Kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 64 - 72)

III. KẾT LUẬN (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

4.2.3Kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

phẩm Sao Ta

a. Chứng từ và sổ kế toán

 Chứng từ kế toán sử dụng:  Phiếu kế toán;

 Phiếu nhập kho.

 Tài khoản kế toán: Tài khoản 631 – Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này gồm các tài khoản cấp 2 sau:

 TK 6311: Giá thành tôm.

 TK 6315: Giá thành nước – đá sạch.  Sổ kế toán sử dụng:

 Sổ chi tiết: Mẫu số S38 – DN;  Sổ cái: Mẫu số S02c1 – DN;  Chứng từ ghi sổ: Mẫu S02a – DN;

 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Mẫu S02b – DN.

b. Lưu đồ luân chuyển chứng từ (Xem phụ lục 1.4)

Các bước quy trình nhập kho thành phẩm như sau:

(1) Tại bộ phận sản xuất từ bảng thông báo sản phẩm hoàn thành sẽ tiến hành lập phiếu yêu cầu nhập kho thành phẩm thành 02 liên. Liên 02 phiếu yêu cầu nhập kho thành phẩm và bảng thông báo hoàn thành sản phẩm gửi cho bộ phận kho.

(2) Bộ phận kho sau khi nhận đầy đủ chứng từ từ bộ phận sản xuất thì sẽ kiểm tra và lập phiếu giao nhận thành 03 liên. Trong đó liên 2 gửi cho phòng Tài chính và liên 3 gửi lại cho bộ phận sản xuất.

(3) Phòng Tài chính sau khi nhận được liên 2 của phiếu giao nhận sẽ tiến hành nhập vào phần mềm máy tính.

(4) Phần mềm máy tính kiểm tra và sau đó lưu dữ liệu vào cơ sở dữ liệu. (5) Phần mềm xử lý dữ liệu và in chứng từ ghi sổ cũng như sổ sách kế toán liên quan. Tất cả được lưu lại bộ phận Tài chính.

Nhận xét chung: Các chứng từ được lập có chữ ký đầy đủ và mỗi chứng từ đều được lưu giữ riêng tại mỗi bộ phận có liên quan. Các bộ phận có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng với nhau nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong đơn vị.

c. Nghiệp vụ phát sinh

Cuối tháng, phần mềm máy tính thực hiện xử lý dữ liệu và tập hợp các chi phí liên quan đến sản xuất sản phẩm vào tài khoản giá thành sản xuất sản phẩm thông qua phiếu kế toán KC01/14, KC02/14, KC03/14, KC04/14. Đồng thời tiến hành nhập kho thành phẩm theo phiếu nhập kho NK85/14. Số phế phẩm thu hồi được trong quá trình sản xuất kế toán phản ánh thông qua phiếu NK84/14 khối lượng 78.957,82 kg với giá trị 185.550.877 đồng.

d. Kế toán chi tiết

Vào cuối tháng, dựa vào phiếu kế toán kế toán thực hiện ghi sổ chi tiết từng nhóm thành phẩm. Nhưng trước hết kế toán sẽ xác định số lượng thành phẩm hoàn thành cũng như giá trị phế phẩm thu hồi được từ sản xuất và phân bổ các chi phí cho từng nhóm thành phẩm.

Tôm thành phẩm làm ra thì ngoài vỏ đầu tôm là phế phẩm sẽ làm giảm trọng lượng tôm, nhưng bên cạnh đó việc dùng hóa chất sẽ làm tăng trọng lượng tôm theo một mức nhất định theo yêu cầu của khách hàng. Dưới đây là bảng thành phẩm nhập kho và phế phẩm từ sản xuất:

Bảng 4.3: Khối lượng thành phẩm sản xuất và phế phẩm tháng 01/2014

Phế phẩm từ tôm được kế toán xác định tổng giá trị dựa vào giá bán định mức được lấy từ các tháng trước làm giá cho tháng phát sinh. Trong tháng giá vỏ đầu tôm xác định là 2.350 đồng/kg. Ta có bảng giá trị sau:

Bảng 4.4: Giá trị phế phẩm của từng nhóm sản phẩm tháng 01/2014

Với chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm và chi phí sản xuất chung là dùng chung cho tất cả các loại sản phẩm nên ta phải phân bổ các chi phí này cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức khối lượng tôm thành phẩm hoàn thành sản xuất của từng nhóm thành phẩm. Tuy nhiên chi phí bột trong chi phí sản xuất chung chỉ được dùng cho loại tôm tẩm bột nên đây được xem là một chi phí riêng biệt trước khi phân bổ chi phí sản xuất chung. Khoản mục chi phí vật liệu – vật liệu hóa chất là 4.475.715.181 đồng trong đó chi phí bột là 2.134.826.006 đồng. Ta có chi phí vật liệu – vật liệu hóa chất dùng chung còn lại là 2.340.889.175 đồng. Dưới đây là bảng phân bổ chi phí cho các nhóm thành phẩm: STT Loại thành phẩm Đvt Số lượng TP Vỏ 1 Tôm Nobashi Kg 188.903,32 31.489,44 2 Tôm IQF Kg 58.557,46 26.268,88 3 Tôm Tempura Kg 160.791,26 12.031,38 4 Các loại tôm khác Kg 98.785,87 9.168,12 Cộng Kg 507.037,91 78.957,82

Nguồn: Phòng Tài chính Công ty Cổ phần thực phẩm Sao Ta

Đơn vị tính: Đồng

STT Vỏ đầu tôm Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Nobashi Kg 31.489,44 2.350 74.000.184

2 IQF Kg 26.268,88 2.350 61.731.868

3 Tempura Kg 12.031,38 2.350 28.273.743

4 Khác Kg 9.168,12 2.350 21.545.082

Cộng 78.957,82 2.350 185.550.877

STT Khoản mục Đvt Tôm IQF 1 Chi phí nguyên liệu trực tiếp Đồng 21.233.246.896 2 Chi phí nhân công trực tiếp Đồng 884.567.307

3 Chi phí sản xuất chung Đồng 1.460.932.653

4 Giá thành nước sạch – đá sạch Đồng 33.925.659

5 Phế phẩm Đồng 61.731.868

6 Tổng giá thành (1) + (2) + (3) + (4) - (5)

Đồng 23.550.940.647

Nguồn: Phòng Tài chính Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

Bảng 4.5: Phân bổ chi phí NCTT và chi phí sản xuất chung dùng chung cho nhóm sản phẩm

Riêng khoản mục chi phí vật liệu phụ là bột các loại chỉ được dùng trong sản xuất tôm bao bột nên đây là một chi phí được tách bạch ra riêng với giá trị là 2.134.826.006 đồng.

Sau khi tiến hành phân bổ các chi phí cho từng nhóm thành phẩm, kế toán tiến hành tập hợp chi phí và xác định tổng giá thành cho từng nhóm thành phẩm. Đây là cơ sở để kế toán thực hiện tính giá thành chi tiết từng thành phẩm thuộc mỗi nhóm thành phẩm.

Dưới đây là bảng tổng hợp chi phí và xác tổng giá thành từng nhóm thành phẩm:

Bảng 4.6: Tổng giá thành nhóm thành phẩm IQF trong tháng 01/2014

Sau khi xác định được tổng giá thành của các nhóm thành phẩm sản xuất ra trong tháng kế toán thực hiện tính giá thành chi tiết cho từng thành phẩm

