Phân tích yếu tố nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 72 - 77)

III. KẾT LUẬN (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

4.3.1 Phân tích yếu tố nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các chi phí về nguyên liệu chính, bán thành phẩm (nếu có). Vì chi phí nguyên liệu tôm chiếm một tỷ trọng rất cao trong giá thành sản phẩm nên sẽ tập trung phân tích vào chi phí này.

Trước khi bước vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên liệu trực tiếp, thì việc đánh giá lại tình hình sản xuất của nguyên vật liệu so với dự toán đề ra của tháng 01 năm 2014 như sau:

59

Bảng 4.9: Biến động tổng chi phí nguyên liệu tôm so với dự toán tháng 01 năm 2014

Dự toán Thực hiện Chênh lệch

Loại tôm NL Số lượng (kg) Thành tiền (đồng) Số lượng (kg) Thành tiền (đồng) Số lượng (kg) Tỷ lệ (%) Thành tiền (đồng) Tỷ lệ (%) Duỗi 234.086,24 44.717.042.672 218.318,76 36.160.064.521 (15.767,48) (6,74) (8.556.978.151) (19,14) IQF 102.411,32 32.003.537.500 82.752,34 21.233.246.896 (19.658,98) (19,20) (10.770.290.604) (33,65) Bột 179.350,38 17.569.794.048 172.131,64 16.414.265.464 (7.218,74) (4,02) (1.155.528.584) (6,58) Khác 106.438,55 13.435.411.780 105.881,12 12.742.248.119 (557,43) (0,52) (693.163.661) (5,16) Tổng 622.286,49 107.725.786.000 579.083,86 86.549.825.000 (43.202,63) (6,94) (21.175.961.000) (19,66)

Qua đây có thể thấy rằng chi phí nguyên liệu tôm trong tháng có biến động rất lớn về lượng lẫn giá trị. Tổng lượng tôm nguyên liệu đưa vào sản xuất thực tế thấp hơn nhiều so với dự toán đề ra là 43.202,63 kg tương ứng giảm 6,94% và thấp hơn một mức giá trị 21.175.961.000 tỷ tương đương 19,66%. Có thể nhận ra một số nguyên nhân:

 Trước hết, bộ phận hoạch định đã không đánh giá mức độ phù hợp tình hình nguyên liệu đầu vào cũng như mức tiêu thụ của các thị trường lớn trên thế giới một cách xác thực dẫn đến việc đề ra kế hoạch sai lệch cao do không xem xét ảnh hướng các yếu tố từ bên ngoài.

 Các nước nuôi tôm trong khu vục Đông Nam Á trúng mùa lớn và gia tăng sản lượng xuất khẩu tôm qua các thị trường chính của Công ty, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản

 Giá tôm nguyên liệu trên thị trường thường có nhiều biến động. Bên cạnh đó, sản lượng tôm nuôi trồng trong khu vực gần vùng sản xuất giảm do tác động của dịch bệnh gây chết hàng loạt ở tôm, mặc dù dịch bệnh đã được khống chế nhưng vẫn ảnh hưởng đến giá tôm. Các công ty chế biến thủy sản nội địa có sự cạnh tranh về nguồn tôm nguyên liệu một cách gay gắt.

Sau khi đánh giá chung về tình hình sản xuất tôm nguyên liệu so với dự toán đề ra. Tiếp theo việc xác định chi phí nguyên liệu sản xuất cho 1kg tôm thành phẩm so với chi phí định mức đề ra để từ đây làm cơ sở đánh giá chi phí nguyên vật liệu của toàn bộ số lượng thành phẩm chế biến ra.

Nhóm tôm thành phẩm IQF gồm các sản phẩm HOSO IQF, HLSO IQF và PDTO IQF là các sản phẩm của nhóm thành phẩm này và đây cũng là các sản phẩm được dùng phân tích các biến động về chi phí tác động đến giá thành.

