0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Phân tích yếu tố sản xuất chung

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA (Trang 80 -80 )

III. KẾT LUẬN (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

4.3.3 Phân tích yếu tố sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác, phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Đặc điểm các loại chi phí này là khối lượng chi phí thường không thay đổi (hoặc ít thay đổi). Vì vậy chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi số lượng khoản chi phí và khối lượng sản phẩm sản xuất. Việc đánh giá biến động chi phí sản xuất chung thực tế so với kế toán được thực hiện chung cho cả ba sản phẩm thuộc nhóm tôm thành phẩm IQF dựa trên số lượng thành phẩm thực tế hoàn thành của nhóm tôm thành phẩm IQF.

Bảng 4.12: Biến động chi phí sản xuất chung cho 58.557,46 kg thành phẩm

Chênh lệch Chi phí

Sản xuất chung Kế hoạch Thực tế

Số lượng thành phẩm 58.557,46 58.557,46

Số tiền (đồng)

Tỷ lệ (%)

Chi phí nhân viên phân xưởng 235.682.517 235.682.517 0 0

Chi phí bao bì 570.000.000 572.388.197 1.888.197 0,33

Chi phí vật liệu – vật liệu hóa chất 270.000.000 270.347.691 347.691 0,13

Chi phí vật liệu – nhiên liệu - 226.003 - -

Chi phí vật liệu khác 28.650.000 29.416.659 766.659 2,68

Chi phí công cụ dụng cụ 23.120.000 23.578.448 458.448 1,98

Chi phí khấu hao TSCĐ 106.314.740 106.314.740 0 0

Chi phí sửa chữa thường xuyên 6.213.325 6.213.325 0 0

Chi phí tiền khác phục vụ sản xuất 60.000.000 60.884.433 884.433 1,47

Chi phí tiền điện – nước 140.390.000 151.747.063 11.357.063 8,09

Chi phí bằng tiền khác 5.000.000 4.133.578 (866.422) (17,33)

Tổng cộng 1.445.870.581 1.460.932.653 15.062.071 1,04

Qua bảng 4.12 ta thấy các khoản mục có mức chênh lệch tăng và giảm nhưng mức chênh lệch là không lớn. Tổng chi phí sản xuất chung thực tế cao hơn kế hoạch là 15.062.071 đồng tương ứng tăng 1,04%. Cụ thể như sau:

 Chi phí bao bì thực tế tăng 1.888.197 đồng ứng với tăng 0,33% so với kế hoạch và chi phí vật liệu – vật liệu hóa chất có mức chi phí thực tế vượt mức chi phí kế hoạch là 347.691 tương ứng 0,13%. Có thể nhận thấy các mức chênh lệch tăng này là rất nhỏ so với giá trị của 2 khoản mục này, nguyên nhân chủ yếu từ việc hao hụt tự nhiên hay hư hỏng trong lúc phục vụ chế biến sản phẩm, hầu như giá của các chi phí này rất ít thay đổi, chủ yếu là chi phí bỏ thêm về vận chuyển.

 Chi phí vật liệu khác tăng 766.659 đồng tương ứng tăng 2,68% so với kế hoạch.

 Chi phí công cụ dụng cụ tăng 1,98% so với kế hoạch làm tăng một khoản chi phí là 458.448 đồng.

 Chi phí tiền khác phục vụ sản xuất tăng 884.433 đồng so với kế hoạch tăng tương ứng với tỷ lệ 1,47% và chi phí tiền điện – nước tăng 11.357.063 đồng so với kế hoạch ứng với tỷ lệ 8,09%. Nguyên nhân chủ yếu từ việc tăng giá các chi phí này trên thị trường.

