Phân tích tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 38 - 41)

Đối với các NH, việc xây dựng, hoạch định chính sách huy động vốn cho từng đối tượng khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Bởi vì phân khúc được nhóm đối tượng khách hàng, đưa ra được chính sách huy động vốn hiệu quả thì sẽ phát huy tối đa hiệu suất huy động vốn, đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng của BIDV chi nhánh Vĩnh Long gồm hai đối tượng: Tiền gửi của dân cư và tiền gửi của tổ chức kinh tế.

Bảng 4.2a: Tình hình HĐV của BIDV Vĩnh Long theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012-2011 2013-2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Tiền gửi dân

cư 706.860 907.187 1.586.082 200.327 28,34 678.895 74,84

Tiền gửi

TCKT 196.591 67.340 270.287 (129.251) (65,75) 202.947 301,38 Tổng VHĐ 903.451 974.527 1.856.369 71.076 7,87 881.842 90,49

Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán BIDV Vĩnh Long

Hình 4.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Vĩnh Long theo đối tượng khách hàng từ năm 2011 đến 6/2014

4.2.1.1 Tiền gửi dân cư

Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất (78-93%) trong tổng nguồn vốn huy động. Mục đích của loại tiền gửi này là để sinh lời trên số tiền nhàn rỗi mà người dân gửi vào. Mặc dù đây là phương án đầu tư có tỷ suất sinh lời không cao nhưng nó có độ an toàn cao nên người dân vẫn quyết định đầu tư vì không lo rủi ro. Qua 3 năm ta thấy số tiền này tăng liên tục và đến 06 tháng đầu năm 2014 thì nguồn vốn này vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước, tăng 30.368 triệu đồng (với tốc độ tăng 1,87%)

Với nhóm khách hàng là dân cư NH đã có chính sách huy động hợp lý, đặc biệt là sử dụng công cụ lãi suất mềm dẻo, đa dạng hóa các hình thức huy động với nhiều thời hạn khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6th2013 6th2014

78.24% 93.09% 85.44% 85.50% 85.61%

21.76% 6.91% 14.56% 14.50% 14.39%

Tiền gửi của dân cư Tiền gửi của TCKT

Bảng 4.2b: Tình hình HĐV của BIDV Vĩnh Long theo đối tượng khách hàng 6th2013, 6th2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Chênh lệch

6th2013 6th2014 6th2014-6th2013 Số tiền Số tiền Số tiền % Tiền gửi dân cư 1.620.281 1.650.649 30.368 1,87 Tiền gửi TCKT 274.784 277.454 2.670 0,97 Tổng VHĐ 1.895.065 1.928.103 33.038 1,74

giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng đến gửi tiền. Qua những kết quả đạt được, chi nhánh đã tạo được lòng tin với người dân, làm cho tiền gửi của dân cư không ngừng tăng trưởng ổn định. Điều này có thể được giải thích: Thứ nhất, tình hình kinh tế địa phương phát triển tương đối ổn định, người dân ngày càng có cuộc sống sung túc hơn, họ tin tưởng vào NH thay vì cất giữ tiền ở nhà. Thứ hai, chi nhánh đã có những chính sách ưu đãi để thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn góp phần tăng trưởng nhanh nguồn vốn huy động từ dân cư. Mặc khác, do sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được mở rộng và đa dạng, chi nhánh cũng khá thành công trong việc thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt và ngày càng thu hút được nhiều người sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Trong những năm qua số lượng tài khoản này ở ngân hàng không ngừng tăng lên nhờ có sự phối hợp tốt giữa NH với các doanh nghiệp cũng như các tổ chức khác trong việc triển khai mở tài khoản và trả lương trực tiếp cho nhân viên vào tài khoản.

Tóm lại, tiền gửi dân cư là khoản tiền ổn định và có chi phí sử dụng vốn giá rẻ hơn các nguồn vốn khác. Bên cạnh đó thông qua các khoản tiền gửi này giúp ngân hàng hiểu được điều kiện kinh tế hiện tại của người dân, tâm lý của người gửi tiền để đưa ra các sản phẩm kinh doanh phù hợp, chế độ phục vụ khách hàng tốt nhất để nâng cao các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Như vậy, muốn có một nguồn vốn tối ưu, dễ tạo lợi nhuận cao trong khi đầu tư thì tiền gửi dân cư là nguồn vốn ngân hàng cần tích cực nâng cao quy mô huy động.

4.2.1.2Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Đối với loại tiền gửi này, khách hàng gửi tiền là các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Do trong quá trình hoạt động kinh doanh đòi hỏi việc thanh toán nhanh và đảm bảo an toàn giữa các tổ chức với nhau hoặc giữa tổ chức với các nhân. Do đó họ gửi tiền vào NH nhằm để đáp ứng việc thực hiện các khoản chi trả, giao dịch trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đôi khi khách hàng gửi tiền nhàn rỗi nhằm mục đích sinh lời. Đây cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Qua bảng số liệu, ta thấy lượng tiền gửi của các TCKT giảm mạnh ở năm 2012, đến năm 2013 nguồn vốn này tăng mạnh trở lại và tiếp tục đạt cao 06 tháng đầu năm 2014. Cũng như khoản tiền gửi của dân cư, lượng tăng giảm tiền gửi của tổ chức kinh tế cũng nói lên được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Nếu các doanh nghiệp kinh doanh tốt, lợi nhuận cao thì khoản tiền này sẽ gia tăng theo nếu các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả thì khoản tiền này sẽ có dấu hiệu sụt giảm. Năm 2012 nguồn vốn này giảm

65,75% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Cuối năm 2011 lạm phát tăng cao khiến cho giá nguyên vật liệu tăng, việc tìm đầu ra sản phẩm gặp khó khăn dẫn đến lượng hàng tồn kho lớn với mức lãi suất cho vay mà NH đưa ra, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ không có khả năng trả nợ, phá sản. Một số doanh nghiệp phải tận dụng mọi nguồn lực có để duy trì sản xuất. Khi các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn thì sự luân chuyển vốn cũng chậm hơn gây khó khăn cho NH và hoạt động liên tục của các doanh nghiệp. Năm 2013 đến 06 tháng đầu năm 2014 kinh tế trong nước vẫn đang giữ xu hướng phục hồi kể từ vùng đáy năm 2012 với những bước tăng chậm nhưng chắc. Cùng với sự phát triển của cả nước, nền kinh tế tỉnh nhà đang dần hồi phục, các doanh nghiệp trên địa bàn làm ăn ngày càng hiệu quả, cần mở tài khoản để thanh toán trong quá trình kinh doanh. Hơn nữa với tiền thân là một trong 4 NHTM Nhà nước lớn nhất Việt Nam, BIDV còn có mối quan hệ tốt với các công ty doanh nghiệp, tạo được uy tín và là nơi cung cấp các dịch vụ tiện ích nên lượng tiền gửi từ các đơn vị này tăng lên. Đây là hướng đi tích cực cho kinh tế địa phương đồng thời là môi trường kinh doanh tốt cho chi nhánh.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)