh doanh, đầu tư sinh lời. Tuy nhiên khả năng huy động vốn của các NH hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn do sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước, tâm lý khách hàng và nguyên nhân chủ quan từ phía NH. Sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hoạt động HĐV vừa là thách thức đối với các NH nhưng cũng là động lực giúp các NH ngày càng hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, áp lực về việc mở rộng quy mô hoạt động, quy mô vốn cũng như xu hướng tái cơ cấu ngành NH đã đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với các NHTM trong cuộc chạy đua tìm kiếm lợi nhuận, phân chia thị phần và khẳng định vị thế.
Qua những phân tích trên, ta thấy nhu cầu vốn hiện nay là rất lớn, BIDV Vĩnh Long đã không ngừng mở rộng các hình thức huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của địa phương. Nguồn vốn của BIDV Vĩnh Long tăng và ổn định, giúp chi nhánh tự chủ được nguồn vốn, hạn chế điều hòa vốn từ hội sở. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, hạn chế mà BIDV Vĩnh Long gặp phải trong công tác HĐV, trong đó việc hạ trần lãi suất huy động làm cho người gửi tiết kiệm chưa thích ứng kịp ảnh hưởng đến công tác HĐV của ngân hàng. Như vậy BIDV chi nhánh Vĩnh Long cần nổ lực hơn tìm kiếm giải pháp để vượt qua khó khăn đó giúp gia tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh với các TCTD khác trên địa bàn.
Với đề tài “Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long” luận văn đã tổng hợp các vấn đề cơ bản về hoạt động HĐV của NH. Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng HĐV tại BIDV Vĩnh Long từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014. Ngoài ra luận văn còn đưa một số giải pháp nhằm góp phần đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu càng cao của tất cả khách hàng nhằm thu hút nguồn vốn huy động tại BIDV Vĩnh Long. Nghiên cứu khẳng định công tác HĐV là một khâu rất quan trọng cấu thành nên hiệu quả hoạt động của BIDV Vĩnh Long, huy động vốn có tốt có hiệu quả thì hoạt động tín dụng mới tăng trưởng được. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu còn nhiều khía cạnh chưa tiếp cận được cũng như kiến thức của tác giả còn hạn chế nên khó tránh khỏi nhiều sai sót.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị kinh doanh ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
3. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ - Ngân hàng. Đại học Cần Thơ.
4. Trần Thị Mỹ Hạnh, 2011. Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
PHỤ LỤC
1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí huy động vốn của BIDV
Vĩnh Long
Gọi Q là vốn huy động bình quân Z là lãi suất huy động bình quân C là chi phí huy động vốn
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí huy động vốn
Các nhân tố ảnh hưởng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Q (triệu đồng) 869.897 938.989 1.415.448
Z (%) 8,97 8,06 5,54
C (triệu đồng) 78.040 75.728 78.453
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chi phí huy động vốn 2012/2011
(1) Xác định đối tượng phân tích C = C12 – C11
Khi đó chi phí HĐV được xác định Cn = Qn x Zn + Chi phí HĐV năm 2012 (C12)
C12 = Q12 x Z12 = 938.989 x 8,06 % = 75.728 (triệu đồng)
+ Chi phí HĐV năm 2011 (C11)
C11 = Q11 x Z11 = 869.897 x 8,97% = 78.040 (triệu đồng)
Đối tượng phân tích là:
C = C12 – C11= 75.728 - 78.040 = -2.312 (triệu đồng)
Vậy: Chi phí HĐV của NH ở năm 2012 so với năm 2011 giảm được 2.312 triệu đồng. Mức giảm chi phí này là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: vốn huy động BQ và lãi suất huy động BQ.
(2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
(2.1) Ảnh hưởng bởi nhân tố vốn huy động BQ
Q = Q12Z11 – Q11Z11
= 938.989 x 8,97% – 869.897 x 8,97% = +6.198 triệu đồng
Do vốn huy động BQ năm 2012 so với năm 2011 tăng 69.092 triệu đồng nên đã làm cho chi phí huy động vốn tăng 6.198 triệu đồng.
Z = Q12Z12 – Q12Z11
= 938.989 x 8,06% - 938.989 x 8,97% = -8.510 triệu đồng
Do lãi suất huy động BQ năm 2012 so với năm 2011 giảm 0,91% nên đã làm cho chi phí huy động vốn NH giảm được 8.510 triệu đồng.
(3)Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
C = Q + Z = +6.198 - 8.510 = - 2.312 triệu đồng = Đối tượng phân
tích (chi phí huy động vốn)
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chi phí huy động vốn 2013/2012
(1) Xác định đối tượng phân tích C = C13 – C12
Khi đó chi phí HĐV được xác định Cn = Qn x Zn + Chi phí HĐV năm 2013 (C13)
C13 = Q13 x Z13 = 1.415.448 x 5,54% = 78.453 (triệu đồng)
+ Chi phí HĐV năm 2011 (C11)
C12 = Q12 x Z12 = 938.989 x 8,06% = 75.728 (triệu đồng)
Đối tượng phân tích là:
C = C13 – C12= 78.453- 75.728 = 2.725 (triệu đồng)
Vậy: Chi phí HĐV của NH ở năm 2013 so với năm 2012 tăng 2.312 triệu đồng. Mức tăng chi phí này là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: vốn huy động BQ và lãi suất huy động BQ.
(2)Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
(2.1) Ảnh hưởng bởi nhân tố vốn huy động BQ
Q = Q13Z12 – Q12Z12
= 1.415.448 x 8,06% – 938.989 x 8,06% = +38.426 triệu đồng
Do vốn huy động BQ năm 2013 so với năm 2012 tăng 476.459 triệu đồng nên đã làm cho chi phí huy động vốn tăng 38.426 triệu đồng.
(2.2) Ảnh hưởng bởi nhân tố lãi suất huy động bình quân.
= 1.415.448 x 5,54% - 1.415.448 x 8,06% = -35.701 triệu đồng
Do lãi suất huy động BQ năm 2012 so với năm 2011 giảm 2,52% nên đã làm cho chi phí huy động vốn NH giảm được 35.701 triệu đồng.
(3)Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
C = Q + Z = 38.426 - 35.701 = 2.725 triệu đồng = Đối tượng phân
tích (chi phí huy động vốn)
2 Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN từ năm 2011 đến 6/2014
Đơn vị: %/năm
Thời điểm áp dụng LS cơ bản LS tái cấp vốn LS tái chiết khấu 1/12/2010 9,00 9,00 7,00 17/02/2011 9,00 11,00 7,00 8/3/2011 9,00 12,00 12,00 1/4/2011 9,00 13,00 12,00 1/5/2011 9,00 14,00 13,00 10/10/2011 9,00 15,00 13,00 13/3/2012 9,00 14,00 12,00 10/4/2012 9,00 13,00 11,00 25/5/2012 9,00 12,00 10,00 8/6/2012 9,00 11,00 9,00 1/7/2012 9,00 10,00 8,00 24/12/2012 9,00 9,00 7,00 26/03/2013 9,00 8,00 6,00 13/05/2013 9,00 7,00 5,00 18/03/2014 9,00 6,50 4,50