Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 29)

III. KẾT LUẬN (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

2.3Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu của đề tài sử dụng là số liệu thứ cấp được thu thập từ các chứng từ và sổ sách kế toán từ phòng Tài chính của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta cùng với những dữ liệu được lấy từ website của Công ty, nguồn internet khác và các tài liệu về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

a. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được áp dụng một cách rộng rãi trong tất cả các công đoạn của phân tích kinh doanh.

 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Công thức: ∆y = y1 - y0 (2.9) Trong đó:

y0 : chỉ tiêu kỳ gốc; y1: chỉ tiêu kỳ phân tích;

∆y: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu kỳ phân tích với số liệu kỳ gốc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Đây là kết quả của phép chia

giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Công thức: 100% 0 0 1 x y y y y   (2.10) Trong đó: y0: chỉ tiêu kỳ gốc; y1: chỉ tiêu kỳ phân tích;

∆y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để làm rõ mức độ biến động của của các chỉ tiêu kinh tế trong một khoảng thời gian và so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế qua các năm.

b. Phương pháp tỷ trọng

Là phương pháp nhằm xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét, phân tích.

c. Phương pháp kế toán

* Phương pháp chứng từ kế toán

Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế. Để phản ánh và có thể kiểm chứng được các nghiệp vụ kinh tế: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải lập các chứng từ là giấy tờ hoặc vật chứa đựng thông tin, làm bằng chứng xác nhận sự phát sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế. Phương pháp này nhằm sao chụp nguyên tình trạng và sự vận động của các đối tượng kế toán, được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo

thời gian, địa điểm phát sinh vào các bản chứng từ kế toán. Đây là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản và xác minh tính hợp pháp trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế pháp lý thuộc đối tượng hạch toán kế toán, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Phương pháp tính giá

Phương pháp tính giá là một phương pháp kế toán để quy đổi hình thức biểu hiện của các đối tượng kế toán từ các thước đo khác nhau về một thước đo chung là sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị ghi sổ của các đối tượng cần tính giá theo những nguyên tắc nhất định. Phương pháp tính giá được thể hiện qua hai hình thức cụ thể là: Thẻ, sổ, bảng hoặc phiếu tính giá và trình tự tính giá. Các thẻ, sổ, bảng hoặc phiếu tính giá được sử dụng để tổng hợp chi phí cấu thành giá của từng loại tài sản cần tính giá. Trình tự tính giá là những bước công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để tiến hành tính giá. Phương pháp tính giá giúp: Kế toán xác định được giá trị thực tế của tài sản hình thành trong đơn vị, giúp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào chứng từ, sổ sách và tổng hợp lên báo cáo kế toán; tính toán được hao phí và kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ và tổng hợp được giá trị của toàn bộ tài sản trong đơn vị giúp công tác quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp có hiệu quả.

Một trong các phương pháp tính giá là phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền mà Công ty áp dụng: Đây là phương pháp căn cứ vào giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị hàng nhập trong kỳ để tính giá bình quân của một đơn vị hàng hóa. Phương pháp bình quân gia quyền tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập nguyên vật liệu.

Giá trị xuất kho = Số lượng xuất kho * Đơn giá bình quân (2.11)  Theo giá bình quân cuối kỳ: Phương pháp này tính trị giá xuất kho một lần vào cuối kỳ cho tất cả giá trị nguyên vật liệu xuất trong kỳ.

 Theo giá bình quân sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm): Sau mỗi lần nhập nguyên vật liệu thì kế toán sẽ xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân.

Đơn giá xuất bình quân gia quyền = Tổng giá trị nguyên vật liệu tồn đầu kỳ Số lượng nguyên vật liệu tồn đầu kỳ Tổng giá trị nguyên vật liệu nhập trong kỳ Số lượng nguyên vật liệu nhập trong kỳ + + (2.12)

Đơn giá xuất bình quân lần thứ i = Tổng giá trị nguyên vật liệu tồn đầu kỳ Số lượng nguyên vật liệu tồn đầu kỳ Tổng giá trị NVL trước lần xuất thứ i Số lượng NVL trước lần xuất thứ i + + (2.13)

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 3.3.2 Thông tin tổng quan 3.3.2 Thông tin tổng quan

Tiền thân là doanh nghiệp 100% vốn do Ban Tài chính quản trị Tỉnh ủy Sóc Trăng đầu tư với tên gọi Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Sóc Trăng, đi vào hoạt động 03/02/1996 chuyên chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu. Nay công ty đang hoạt động theo địa chỉ sau:

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẨN THỰC PHẨM SAO TA Tên tiếng anh: SAO TA FOODS JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: FIMEX VN

Vốn điều lệ: 130.000.000.000 đồng (một trăm ba mươi tỷ đồng). Lĩnh vực hoạt động: Chế biến và xuất khẩu.

