Quá trình phát triển

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 32)

III. KẾT LUẬN (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

3.1.2Quá trình phát triển

Ngày 09/10/2002 Ủy ban nhân dân Tỉnh Sóc Trăng có quyết định số 346/QĐ.TCCB.02 về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty thực phẩm xuất nhập khẩu Tổng hợp Sóc Trăng từ loại hình doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần.

Đến ngày 01/01/2003 doanh nghiệp chính thức chuyển thành cổ phần và đổi tên là Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, tên thương mại FIMEX VN, hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 5903000012 do Sở Kế hoạch

– Đầu tư Tỉnh Sóc Trăng cấp lần đầu ngày 19/12/2002 với vốn điều lệ 104 tỷ đồng, trong đó Nhà nước giữ 77% vốn sở hữu.

Ngày 22/11/2003 Công ty rút vốn điều lệ xuống còn 60 tỷ đồng, phần vốn Nhà nước còn sở hữu 60%.

Ngày 09/08/2005 Công ty tham gia phiên đấu giá 11% vốn điều lệ để giảm vốn của Nhà nước còn 49%.

Ngày 22/06/2006 tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh), Công ty tiếp tục đấu giá bán 16 tỷ đồng vốn chủ sở hữu Nhà nước.

Ngày 07/12/2006 cổ phiếu của FIMEX VN lên giàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM với tên mã FMC và phần vốn Văn phòng Tỉnh ủy Sóc Trăng sở hữu còn 17,47%.

Trong năm 2007, Công ty lại tăng vốn điều lệ từ 60 tỷ đồng lên 79 tỷ đồng. Đến tháng 02/2009, Công ty phát hành thêm 1 tỷ đồng cổ phiếu nâng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm 17,25%.

Ngày 18/01/2013, căn cứ vào các văn bản, công văn, nghị quyết và Biên bản họp Hội đồng Quản trị số 01/HĐQT.13 Công ty phát hành thêm 5.000.000 đơn vị cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu của công ty lên 13.000.000 đơn vị và nâng vốn điều lệ của Công ty lên 130 tỷ đồng.

Qua thời gian hoạt động từ năm 1996 đến nay, FMC đã đặt được nền tảng vững chắc ở hai thị trường lớn là Nhật Bản và Hoa Kỳ; chiếm 90% thị phần FMC. Trình độ chế biến sản phẩm ở FMC thuộc vào hàng đầu ở Việt Nam và đã được tiêu thụ ở các hệ thống nhà hàng, hệ thống phân phối lớn.

Địa bàn hoạt động: Tỉnh Sóc Trăng, bao gồm cả các chi nhánh trực thuộc:

 Xí nghiệp thủy sản Sao Ta:

 Địa chỉ: Số 89 Quốc lộ 1A, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.  Xí nghiêp thủy sản An San:

 Địa chỉ: Số 95 Quốc lộ 1A, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.  Nhà máy thực phẩm An San:

 Địa chỉ: Lô B Khu công nghiệp An Nghiệp, Tỉnh Sóc Trăng. 3.2 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

3.2.1 Chức năng

 Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản.  Nuôi trồng thủy sản nội địa.

 Nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ trong ngành chế biến.  Mua bán lương thực, thực phẩm, nông sản sơ chế.

 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

 Gieo trồng, sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa hàng nông sản. 3.2.2 Mục tiêu

 Mục tiêu chính là tiếp tục xây dựng và duy trì uy tính của Công ty trong thị trường không chỉ đối với nhà tiêu dùng mà còn đối với người cung cấp nguyên liệu.

 Mang lại lợi nhuận tương xứng với năng lực sản xuất.

 Duy trì khả năng thu hồi vốn nhanh và mang về hiệu quả trong kinh doanh.

 Củng cố và phát huy lợi thế cạnh tranh hiện có.

 Phấn đấu để mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.2.3 Nhiệm vụ

 Đăng ký và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.

 Chấp hành đầy đủ các chính sách kinh tế và pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.

 Xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Công ty.

 Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn vốn được cấp nhằm thực hiện tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sao cho ngày càng hiệu quả.

 Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động tham gia quản lý bằng thỏa ước lao động tập thể và các qui chế khác.

 Đổi mới trang thiết bị xây dựng cần thiết, nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất. Đồng thời, tạo ra môi trường thuận lợi cho cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty.

 Bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin cho người tiêu dùng đối với công ty để họ đồng lòng ủng hộ, tham gia vào sự phát triển lớn mạnh của công ty.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.3.1 Tổ chức bộ máy nhân sự

Nguồn: Phòng tài chính Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 3.3.2 Chức năng của từng bộ phận

3.3.2.1 Đại Hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định hướng phát triển ngắn, dài hạn, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm cho Công ty. Đại Hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.

3.3.2.2 Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty, gồm có 05 thành viên, 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch và 03 thành viên. Có đầy đủ quyền hạn để nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại Hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền.

3.3.2.3 Ban Kiểm soát

Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại Hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền hạn và trách nhiệm.

Đại Hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Tổng Giám đốc

Ban Kiểm soát

Xưởng Cơ điện Phó Tổng Giám đốc Phòng Kinh doanh Phòng Nội vụ Xưởng Chế biến Phòng Tài chính Quản lý chất lượng Nhà máy An San Phó Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc

Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Kế toán vốn bằng tiền Kế toán công nợ Kế toán ngân hàng Kế toán thành phẩm Kế toán tiền lương Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Kế toán tài sản cố định Thủ quỹ 3.3.2.4 Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, gồm có 05 thành viên và 01 Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch, quản lý điều hành mọi hoạt đồng sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm quản lý điều hành Công ty.

3.3.2.5 Phó Tổng Giảm đốc

Phó Tổng Giám đốc là người thực hiện các công việc do Giám đốc giao: thực hiện kế hoạch sản xuất, phân công, đôn thúc các phòng ban trực thuộc thực hiện tốt kế hoạch và điều phối hoạt động sản xuất của Công ty.

3.3.2.6 Các phòng ban nghiệp vụ và bộ phận trực thuộc

Các phòng ban nghiệp vụ và bộ phận trực thuộc là nơi có chức năng tham mưu và giúp việc cho Tổng Giám đốc và trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng Giám đốc.

 Phòng Nội vụ;  Phòng Kinh doanh;

 Phòng Quản lý chất lượng và công nghệ;  Xưởng Chế biến;

 Xưởng Cơ Điện;

 Nhà máy thực phẩm An San. 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

3.4.1 Sơ đồ tổ chức

Nguồn: Phòng Tài chính Công ty Cổ phẩn Thực phẩm Sao Ta

3.4.1.1 Kế toán trưởng

Kế toán trưởng là người phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo về mọi mặt, giúp lãnh đạo trong việc quản lý, điều hành, tổ chức và chỉ đạo công tác kế toán toàn Công ty, nắm bắt các thông tin tài chính và hạch toán kinh tế của Công ty, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước lạnh đạo về mọi hoạt động trong công tác kế toán tài chính.

3.4.1.2 Kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ kiểm tra, tổng hợp các số liệu của tất cả các phần hành kế toán để lập thành các báo cáo tài chính cung cấp cho kế toán trưởng và Giám đốc Công ty.

3.4.1.3 Kế toán vốn bằng tiền

Kế toán vốn bằng tiền thực hiện cập nhật chứng từ thu, chi tiền mặt và phân hệ kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay đồng thời quản lý các sổ chi tiết và sổ cái tiền mặt. Lập phiếu thu, chi tiền mặt.

3.4.1.4 Kế toán công nợ

Kế toán công nợ mở sổ sách theo dõi, quản lý và hạch toán tình hình thanh toán các khoản công nợ phải thu, phải trả,…

3.4.1.5 Kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng với nhiệm vụ theo dõi các khoản vay, các tài khoản tiền gửi của Công ty; đối chiếu sổ sách với ngân hàng;…

3.4.1.6 Kế toán thành phẩm

Kế toán thành phẩm có nhiệm vụ kiểm soát nhập xuất tồn kho thành phẩm; phản ánh và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch chế biến về mặt số lượng, chất lượng;…

3.4.1.7 Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương

Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương có chức năng vào hàng tháng kiểm tra việc tính toán lương phải trả cho người lao động và các khoản phải trích theo lương theo quy định từ phòng Nội vụ;…