Đơn vị tính: Đồng TT Loại Chi phí NCTT Chi phí SXC Chi phí Nước - Đá

1 Tôm Nobashi 2.853.568.034 4.712.892.601 109.442.407

2 Tôm IQF 884.567.307 1.460.932.653 33.925.659

3 Tôm Tempura 2.428.908.045 4.011.533.146 93.155.495

4 Tôm khác 1.492.256.494 2.464.579.259 57.232.258

Cộng 1,2,3,4 7.659.299.880 12.649.937.658 293.755.818

TT Thành phẩm IQF Hệ số Số lượng thành phẩm (kg) 1 HOSO IQF 1 6.921,84 2 HLSO IQF 1,37 17.646,24 3 PDTO IQF 1,45 33.989,38 Tổng cộng x 58.557,46

Nguồn: Phòng Tài chính Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

thuộc mỗi nhóm thành phẩm riêng biệt. Công ty sử dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp hệ số cho từng thành phẩm của mỗi nhóm. Do giới hạn bởi nhiều yếu tố nên đề tài chỉ thực hiện tính giá thành chi tiết cho các sản phẩm thuộc nhóm thành phẩm cao cấp IQF gồm: HOSO IQF (tôm đông rời nguyên con), HLSO IQF (tôm đông rời bóc đầu), PDTO IQF (tôm đông rời bóc đầu và vỏ).

Việc xác định hệ số tính giá thành cho các sản phẩm chi tiết là công việc phức tạp và dựa trên nhiều tiêu thức để có được hệ số phù hợp. Qua kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành chế biến thủy sản các hệ số của các sản phẩm đã được công ty xác định trước. Trong tháng sản lượng thành phẩm hoàn thành của từng thành phẩm và hệ số giá thành như sau:

Bảng 4.7: Hệ số giá thành và sản lượng thành phẩm hoàn thành các sản phẩm thuộc nhóm tôm IQF

Đến đây kế toán thực hiện các bước tính giá thành thành phẩm chi tiết của nhóm tôm thành phẩm IQF:

(1) Bước 1: Quy đổi về sản phẩm chuẩn

= (6.921,84 x 1) + (17.646,24 x 1,37) + (33.989,38 x 1,45) = 80.381,79 kg.

(2) Bước 2: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ: 0 (3) Bước 3: Xác định tổng giá thành của sản phẩm chuẩn = 23.550.940.647 đồng.

(4) Bước 4: Xác định giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn = (23.550.940.647 / 80.381,79) = 292.988 đồng/kg. (5) Bước 5: Xác định giá thành đơn vị từng sản phẩm  Giá thành đơn vị HOSO IQF

= 292.988 x 1 = 292.988 đồng/kg.  Giá thành đơn vị HLSO IQF = 292.988 x 1,37 = 401.394 đồng/kg.

 Giá thành đơn vị PDTO IQF = 292.988 x 1,45 = 424.833 đồng/kg.

Đồng thời kế toán thực hiện ghi sổ chi tiết dựa theo mẫu sổ S38 – DN ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

 Sổ chi tiết TK 6311: Giá thành tôm Nobashi (Xem phụ lục 5.18).  Sổ chi tiết TK 6312: Giá thành tôm IQF (Xem phụ lục 5.19).  Sổ chi tiết TK 6313: Giá thành tôm Tempura (Xem phụ lục 5.20).  Sổ chi tiết TK 6314: Giá thành tôm khác (Xem phụ lục 5.21).  Sổ chi tiết TK 6315: Giá thành nước – đá sạch. (Xem phụ lục 5.22). Sau đây là phiếu tính giá thành cho 03 thành phẩm HOSO IQF; HLSO IQF và PDTO IQF:

56

Bảng 4.8: Phiếu tính giá thành thành phẩm HOSO IQF, HLSO IQF và PDTO IQF trong tháng 01/2014 PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM IQF THÁNG 01/2014