 Các chi phí bằng tiền khác giảm 866.422 đồng so với kế hoạch tương ứng với tỷ lệ là 17,33%.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA 5.1 ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM

5.1.1 Ưu điểm

5.1.1.1 Công tác kế toán tại Công ty

Với việc tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, phù hợp với quy mô của Công ty như hiện nay, đặc biệt có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng trong các phần hành kế toán do các nhân viên kế toán phụ trách riêng đảm bảo việc kiểm soát chặt chẽ công tác kế toán trong Công ty. Kế toán viên là những người có kiến thức và kinh nghiệm nhất định. Về cơ bản, bộ máy kế toán của Công ty đã hoàn thành chức năng cũng như nhiệm vụ của mình, đồng thời đây là bộ phận hỗ trợ, giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định trong kinh doanh. Xét về hình thức kế toán, Công ty áp dụng hình thức mô hình kế toán tập trung, mô hình này được xem là phù hợp với địa bàn hoạt động của Công ty, đảm bảo việc cung cấp thông tin cho cấp trên cũng như nhận sự chỉ đạo kịp thời từ ban lãnh đạo. Việc áp dụng phần mềm kế toán đã góp phần giảm bớt thời gian cũng như giúp công tác kế toán thực hiện chuẩn xác hơn và kịp thời cung cấp thông tin khi lãnh đạo yêu cầu. Hình thức trả lương cho các nhân viên và lao động tại Công ty được thực hiện qua hệ thống máy rút tiền từ các ngân hàng đảm bảo công tác thanh toán lương nhanh chóng và đúng hạn.

Với quy mô hoạt động, cũng như công việc phát sinh nhiều chứng từ và sổ sách kế toán nên Công ty áp dụng chế độ kế toán theo QĐ 15/2006/QĐ- BTC cùng các thông tư bổ sung khác. Vận dụng linh hoạt phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho và thực hiện trích lập dự phòng các khoản mục có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh. Nhằm đảm bảo việc theo dõi chi tiết các phát sinh trong quá trình hoạt động vì thế Công ty đã mở thêm các tài khoản cấp 2 và cấp 3. Hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo được tổ chức dựa theo các mẫu mà luật quy định. Từ đây, các thông tin kế toán được ghi nhận kịp thời và phản ánh đầy đủ cho ban lãnh đạo của Công ty.

Quy trình luân chuyển chứng từ ngày càng hoàn thiện hơn, Công ty đã rút bớt lại một số quy trình để đảm bảo tính nhanh gọn. Một số chứng từ đã được Công ty thiết kế lại dựa trên các mẫu chứng từ hướng dẫn để phù hợp với công tác kế toán tại Công ty.

5.1.1.2 Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành

 Chi phí NVLTT: Nằm gần khu vực có diện tích nuôi tôm lớn, tranh thủ được nguồn cung dồi dào và đa dạng. Được sự hỗ trợ từ chính sách trợ giá giá mua tôm nguyên liệu. Việc phân loại cỡ tôm và loại tôm trước khi đưa vào chế biến theo từng nhóm sản phẩm đã phần nào phản ánh được trị giá xuất gần đúng của tôm nguyên liệu cho từng nhóm thành phẩm khác nhau. Để từ đó làm cơ sở cho việc áp dụng phương pháp tính giá thành phù hợp cho các sản phẩm chi tiết của nhóm thành phẩm.

 Chi phí NCTT: Công tác tính lương trong Công ty đối với người lao động được thực hiện theo hai hình thức gồm tính lương theo sản phẩm để tăng năng suất lao động, nhanh chóng hoàn thành nhiệm thành phẩm cũng như chất lượng thành phẩm đề ra và hình thức tính lương cố định. Về trình độ tay nghề của lao động, với nhiều lao động lâu năm nên có tay nghề cao cũng như thái độ trách nhiệm trong công việc, thái độ hòa nhã và hỗ trợ cho nhau đặc biệt là với người lao động mới. Lao động được sử dụng một cách linh hoạt, khi cần thiết có thể điều động các lao động tại xưởng chế biến khác đến hỗ trợ chế biến tại xưởng có nhu cầu chế biến lớn hơn. Công tác tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được tách biệt thực hiện tại phòng Nội vụ nhằm giảm bớt khối lượng công việc cho phòng tài chính. Đây cũng là nơi thực hiện cấp phát sổ bảo hiểm cho người lao động theo tỷ lệ quy định, cũng là nơi thực hiện các chính sách hỗ trợ khác cho người lao động từ sự chỉ thị của ban lãnh đạo Công ty. Ngoài ra, Công ty còn thuê lao động làm việc theo thời vụ trong những khoảng thời gian nhất định.