3.4.1.8 Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn vật liệu, công cụ, dụng cụ cả về số lượng lẫn chất lượng và giá trị. Tính toán và phân bổ giá trị của vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng vào chi phí sản xuất, đồng thời thường xuyên đối chiếu số liệu trên sổ kế toán với thẻ kho của thủ kho. Lập các báo cáo kế toán về tình hình nguyên liệu và dụng cụ,…

3.4.1.9 Kế toán tài sản cố định

Kế toán tài sản cố định có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra sau đó tổng hợp các báo cáo kiểm kê định kỳ TSCĐ và các báo cáo về biến động TSCĐ hàng tháng. Từ đó, tiến hành trích lập khấu hao TSCĐ và phân bổ giá trị định kỳ hàng tháng,…

3.4.1.10 Thủ quỹ

Thủ quỹ với nhiệm vụ chính là quản lý tiền mặt của Công ty, thu và chi tiền mặt khi có lệnh. Hàng ngày phải kiểm kê số tiền thu, chi và đối chiếu với các sổ sách của bộ phận liên quan.

3.4.2 Chính sách kế toán

3.4.2.1 Chế độ kế toán

Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư 244/2009/TT – BTC ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp.

Công ty đã áp dụng chế độ các chuẩn mực kế toán Việt Nam kèm theo các văn bản hướng dẫn chuẩn mực do BTC ban hành. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính được thực hiện theo quy định của các chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

3.4.2.2 Phương pháp kế toán

 Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm; Nửa niên độ kế toán đầu năm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 30 tháng 06 hàng năm.

 Đơn vị tiền tệ dùng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ).  Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:

 Đối với công cụ, dụng cụ và nguyên vật liệu áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.

 Đối với thành phẩm áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ.

 Phương pháp tính giá xuất kho: Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền.

 Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

 Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

3.4.2.3 Hình thức ghi sổ kế toán

Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ trên máy tính. Việc tin học hóa và áp dụng phần mềm kế toán chuyên biệt đã phần nào giải quyết

nhiều vấn đề và áp lực công việc lên từng nhân viên kế toán mà trước hết là rút ngắn thời gian xử lý kết quả, thực hiện các báo cáo đúng như kế hoạch hay yêu cầu mà cấp trên cần.

Trình tự ghi sổ:

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra để làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.

CHỨNG TỪ GHI SỔ Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Nguồn: Phòng Tài chính Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Những dòng sản phẩm của Công ty trong những năm gần đây đã có mặt hầu hết ở các thị trường trong và ngoài nước. Công ty đã tạo dựng được uy tín với khách hàng cũng như khẳng định vai trò của mình trong ngành chế biến thủy sản. Từ đó cho thấy, hiệu quả về mặt tổ chức, quản lý của công ty và hoạt động marketing đã đạt được kết quả nhất định. Song, sự cạnh tranh gay gắt trong ngành và những mặt hạn chế còn tồn tại đang là mối quan tâm hàng đầu của công ty. Nhận ra những hạn chế và phát huy ưu điểm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty là rất cần thiết. Qua một chu kỳ sản xuất, tất cả sự chú ý đều tập trung vào kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, đó là thành quả sau một chu kỳ nỗ lực của Công ty. Cũng từ đây, nhà quản lý sẽ đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng nguồn vốn, từ đó tìm ra điểm yếu nhằm tìm biện pháp khắc phục sao cho phù hợp với năng lực của Công ty, vì mục tiêu gia

tăng lợi nhuận. Sau đây là bảng kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm từ năm 2011, năm 2012, năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014.

3.5.1 Phân tích sơ lượt hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013 Đây là khoảng thời gian có nhiều biến động gây ảnh hưởng lớn trong hoạt động kinh doanh của Công ty, với những lý do khách quan cũng như chủ quan bắt buộc Công ty phải thay đổi những chính sách kinh doanh nhằm thích nghi với tình hình mới.

Bảng 3.1 cho thấy qua 3 năm 2011, 2012, 2013 doanh thu có sự thay đổi mạnh, trong đó doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 là

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 32)