Tên thành phẩm: HOSO IQF, HLSO IQF, PDTO IQF

Đơn vị tính: Đồng Sản phẩm chuẩn IQF Sản lượng: 80.381,79 kg Hệ số: 1 Sản phẩm HOSO Sản lượng: 6.921,84 kg Hệ số: 1 Sản phẩm HLSO Sản lượng: 17.646,24 kg Hệ số: 1,37 Sản phẩm PDTO Sản lượng: 33.989,36 kg Hệ số: 1,45 Khoản mục chi phí CPSX trong kỳ Phế phẩm Z Zđv Z Zđv Z Zđv Z Zđv Chi phí NVLTT 21.233.246.896 61.731.868 21.171.515.028 263.386 1.823.122.267 263.386 6.367.471.179 360.840 12.980.921.582 381.911 Chi phí NCTT 884.567.307 - 884.567.307 11.005 76.171.892 11.005 266.039.385 15.076 542.356.030 15.957 Chi phí SXC 1.460.932.653 - 1.460.932.653 18.175 125.803.885 18.175 439.385.020 24.900 895.743.747 26.353 Chi phí đá – nước 33.925.659 - 33.925.659 422 2.921.408 422 10.203.363 578 20.800.888 612 Cộng 23.612.672.515 61.731.868 23.550.940.647 292.988 2.028.019.452 292.988 7.083.098.948 401.394 14.439.822.247 424.833

e. Kế toán tổng hợp

Với các phiếu kế toán tổng hợp chi phí được lập KC01/14, KC02/14, KC03/14, KC04/14 cùng với phiếu nhập kho thành phẩm NK85/14 và phiếu nhập kho phế phẩm sản xuất NK84/14, kế toán thực hiện ghi sổ tổng hợp:

 Lập chứng từ ghi sổ và ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ:

 Từ phiếu kế toán tổng hợp chi phí KC01/14 (Xem phụ lục 2.23), KC02/14 (Xem phụ lục 2.24), KC03/14 (Xem phụ lục 2.25), KC04/14 (Xem phụ lục 2.26) lập chứng từ ghi sổ TH93/0114 (Xem phụ lục 3.13).

 Từ phiếu nhập kho NK84/14 (Xem phụ lục 2.27) lập chứng từ ghi sổ PPSX01/14 (Xem phụ lục 3.14).

 Từ phiếu nhập kho NK85/14 (Xem phụ lục 2.28) lập chứng từ ghi sổ FNKTP01/14 (Xem phụ lục 3.15).

 Các chứng từ ghi sổ trên được kế toán thực hiện ghi chép vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ tương ứng (Xem phụ lục 4).

 Ghi sổ cái: Sổ cái tài khoản 631 – Giá thành tôm thành phẩm. (Xem phụ lục 6.4).

f. Nhận xét

Công việc thực hiện ghi chép chứng từ và sổ sách là đúng theo quy định của Bộ Tài chính và đầy đủ thông tin liên quan cũng như có chữ ký đầy đủ, các chứng từ và sổ sách được dùng đúng mẫu. Về tổ chức công tác kế toán mang tính phù hợp của tổ chức hiện tại về kế toán giá thành sản phẩm.

Ngoài ra, đặc thù của ngành chế biến là không có sản phẩm dở dang nên sẽ không thực hiện việc tính sản phẩm dở dang cuối kỳ. Các sản phẩm làm ra được kết chuyển vào loại tài khoản thành phẩm chứ không đưa vào giá vốn hàng bán. Với việc phục vụ từ phân xưởng cơ điện là nơi phục vụ cho bộ phận sản xuất. Các chi phí phát sinh tại xưởng cơ điện điều được tập hợp riêng ra một giá thành nhất định cho sản phẩm mà xưởng cơ điện làm ra. Tất cả dùng để phục vụ cho sản xuất, vì thế cuối kỳ sẽ kết chuyển chi phí này vào chi phí sản phẩm chính.

Để thấy được các biến động chi phí của các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành các sản phẩm của nhóm thành phẩm IQF thì bước tiếp theo là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành các sản phẩm đó.

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 64 - 72)