 Chi phí SXC: Đa số các khoản chi phí phát sinh trong tháng có ít biến động về giá do các nhà cung cấp vật liệu, công cụ là lâu năm, mặt khác doanh nghiệp cũng chủ động dự trữ nguồn cung vật liệu, công cụ dự phòng tại kho. Có những chi phí thuộc về một nhóm sản phẩm nhất định được đưa ra tổng chi phí sản xuất trước khi phân bổ chi phí cho từng nhóm sản phẩm. Ví dụ: Chi phí vật liệu bột chỉ dùng cho loại tôm Tempura.

 Giá thành sản phẩm: Các sản phẩm chi tiết của từng nhóm thành phẩm đã được xác định một hệ số tính giá thành nhất định từ trước. Các hệ số này hình thành dựa trên nhiều yếu tố từ những kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành chế biến thủy sản của Công ty và có thể thay đổi được.

5.1.2 Nhược điểm

5.1.2.1 Tổ chức công tác kế toán

Chứng từ khi ghi nhận nghiệp vụ vẫn còn một số chứng từ không được ký duyệt trong ngày, thường các chứng từ này đến cuối tuần hay cuối tháng sẽ

được lãnh đạo ký duyệt một lần. Xét về trình độ chuyên môn của một ít nhân viên cần được hỗ trợ đào tạo thêm. Các chứng từ ghi sổ chưa thể hiện được các bên liên quan trong công ty trên chứng từ.

Công tác tính giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ cho mỗi nhóm sản phẩm cũng như phương pháp hạch toán thành phẩm tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ đã dồn công việc kế toán nhiều vào cuối kỳ, gây áp lực lên các nhân viên. Bên cạnh đó cũng khó phát hiện các sai sót trong khâu kiểm kê thành phẩm so với giá trị ghi trong sổ sách.

5.1.2.2 Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành

 Chi phí NVLTT: Mức tiêu hao nguyên liệu đầu vào để hoàn thành thành phẩm vẫn còn cao so với định mức đưa ra. Việc loại bỏ các loại tôm chưa đạt chất lượng và tiêm thuốc vẫn còn xảy ra gây khó khăn cho việc kiểm soát đầu vào nguyên liệu. Chi phí nguyên liệu xuất cho từng nhóm sản phẩm chỉ thể hiện tính chính xác nhất định bởi phương pháp xuất kho mà Công ty sử dụng.

 Chi phí NCTT: Công tác tính lương hoàn toàn được lập bời phòng Nội vụ, nhân viên kế toán tiền lương sẽ gặp khó khăn cho việc kiểm tra nếu có sai sót xảy ra. Một số chính sách mà Công ty đề ra vẫn chưa thật sự có hiệu quả đối với người lao động. Do việc sử dụng lao động linh hoạt trong chế biến nên việc tính lương là rất khó và lương của người lao động là một quỹ lương chung vì thế bắt buộc phải phân bổ ra thành các nhóm chi phí cho từng nhóm sản phẩm, cách làm này chỉ thể hiện tính gần đúng và hợp lý của số liệu. Công ty vẫn còn thuê lao động thời vụ nhiều, điều đó làm mất đi một số lợi ích mà người lao động khác có được.

 Chi phí SXC: Cũng giống như chi phí NCTT, việc phân bổ chi phí cho từng nhóm thành phẩm thường chỉ thể hiện tính phù hợp của số liệu ở một mức nhất định.

 Giá thành thành phẩm: Chỉ thể hiện tính gần đúng của giá thành cho từng nhóm thành phẩm cũng như cho các sản phẩm chi tiết của mỗi nhóm thành phẩm do cách xác lập chi phí cho mỗi nhóm thành phẩm cũng như cho từng sản phẩm chi tiết chỉ dừng tại mức phù hợp và do phương pháp tính giá thành đang áp dụng.

5.2 GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TẠI CÔNG TY

5.2.1 Tổ chức công tác kế toán

Cần thể hiện đầy đủ các bên liên quan trong công ty trên chứng từ. Nhằm làm cơ sở xác định trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận liên quan. Các chứng từ kế toán nên được ký duyệt ngay một mặt vừa có thể kiểm tra ngay nội dụng chứng từ, mặt khác hạn chế áp lực công việc vào cuối tháng.

Công ty có thể nghiên cứu lại phương pháp tính giá xuất kho của nguyên vật liệu để thể hiện tính chính xác và cung cấp thông tin kịp thời.