Mã chứng khoán: FMC

Trụ sở chính: Km 2132, Quốc lộ 1A, Phường 2, Thành phố Sóc Trăng, Tính Sóc Trăng.

Điện thoại: (84.79) 382 2223 – 382 2201 Fax: (84.79) 382 2122 – 382 5665 Email: fimexvninfo@yahoo.com.vn Website: www.fimexvn.com

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 2200208753 do Sở Kế hoạch – Đầu thư Tỉnh Sóc Trăng cấp lần đầu ngày 19/12/2002; sửa đổi lần thứ 12 ngày 09/08/2013.

3.1.2 Quá trình phát triển

Ngày 09/10/2002 Ủy ban nhân dân Tỉnh Sóc Trăng có quyết định số 346/QĐ.TCCB.02 về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty thực phẩm xuất nhập khẩu Tổng hợp Sóc Trăng từ loại hình doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần.

Đến ngày 01/01/2003 doanh nghiệp chính thức chuyển thành cổ phần và đổi tên là Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, tên thương mại FIMEX VN, hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 5903000012 do Sở Kế hoạch

– Đầu tư Tỉnh Sóc Trăng cấp lần đầu ngày 19/12/2002 với vốn điều lệ 104 tỷ đồng, trong đó Nhà nước giữ 77% vốn sở hữu.

Ngày 22/11/2003 Công ty rút vốn điều lệ xuống còn 60 tỷ đồng, phần vốn Nhà nước còn sở hữu 60%.

Ngày 09/08/2005 Công ty tham gia phiên đấu giá 11% vốn điều lệ để giảm vốn của Nhà nước còn 49%.

Ngày 22/06/2006 tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh), Công ty tiếp tục đấu giá bán 16 tỷ đồng vốn chủ sở hữu Nhà nước.

Ngày 07/12/2006 cổ phiếu của FIMEX VN lên giàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM với tên mã FMC và phần vốn Văn phòng Tỉnh ủy Sóc Trăng sở hữu còn 17,47%.

Trong năm 2007, Công ty lại tăng vốn điều lệ từ 60 tỷ đồng lên 79 tỷ đồng. Đến tháng 02/2009, Công ty phát hành thêm 1 tỷ đồng cổ phiếu nâng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm 17,25%.

Ngày 18/01/2013, căn cứ vào các văn bản, công văn, nghị quyết và Biên bản họp Hội đồng Quản trị số 01/HĐQT.13 Công ty phát hành thêm 5.000.000 đơn vị cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu của công ty lên 13.000.000 đơn vị và nâng vốn điều lệ của Công ty lên 130 tỷ đồng.

Qua thời gian hoạt động từ năm 1996 đến nay, FMC đã đặt được nền tảng vững chắc ở hai thị trường lớn là Nhật Bản và Hoa Kỳ; chiếm 90% thị phần FMC. Trình độ chế biến sản phẩm ở FMC thuộc vào hàng đầu ở Việt Nam và đã được tiêu thụ ở các hệ thống nhà hàng, hệ thống phân phối lớn.

Địa bàn hoạt động: Tỉnh Sóc Trăng, bao gồm cả các chi nhánh trực thuộc:

 Xí nghiệp thủy sản Sao Ta:

 Địa chỉ: Số 89 Quốc lộ 1A, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.  Xí nghiêp thủy sản An San:

 Địa chỉ: Số 95 Quốc lộ 1A, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.  Nhà máy thực phẩm An San:

 Địa chỉ: Lô B Khu công nghiệp An Nghiệp, Tỉnh Sóc Trăng. 3.2 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

3.2.1 Chức năng

 Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản.  Nuôi trồng thủy sản nội địa.

 Nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ trong ngành chế biến.  Mua bán lương thực, thực phẩm, nông sản sơ chế.

 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

 Gieo trồng, sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa hàng nông sản. 3.2.2 Mục tiêu

 Mục tiêu chính là tiếp tục xây dựng và duy trì uy tính của Công ty trong thị trường không chỉ đối với nhà tiêu dùng mà còn đối với người cung cấp nguyên liệu.

 Mang lại lợi nhuận tương xứng với năng lực sản xuất.

 Duy trì khả năng thu hồi vốn nhanh và mang về hiệu quả trong kinh doanh.

