6. Kết cấu luận văn
1.3.3 Hình thức bảo đảm Bao thanh toán
1.3.3.1 Thế chấp
Khách hàng sẽ dùng tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình thế chấp cho đơn vị BTT để đảm bảo cho các khoản nợ phải thu. Nếu đơn vị BTT không thu được tiền từ bên mua thì đơn vị BTT được quyền phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi tiền. Trong thời gian thế chấp tài sản, khách hàng vẫn được quyền khai thác công dụng của nó, nhưng phải giao giấy tờ bản gốc về sở hữu tài sản thế chấp cho đơn vị BTT và nhận lại khi đơn vị BTT thu hồi được khoản nợ phải thu. Còn đơn vị BTT phải bảo quản giấy tờ và chịu trách nhiệm phục chế nếu
không còn nguyên vẹn, được yêu cầu cơ quan Nhà nước tổ chức đấu giá tài sản thế chấp khi không thu hồi được nợ.
1.3.3.2 Cầm cố tài sản
Đối với hình thức cầm cố, khách hàng sẽ giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho đơn vị BTT để đảm bảo cho khoản nợ phải trả. Nếu đơn vị BTT không thu hồi được tiền từ người mua thì quyền phát mãi tài sản cầm cố hoặc tiếp nhận tài sản cầm cố để thu hồi tiền đã BTT
Tài sản cầm cố có thể là:
Phương tiện vận chuyển (chỉ giao bản gốc giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho đơn vị BTT)
Vật tư hàng hóa (có thể chuyển giao và quản lý tài sản cầm cố qua kho của đơn vị trung gian hoặc ngay tại kho của đơn vị BTT).
Chứng từ có giá, cổ vật, báu vật (bắt buộc phải chuyển giao).
1.3.3.3 Bảo lãnh của bên thứ ba
Là việc một đơn vị hay cá nhân (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với đơn vị BTT sẽ thực hiện thanh toán tiền thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) nếu đơn vị BTT không thu hồi được nợ từ các khoản phải thu và được truy đòi bên bảo lãnh. Đơn vị BTT thường áp dụng hình thức bảo lãnh khi thực hiện BTT miễn truy đòi bên mua.
Phương pháp bảo lãnh:
Bảo lãnh bằng tài sản: Bên bảo lãnh có thể thế chấp, cầm cố hoặc dùng tiền ký quỹ cho đơn vị BTT
Bảo lãnh bằng năng lực chi trả
Bảo lãnh bằng uy tín