5.2.2 Công tác tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm

 Chi phí NVLTT: Công ty cần có các khóa huấn luyện cho người lao động, đặc biệt là lao động mới tham gia và lao động thời vụ các bước chế biến cụ thể nhầm trách gây thất thoát trong khâu chế biến. Tăng cường kiểm tra và giám sát trong khâu mua nguyên liệu tôm nhằm hạn chế các loại tôm bệnh, tôm không đủ phẩm chất, cũng như việc tự chủ nguồn cung tôm nguyên liệu hơn bằng việc tự nuôi trồng hoặc ký kết biên bản liên quan cung cấp nguồn nguyên liệu cho Công ty giữa Công ty với người cúng ứng.

 Chi phí NCTT: Công ty cũng nên hạn chế số lượng lao động theo thời vụ, bởi việc để quá nhiều lao động thời vụ tham gia thường xảy ra sai xót trong khâu chế biến cũng như trình độ tay nghề không cao sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động. Việc trang bị các máy móc hiện đại hỗ trợ chế biến là cần thiết, cần mở thêm các khóa huấn luyện nâng cao tay nghề, cũng như các chính sách khuyến khích lao động gia tăng năng suất nhưng không làm giảm chất lượng thành phẩm. Công ty nên theo dõi chi phí nhân công riêng cho từng nhóm thành phẩm, khi đó việc phản ánh chi phí cho mỗi nhóm thành phẩm sẽ chính xác hơn.

 Chi phí SXC: Các chi phí phục vụ cho sản xuất nhóm thành phẩm nào có thể tập hợp riêng được thì tách ra cho từng nhóm thành phẩm, phần chi phí chung còn lại thì cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ hoặc hạch toán riêng cho từng nhóm thành phẩm chi phí sản xuất chung phát sinh.

 Giá thành thành phẩm: Công ty nên chuyển đổi phương pháp tính giá thành thành phẩm theo một phương pháp khác nhằm thể hiện tính chính xác hơn so với phương pháp cũ nhằm hỗ trợ cho việc tính giá thành chi tiết các sản phẩm thuộc từng nhóm thành phẩm. Trong đó phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng được cho là có khả năng hơn hay phương pháp chi phí định mức sẽ đáp ứng tính chính xác hơn.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Với các tác động từ môi trường, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, lao động được nâng cao tay nghề, đối thủ cạnh tranh ngày càng gay gắt đã tạo nhiều thuận lợi cũng như khó khăn cho Công ty trong công việc quản lý, tổ chức và hoạt động. Công ty cần phải nhận thấy các ưu điểm để phát huy và khắc phục nhược điểm nếu muốn tồn tại và phát triển. Từ đó, Công ty có thể hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm đến mức thấp nhất mà không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

Được sự hỗ trợ từ các chính sách nhà nước dành cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, đây được xem là điều thuận lợi cũng như một lợi thế cạnh tranh của Công ty. Tình hình hoạt động qua các năm của Công ty có nhiều biến chuyển khác nhau, nhưng nhìn chung tình hình hoạt động những năm trở lại đây đã có những chuyển biến tốt hơn, lợi nhuận về xuất khẩu cũng tăng dần. Bằng cách xác định tổng giá thành của mỗi nhóm thành phẩm và từ đó thực hiện tính giá thành chi tiết cho các sản phẩm của mỗi nhóm đó, đồng thời thực hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, để thấy được tình hình biến động chi phí thực hiện so với kế hoạch đề ra. Tìm hiểu sâu sắc tình hình giá thành sản phẩm. Có nhiều chỉ tiêu đạt được kế hoạch nhưng cũng không ít chỉ tiêu không hoàn thành so với kế hoạch do rất nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng. Trong đó, biến động khách quan của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng không hề nhỏ đến hoạt động của Công ty.

Bộ máy kế toán của công ty hoạt động hiệu quả. Các nghiệp vụ thực tế phát sinh giống với lý thuyết đã học. Cách hạch toán theo quy định pháp luật. Đặc biệt, việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đã giúp em hiểu rõ và biết cách để tính giá thành thành phẩm cho các thành phẩm. Khối lượng công việc phải làm theo hình thức chứng từ ghi sổ khá nhiều nhưng được sự

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA (Trang 80 -80 )

×