61

Bảng 4.10: Biến động chi phí tôm nguyên liệu cho 56.483,46 kg của tôm thành phẩm IQF Định mức

nguyên liệu cho 1kg thành phẩm

Thực tế nguyên liệu cho 1kg

thành phẩm

Chi phí nguyên liệu cho thành phẩm (Qtti) QttHOSO IQF = 6.921,84 kg QttHLSO IQF = 16.993,45 kg QttPDTO IQF = 32.568,17 kg Biến động thực tế/kế hoạch (đồng) Lượng (kg) Giá/kg nguyên liệu Lượng (kg) Giá/kg nguyên liệu Định mức Lượng thực tế

x giá định mức Thực tế Lượng Giá

Tổng biến động Nguyên liệu sử dụng

(1) (2) (3) (4) (5)=(1)x(2)xQtti (6)=(2)x(3)xQtti (7)=(3)x(4)xQtti (8)=(6)-(5) (9)=(7)-(6) (10)=(7)-(5) HOSO 1,05 253.600 1,03 256.588 1.843.147.555 1.801.891.776 1.823.122.267 (41.255.780) 21.230.491 (20.025.288) HLSO 1,45 253.600 1,46 256.588 6.248.831.434 6.293.321.165 6.367.471.179 44.489.731 74.150.014 118.639.745 PDTO 1,52 253.600 1,55 256.588 12.554.117.626 12.829.757.094 12.980.921.582 275.639.468 151.164.488 426.803.956

Biến động chi phí tôm nguyên liệu trong thành phẩm được tạo thành bởi hai biến động chi phí đó là biến động về lượng và biến động về giá tôm nguyên liệu cho số lượng thành phẩm hoàn thành.

Nhưng trước hết việc xác định lại tổng sản lượng thành phẩm có được từ số lượng tôm nguyên liệu đưa vào chế biến sau khi trừ đi phần phế phẩm là vỏ đầu tôm và phần khối lượng tăng thêm trong khâu dùng hóa chất làm tăng trọng lượng tôm nhờ việc trữ nước. Tổng số lượng tôm thành phẩm của nhóm IQF hoàn thành trong tháng là 58.557,46 kg trong đó trọng lượng tăng nhờ trữ nước trong tôm là 2.074 kg. Sau khi trừ đi trọng lượng trữ nước ta có thành phẩm từ nguyên liệu tôm đưa vào chế biến là 56.483,46 kg trong đó khối lượng của thành phẩm HOSO là 6.921,84 kg, HLSO là 16.993,45 kg và PDTO là 32.568,17 kg. Từ đây sẽ tiến hành phân tích cụ thể như sau:

 Về lượng nguyên liệu: Căn cứ vào số liệu từ phòng Tài chính, tổng số lượng tôm nguyên liệu đưa vào sản xuất trong kỳ là 82.752,34 kg trong đó số lượng của HOSO là 7.108,53 kg, HLSO là 24.865,44 kg, PDTO là 50.778,37 kg và tổng số lượng thành phẩm chế biến được là 56.483,46 kg trong đó HOSO được 6.921,84 kg, HLSO là 16.993,45 kg, PDTO được 32.568,17 kg. Ta sẽ xác định mức tiêu hao nguyên liệu tôm cho 1kg tôm thành phẩm như sau:

Dựa vào bảng 4.10 ta thấy nguyên liệu tôm cho 1kg thành phẩm theo thực tế của HOSO thấp hơn so với định mức là 0,02 kg đồng nghĩa tiết kiệm được một khoảng chi phí 41.255.780 đồng, ngược lại với HLSO và PDTO thì mức tôm nguyên liệu cho 1kg thành phẩm của thực tế lại cao hơn với định mức lần lượt là HLSO tăng 0,01 kg tương ứng làm tăng chi phí 44.489.731 đồng và PDTO tăng 0,03 kg làm cho chi phí về lượng nguyên liệu tăng theo 275.639.468 đồng. Nguyên nhân làm tăng chi phí về lượng nguyên liệu tôm dùng cho chế biến ở hai thành phẩm HLSO và PDTO một phần do khâu lột vỏ tôm và đầu tôm của nhân công, trong số những người lao động có tay nghề cao tại Công ty thì việc tuyển thêm nhân công mới cũng đã làm ảnh hưởng trong khâu bóc đầu vỏ tôm và một phần nhỏ là do giảm trọng lượng tự nhiên trong tôm chế biến. Còn đối với HOSO việc tiết kiệm được khoảng chi phí về lượng nguyên liệu vì các bước thực hiện HOSO đơn giản hơn hai sản phẩm

Mức tiêu hao NVL/kg TP HOSO 7.108,53 6.921,84 = = 1,03 kg/thành phẩm Mức tiêu hao NVL/kg TP HLSO 24.865,44 16.993,45 = = 1,46 kg/thành phẩm Mức tiêu hao NVL/kg TP PDTO 50.778,37 32.568,17 = = 1,55 kg/thành phẩm

còn lại do không thực hiện bóc đầu và vỏ tôm. Ngoài ra việc mua tôm với số lượng lớn dẫn đến thiếu sót trong khâu kiểm tra vẫn còn tôm bệnh, tôm không đạt chất lượng yêu cầu cần loại bỏ là điều không thể trách khỏi.

 Về giá mua: Dựa vào số lượng nguyên liệu mua vào sản xuất là 82.752,34 kg với trị giá là 21.233.246.896 đồng, ta có được giá mua nguyên liệu trung bình lần lượt cho tôm nguyên liệu nhóm tôm IQF là 256.588 đồng/kg. Dựa vào bảng 4.10 có thể nhận ra biến động về giá tôm nguyên liệu cho các sản phẩm theo thực tế tăng hơn so với định mức 253.600 đồng, điều đó sẽ làm tăng chi phí về giá mua nguyên liệu cho các thành phẩm tương ứng đối với HOSO là tăng 21.230.491 đồng, HLSO tăng 74.150.014 đồng và PDTO tăng 151.164.488 đồng theo lượng thực tế phát sinh. Nhìn vào biến động về giá tôm nguyên liệu thực tế và định mức ta nhận ra giá thực tế tôm nguyên liệu đã tăng tăng 2.988 đồng/kg tương ứng tăng 1,18% so với giá định mức và đây là một biến động không tốt. Nhìn chung giá thực tế nguyên liệu tôm của các thành phẩm này có sự thay đổi tăng và giảm so với giá định mức của mỗi tháng, bởi việc định giá cho tôm là rất phức tạp và đòi hỏi người hoạch định phải nhạy bén và am hiểu về biến động thị trường tôm nguyên liệu. Việc giá tôm tăng hay giảm là một trong những diễn biến thường xuyên xảy ra trong thị trường tôm nguyên liệu. Việc chưa tự chủ nguồn nguyên liệu tự nuôi đòi hỏi Công ty phải thu mua nhiều nguồn nguyên liệu với giá khác nhau tại mỗi vùng nuôi trồng. Có một thực tế là tuy các loại dịch bệnh lây lan gây chết hàng loạt ở tôm đã được khống chế nhưng sản lượng tôm nguyên liệu chưa thật sự nhiều trở lại. Đồng nghĩa với điều đó là việc các công ty chế biến cạnh tranh gay gắt về nguồn nguyên liệu sẽ đẩy mức giá tôm nguyên liệu tăng lên.

 Tổng biến động chung: Từ biến động về lượng và giá nguyên liệu tôm theo từng thành phẩm chế biến ra ta thấy rằng tổng biến động chung của HOSO là giảm 20.025.288 đồng, HLSO làm tăng 118.639.745 đồng và PDTO tăng 426.803.956 đồng. Nhìn chung đây là biến động không tốt.

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)