 Củng cố và phát huy lợi thế cạnh tranh hiện có.

 Phấn đấu để mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.2.3 Nhiệm vụ

 Đăng ký và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.

 Chấp hành đầy đủ các chính sách kinh tế và pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.

 Xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Công ty.

 Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn vốn được cấp nhằm thực hiện tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sao cho ngày càng hiệu quả.

 Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động tham gia quản lý bằng thỏa ước lao động tập thể và các qui chế khác.

 Đổi mới trang thiết bị xây dựng cần thiết, nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất. Đồng thời, tạo ra môi trường thuận lợi cho cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty.

 Bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin cho người tiêu dùng đối với công ty để họ đồng lòng ủng hộ, tham gia vào sự phát triển lớn mạnh của công ty.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.3.1 Tổ chức bộ máy nhân sự

Nguồn: Phòng tài chính Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 3.3.2 Chức năng của từng bộ phận

3.3.2.1 Đại Hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định hướng phát triển ngắn, dài hạn, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm cho Công ty. Đại Hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.

3.3.2.2 Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty, gồm có 05 thành viên, 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch và 03 thành viên. Có đầy đủ quyền hạn để nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại Hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền.

3.3.2.3 Ban Kiểm soát

Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại Hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền hạn và trách nhiệm.

Đại Hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Tổng Giám đốc

Ban Kiểm soát

Xưởng Cơ điện Phó Tổng Giám đốc Phòng Kinh doanh Phòng Nội vụ Xưởng Chế biến Phòng Tài chính Quản lý chất lượng Nhà máy An San Phó Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc

Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Kế toán vốn bằng tiền Kế toán công nợ Kế toán ngân hàng Kế toán thành phẩm Kế toán tiền lương Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Kế toán tài sản cố định Thủ quỹ 3.3.2.4 Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, gồm có 05 thành viên và 01 Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch, quản lý điều hành mọi hoạt đồng sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm quản lý điều hành Công ty.

3.3.2.5 Phó Tổng Giảm đốc

Phó Tổng Giám đốc là người thực hiện các công việc do Giám đốc giao: thực hiện kế hoạch sản xuất, phân công, đôn thúc các phòng ban trực thuộc thực hiện tốt kế hoạch và điều phối hoạt động sản xuất của Công ty.

3.3.2.6 Các phòng ban nghiệp vụ và bộ phận trực thuộc

Các phòng ban nghiệp vụ và bộ phận trực thuộc là nơi có chức năng tham mưu và giúp việc cho Tổng Giám đốc và trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng Giám đốc.

 Phòng Nội vụ;  Phòng Kinh doanh;

 Phòng Quản lý chất lượng và công nghệ;  Xưởng Chế biến;

 Xưởng Cơ Điện;

 Nhà máy thực phẩm An San. 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

3.4.1 Sơ đồ tổ chức

Nguồn: Phòng Tài chính Công ty Cổ phẩn Thực phẩm Sao Ta

3.4.1.1 Kế toán trưởng

Kế toán trưởng là người phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo về mọi mặt, giúp lãnh đạo trong việc quản lý, điều hành, tổ chức và chỉ đạo công tác kế toán toàn Công ty, nắm bắt các thông tin tài chính và hạch toán kinh tế của Công ty, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước lạnh đạo về mọi hoạt động trong công tác kế toán tài chính.

3.4.1.2 Kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ kiểm tra, tổng hợp các số liệu của tất cả các phần hành kế toán để lập thành các báo cáo tài chính cung cấp cho kế toán trưởng và Giám đốc Công ty.

3.4.1.3 Kế toán vốn bằng tiền

Kế toán vốn bằng tiền thực hiện cập nhật chứng từ thu, chi tiền mặt và phân hệ kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay đồng thời quản lý các sổ chi tiết và sổ cái tiền mặt. Lập phiếu thu, chi tiền mặt.

3.4.1.4 Kế toán công nợ

Kế toán công nợ mở sổ sách theo dõi, quản lý và hạch toán tình hình thanh toán các khoản công nợ phải thu, phải trả,…

3.4.1.5 Kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng với nhiệm vụ theo dõi các khoản vay, các tài khoản tiền gửi của Công ty; đối chiếu sổ sách với ngân hàng;…

3.4.1.6 Kế toán thành phẩm

Kế toán thành phẩm có nhiệm vụ kiểm soát nhập xuất tồn kho thành phẩm; phản ánh và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch chế biến về mặt số lượng, chất lượng;…

3.4.1.7 Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 29)