Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bao thanh toán tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam luận văn ths (Trang 58 - 61)

6. Kết cấu luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

Các dữ liệu từ quá trình khảo sát được phân tích thông qua các phương pháp phân tích thống kê đơn giản như: phân nhóm, tính phần trăm, tính tỉ lệ, tính giá trị trung bình đưa ra các nhận định về ảnh hưởng của các nhân tố đến việc đáp ứng giữa cung dịch vụ của ngân hàng với cầu dịch vụ bao thanh toán tại ngân hàng Vietcombank của khách hàng

Các dữ liệu thứ cấp về thực dịch vụ bao thanh toán tại ngân hàng Vietcombank và các dữ liệu thành phần các nhân tố khác thu thập được sẽ được tổng hợp, so sánh để tìm ra mối liên hệ giữa các nhân tố đến dịch vụ bao thanh toán tại ngân hàng Vietcombank .

2.2.3.1 Phƣơng pháp xử lý số liệu

Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại để đảm bảo tính chính xác, thống nhất, đầy đủ và công khai, minh bạch. Đặc biệt là 4 loại báo cáo tài

- Sau khi kiểm tra đầy đủ, các dữ liệu này được nhập vào máy tính và tổng hợp theo các cột, tính toán tương ứng về số tương đối và tuyệt đối, các chỉ tiêu tài chính theo công thức xác định.

2.2.3.2. Phƣơng pháp phân tích tài chính

- Phương pháp phân tích so sánh:

Phương pháp so sánh: Là đối chiếu các con số, chỉ tiêu đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất để xác định mức tăng giảm hay thay đổi qua các thời điểm, các thời kỳ khác nhau và chỉ ra sự thay đổi hay khác biệt đó giữa các chỉ tiêu, các con số. Từ đó xem xét sự thay đổi hay chênh lệch đó đem lại ý nghĩa gì.

Mục đích: phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá sự tăng giảm thay đổi của các chỉ tiêu, qua đó cho thấy được mức độ biến động, xu hướng biến động, các chỉ tiêu biến động có ổn định hiệu quả hay không, theo chiều hướng tốt hay xấu, có hợp lý so với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp…từ đó đánh giá về tình hình tài chính doanh nghiệp.

Điều kiện áp dụng: phương pháp so sánh chỉ được sử dụng khi có ít nhất hai đại lượng kinh tế và đó phải là những đại lượng đảm bảo tính so sánh được, tức là các đại lượng này phải có cùng ý nghĩa, nội dung kinh tế, cùng đơn vị đo, phương pháp tính và thời gian.

Nội dung của phương pháp so sánh:

+ Xác định gốc so sánh: tùy vào từng nội dung kinh tế của đại lượng đem đi so sánh, ta cần xác định một chỉ tiêu làm gốc, đó có thể là cùng chỉ tiêu kinh tế đó của kỳ trước, kỳ kế hoạch, kỳ gốc hoặc các chỉ tiêu trung bình ngành hay số liệu của một doanh nghiệp khác cùng ngành với quy mô tương đương.

+ Thực hiện kỹ thuật so sánh: thông qua việc tính toán mức độ chênh lệch tương đối và tuyệt đối giữa các chỉ tiêu để rút ra mức độ biến động.

Trong bài luận văn có vận dụng phương pháp so sánh các số liệu liên quan giữa năm sau và năm trước trong giai đoạn từ năm 2011 – 2014 của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam: chẳng hạn doanh thu BTT, tổng doanh thu XNk, tơ cấu và tỷ trọng doanh thu BTT

Các số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu thống kê, báo cáo của Ngân hàng Vietcombank. Nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo; các tạp chí chuyên ngành để tìm hiểu về dịch vụ bao thanh toán, kế thừa từ các tác giả khác để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như định hướng của họ từ đó có thể tìm ra nguyên nhân và đưa ra được các giải pháp phù hợp.

Chương tiếp theo của đề tài sẽ tập trung trinh bày Thực trạng của dịch vụ Bao thanh toán tại Ngân hàng Vietcombank cùng với khó khăn và tồn tại của nó.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

VIETCOMBANK

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bao thanh toán tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam luận văn ths (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)