Quy trình Bao thanh toán

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bao thanh toán tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam luận văn ths (Trang 26 - 30)

6. Kết cấu luận văn

1.3.4 Quy trình Bao thanh toán

Sơ đồ 1: Hệ thống một đơn vị BTT

Hệ thống này thường được sử dụng cho BTT trong nước. Dưới đây là quy trình thực hiện BTT theo hệ thống một đơn vị BTT:

(1) Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

(2) Người bán đề nghị đơn vị BTT tài trợ với tài sản đảm bảo chính là khoản phải thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

(3) Đơn vị BTT tiến hành thẩm định khả năng thanh toán tiền hàng của người mua

(4) Nếu xét thấy có thể thu được tiền hàng từ người mua theo đúng hạn hợp đồng mua bán, đơn vị BTT sẽ thông báo đồng ý tài trợ cho người bán

(5) Đơn vị BTT và người bán thỏa thuận và ký kết hợp đồng BTT

(6) Người bán giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa

(7) Người bán chuyển giao bảng kê kèm bản gốc (hoặc bản sao của cơ quan có thẩm quyên) hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, chứng từ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các giấy tờ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị BTT

(8) