Định hướng phát triển trong thời gian tới

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 47)

III. KẾT LUẬN (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

3.6.3Định hướng phát triển trong thời gian tới

 Xây dựng và hoàn thiện một chu trình tổng thể sản xuất và tiêu thụ thành phẩm từ các khâu khác nhau nhưng có mối liên hệ như tự chủ nguồn cung nguyên liệu bằng việc hợp tác với người nuôi, gieo trồng, khai thác, bảo quản sau thu hoạch và dịch vụ nhằm tạo ra sản phẩm thật sự an toàn.

 Nghiên cứu cải tiến các sản phẩm chủ lực và đưa ra những sản phẩm mới, hướng tới đa dạng ngành thực phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng và thị hiếu người tiêu dùng.

 Trang bị thêm máy móc, thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất của Công ty và không ngừng cải tiến công nghệ.

 Tăng cường thêm vốn kinh doanh. Giữ vững uy tính thương hiệu và là một trong 5 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu nông sản lớn nhất nước.

 Củng cố các thị trường kinh doanh hiện tại và tiếp tục tìm kiếm mở rộng thị trường mới như Úc, Trung Quốc, Trung Đông,…

 Kế hoạch đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên thích nghi với quá trình không ngừng phát triển của Công ty. Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và điều kiện thuận lợi để mỗi thành viên tự phát huy khả năng tư duy sáng tạo của bản thân.

 Bằng nhiều biện pháp tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm lo đời sống và giữ người lao động.

 Chú ý tác động của việc nuôi, trồng, chế biến đến môi trường xung quanh nhằm có biện pháp xứ lý kịp thời để thực hiện kế hoạch phát triển bền vững trong tương lai.

Tiếp nhận nguyên liệu Rửa 1 Sơ chế 1 Rửa 2 Phân cỡ, loại Rửa 3 Rà kim loại Phân cỡ gram Block Block Tẩm bột Rửa 4 Sơ chế 2 Rửa 5 Nobashi IQF CHƯƠNG 4

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA 4.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM

Để có thể tính ra giá thành cho một loại sản phẩm tôm thì trước hết phải tìm hiểu rõ về qui trình chế biến, ngoài ra từ quy trình này sẽ giúp bộ phận kế toán dễ dàng tập hợp chi phí sản xuất hơn. Dưới đây là sơ đồ chung về quy trình sản xuất sản phẩm từ tôm.

4.1.1 Quy trình sản xuất chung

Nguồn: Phòng Quản lý Chất lượng Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

4.1.2 Thuyết minh quy trình

 Tiếp nhận nguyên liệu: Tôm được bảo quản trong thùng cách nhiệt và vận chuyển bằng xe bảo ôn nhằm đảo bảo nguyên liệu tươi, không mùi, nhiệt độ đảm bảo ≤ 40C. Tại công ty bộ phận KCS sẽ tiến hành kiểm tra. Chỉ nhận những lô nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng của Công ty và có ghi đầy đủ nội dung trong tơ khai xuất xứ và cam đoan.

 Rửa 1: Sau khi nguyên liệu được tiếp nhận thì tiến hành rửa ngay để đưa vào chế biến. Thao tác rửa nguyên liệu bằng máy.

 Sơ chế 1: Tôm được vặt đầu, cạo sạch vết dơ, làm sạch gạch dưới vòi nước chảy.

 Rà kim loại

 Mỗi rổ tôm 5kg được công nhân cho qua máy rà kim loại. Công nhân tiến hành kiểm tra độ nhạy của máy mỗi 30phút/lần.

 Khi tôm có kim loại thì tiến hành ra lại từng con và ghi chép lại.  Rửa 2: Tôm được rửa qua hai bồn nước, lượt thay nước là 20 rổ/lần, mỗi rổ 5kg.

 Phân cỡ, loại: Tôm được phân cỡ sơ bộ từ 4/6 đến 71/90 con/pound. Việc phân cỡ theo dây truyền, phân ra loại 1, loại 2 theo từng cỡ. Trong quá trình phân cỡ tôm phải được lấp đủ đá để bảo quản nhiệt độ thân tôm ≤ 40C.

 Rửa 3: Thực hiện như bước rửa 2 và tránh để các rổ tôm chồng lên nhau.

 Phân cỡ gram: Công nhân dùng cân điện tử để phân chính xác từng cỡ gram/con. Riêng với tôm ngâm thì chọn cỡ gram sao cho trọng lượng tôm sau khi ngâm đạt theo trọng lượng của khách hàng yêu cầu.

 Rửa 4: Tôm được rửa như những bước rửa ở trên.

 Sơ chế 2: Tôm được sơ chế thành nhiều bán thành phẩm khác nhau.  Rửa 5

 Tôm vẫn được rửa qua hai bồn như các bước trên nhưng với lượng dung dịch chlorine phù hợp tùy theo từng loại sản phẩm tôm.

 Sau đó, chuyển tôm đến xưởng để thực hiện quy trình khác nhau:  Đông block: Xếp khuôn – Chờ đông – Cấp đông – Tách khuôn – Mạ băng – Rà kim loại – Bao gói;

 Đông IQF (đông rời): Cấp đông – Mạ băng – Tái đông – Vô bao PE – Ra kim loại – Đóng thùng;

 Nobashi: Cắt bụng và ép dãn – Rửa và ngâm – Xếp khay – Hút chân không – Ra kim loại – Cấp đông – Rà kim loại – Bao gói;

 Tempura (tẳm bột): Tạo áo bột khô – Chuẩn bị bột ướt (tùy loại Tempura) – Tạo áo bột ướt – Chiên – Làm nguội – Rà kim loại – Bao gói.

4.2 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM SẢN PHẨM

4.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

4.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty là các phân xưởng trực tiếp sản xuất ra thành phẩm gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm và chi phí sản xuất chung phát sinh tại phân xưởng chế biến. Đây là những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp cấu thành sản phẩm.

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Sau khi tiến hành phân cỡ, loại và phân cỡ gram thì tôm nguyên liệu sẽ được chuyển đến xưởng phụ trách sản xuất ra từng loại sản phẩm, ngoài ra các chi phí vật liệu phụ phát sinh trực tiếp cho từng loại sản phẩm tôm cũng được theo dõi riêng.

 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất: là chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại phân xưởng chế biến. Chi phí này được phân bổ theo sản lượng thành phẩm sản xuất.

 Chi phí sản xuất chung: Chi phí này được tính chung cho toàn bộ phân xưởng và sẽ tiến hành phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm theo sản lượng thành phẩm sản xuất.

4.2.1.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành của Công ty là thành phẩm từ tôm được chế biến. Trong luận văn này chỉ trình bày việc tính giá thành chi tiết của 3 thành phẩm thuộc nhóm tôm IQF trong tháng 01 năm 2014 là: HOSO IQF; HLSO IQF và PDTO IQF. Đây được xem là những sản phẩm cao cấp chủ lực xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty.

4.2.1.3 Kỳ tính giá thành sản phẩm

Với đặc điểm sản xuất liên tục khi có nguyên liệu với khối lượng thành phẩm lớn nên Công ty xác định kỳ tính giá thành là tháng.

4.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta phẩm Sao Ta

4.2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a. Chứng từ và sổ kế toán

 Với đặc thù của ngành chế biến thủy sản, sau khi nguyên liệu tôm được mua về sẽ không tiến hành nhập kho nguyên liệu mà đưa ngay vào sản

xuất nhằm đảm bảo chất lượng tôm về độ tươi sống, mùi vị,… của nguyên liệu chính.

 Chứng từ kế toán sử dụng:  Đơn đặt hàng (hợp đồng);  Phiếu mua tôm nguyên liệu;  Hóa đơn GTGT liên 2;

 Báo cáo tồn nguyên liệu chính;…

 Tài khoản kế toán: Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này gồm có các tài khoản cấp 2 sau:

 TK 6211: Chi phí nguyên liệu tôm Nobashi;  TK 6212: Chi phí nguyên liệu tôm IQF;  TK 6213: Chi phí nguyên liệu tôm Tempura;  TK 6214: Chi phí nguyên liệu tôm Khác.  Các loại sổ sách kế toán sử dụng:

 Sổ chi tiết: Mẫu số S38 – DN;  Sổ cái: Mẫu số S02c1 – DN;  Chứng từ ghi sổ: Mẫu S02a – DN;

 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Mẫu S02b – DN. b. Lưu đồ luân chuyển chứng từ (Xem phụ lục 1.1)

Công việc thu mua tôm nguyên liệu chủ yếu từ các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình trong vùng và do bộ phận thuộc phòng kinh doanh thực hiện thu mua. Dưới đây là các bước của quy trình:

(1) Phòng Kinh doanh căn cứ vào hóa đơn GTGT liên 2 của người bán và giám sát công tác cân tôm nguyên liệu để lập phiếu thu mua nguyên liệu thành 02 liên. Trong đó, liên 2 của hóa đơn GTGT và liên 2 của phiếu mua tôm nguyên liệu được chuyển qua phòng Tài chính, liên còn lại lưu tại bộ phận.

(2) Khi nhận được liên 2 của hóa đơn GTGT và phiếu mua tôm nguyên liệu, phòng Tài chính sẽ thực hiện việc kiểm tra chứng từ.

(3) Các chứng từ sau khi đã kiểm tra sẽ tiến hành nhập liệu vào phần mềm máy tính. Đồng thời lưu tại bộ phận sau khi nhập liệu.

(4) Phần mềm tự động xử lý dữ liệu và lưu vào cơ sở dữ liệu tương thích. (5) Cuối kỳ, kế toán thực hiện thao tác lệnh in các dữ liệu từ phần mềm. Phần mềm sẽ truy xuất và in các chứng từ ghi sổ và các sổ sách có liên quan.

Nhận xét chung: Các chứng từ sử dụng cho việc ghi nhận nghiệp vụ phát sinh điều có đủ chữ ký. Tuy nhiên vẫn còn một số chứng từ không được lãnh đạo ký duyệt ngay trong lúc ghi nhận nghiệp vụ, các chứng từ đó thường được tập hợp lại đến cuối tháng mới thực hiện ký duyệt do khối lượng công việc rất lớn. Các chứng từ được lưu trữ riêng theo từng tập hồ sơ nhằm hỗ trợ cho việc đối chiếu và kiểm tra sau này. Công việc thu mua tôm nguyên liệu có nhân viên giám sát và nhân viên bộ phận sản xuất đi cùng. Nhìn chung quá trình thu mua và ghi nhận nghiệp vụ mua tôm nguyên liệu đã được đơn giản hóa nhằm giảm bớt thời gian xử lý và áp lực lên các nhân viên phụ trách.

c. Chứng từ phát sinh tháng 01 năm 2014

Hằng tháng với rất nhiều hoạt động kinh tế liên quan đến chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh tại Công ty, các nghiệp vụ này được thể hiện qua các chứng từ gốc phát sinh, từ đây kế toán sẽ tiến hành lập các chứng từ ghi sổ, dựa vào các chứng từ ghi sổ sẽ được dùng làm căn cứ ghi sổ cái và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Qua đây là một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng về mua tôm nguyên liệu:

(1) Ngày 02/01/2014 mua tôm nguyên liệu của Doanh nghiệp tư nhân Lâm Thị Minh theo hóa đơn GTGT 0000001, thuế GTGT 5% với số lượng 2.495,53 kg tương ứng số tiền 501.722.550 đồng.

(2) Ngày 18/01/2014 mua nguyên liệu tôm sú 318,49 kg với đơn giá 199.965 đồng/kg và 467,81 kg với đơn giá là 172.187 đồng/kg, thuế GTGT 5% của Doanh nghiệp tư nhân Thiện Thư theo hóa đơn GTGT số 0000010, nguyên liệu được đưa thẳng vào sản xuất theo phiếu mua tôm nguyên liệu 00175 và 00174.

d. Kế toán chi tiết

Nguyên liệu tôm là đối tượng kế toán cần tổ chức hạch toán chi tiết về mặt giá trị cũng như số lượng theo từng nhóm thành phẩm và được tiến hành đồng thời thực hiện bởi kế toán trên cơ sở các chứng từ phát sinh.

Tôm nguyên liệu được thu mua và chuyển thẳng vào trong sản xuất nên dựa vào kích cỡ tôm, loại nguyên liệu cũng như nhu cầu tiêu thụ của thị trường mà tôm nguyên liệu được lựa chọn đưa vào sản xuất cho từng nhóm sản phẩm thích hợp thông qua các phiếu mua nguyên liệu.

Dưới đây là bảng tính toán chi tiết nguyên liệu tôm đưa vào sản xuất cho từng nhóm thành phẩm:

Bảng 4.1: Bảng tính toán chi tiết chi phí mua nguyên liệu tôm cho từng nhóm thành phẩm tháng 01 năm 2014 Số hiệu Ngày tháng

Tên nguyên liệu mua vào Số lượng (kg) Đơn giá (đồng/kg) Thành tiền (đồng) … … … … 00013 02/01 Mua tôm sú NL chế biến tôm IQF 1.320,87 214.415 283.215.000 … … … … 00018 02/01 Mua tôm sú NL chế biến tôm IQF 46,73 196.511 9.183.000 … … … … Tổng cộng 581.579,6 86.747.277.000

Nguồn: Phòng Tài chính Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

Cuối tháng, phòng Tài chính sẽ căn cứ vào “Báo cáo tồn nguyên vật liệu 01/2014” (Xem phụ lục 2.5), để xác định số lượng số lượng tôm nguyên liệu còn lại cuối kỳ. Đồng thời dựa vào “Bảng tổng hợp xuất nguyên liệu tôm tháng 01/2014” (Xem phụ lục 2.6) nhằm xác định giá xuất thực tế bình quân của từng nhóm thành phẩm.

Sau đây là bảng tính toán chi tiết xuất kho nguyên liệu tôm cho từng nhóm thành phẩm trong tháng 01/2014:

Bảng 4.2: Bảng tính toán chi tiết xuất kho nguyên liệu tôm cho từng nhóm thành phẩm trong tháng 01/2014

Xuất trong kỳ Tên vật tư Số lượng

(kg)

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng) Tôm nguyên liệu xuất

kho sản xuất 579.083.86 - 86.549.825.000

- IQF 82.752,34 256.588 21.233.246.896

- Nobashi 218.318,76 165.630 36.160.064.521

- Tempura 172.131,64 95.359 16.414.265.464

- Khác 105.881,12 120.345 12.742.248.119

Nhận thấy sự chênh lệch giữa số lượng và giá trị tôm nguyên liệu mua vào nhiều hơn so với số lượng và giá trị tôm nguyên liệu mang vào sản xuất là do đến cuối ngày 28/01/2014 tất cả mọi hoạt động sản xuất của Công ty điều dừng lại vì nghỉ Tết Âm Lịch nên số lượng tôm nguyên liệu còn lại vào cuối ngày sẽ được trữ bảo quản trong kho lạnh và chờ phụ

Dựa vào chứng từ gốc gồm hóa đơn GTGT liên 2 cùng phiếu mua tôm nguyên liệu phát sinh kế toán tiến hành nhập liệu ngày vào phần mềm kế toán. Phần mềm sẽ xử lý ghi sổ chi tiết. Công việc ghi sổ chi tiết theo mẫu S38 – DN được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC của Bộ Tài chính.

 Sổ chi tiết TK 6211: Chi phí tôm nguyên liệu Nobashi. (Xem phụ lục 5.1).

 Sổ chi tiết TK 6212: Chi phí tôm nguyên liệu IQF. (Xem phụ lục 5.2).  Sổ chi tiết TK 6213: Chi tiết tôm nguyên liệu Tempura. (Xem phụ lục 5.3).

 Sổ chi tiết TK 6214: Chi tiết tôm nguyên liệu khác. (Xem phụ lục 5.4). Có thể thấy việc ghi sổ chi tiết tôm nguyên liệu là rất quan trọng, đây là cơ sở để lập bảng tổng hợp chi tiết nhằm đối chiếu kiểm tra dữ liệu với sổ cái tôm nguyên liệu vào cuối tháng hay khi có yêu cầu từ lãnh đạo.

e. Kế toán tổng hợp

Sau khi thực hiện kế toán chi tiết thì công việc kế toán tổng hợp chi phí nguyên liệu tôm là việc thực hiện lập chứng từ ghi sổ từ các chứng từ gốc thu mua nguyên liệu tôm và sau đó tiến hành ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái chi phí tôm nguyên liệu. Kế toán tổng hợp rất quan trọng, là cơ sở dữ liệu cần thiết để lập báo cáo tài chính.

Do các nghiệp vụ mua tôm nguyên liệu đều chuyển thẳng vào sản xuất nên công tác kế toán tổng hợp sẽ thực hiện mô phỏng bởi nghiệp vụ sau:

Ngày 02/01/2014 mua tôm sú nguyên liệu theo hóa đơn GTGT số 0000001, thuế GTGT 5%, số lượng 2.495,53 kg với tổng giá trị 501.722.550 đồng của Doanh nghiệp tư nhận Hiền Tiên, nguyên liệu được đưa thẳng vào cho sản xuất theo phiếu mua tôm nguyên liệu từ số 00013 đến 00019.

 Lập chứng từ ghi sổ và ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ:

 Từ phiếu mua tôm nguyên liệu số 00013 đến 00019 ngày 02/01/2014 (Xem phụ lục 2.1) cùng hóa đơn GTGT liên 2 số 0000001 (Xem phụ lục 2.2) của người bán, kế toán lập chứng từ ghi sổ TH08/0114 (Xem phụ lục 3.1).

 Đồng thời kế toán tiến hành ghi ngay vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Xem phụ lục 4) dựa trên các chứng từ ghi sổ được lập.

 Ghi sổ cái: Sổ cái TK 621 - Chi phí nguyên liệu chính (Tôm nguyên

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 47)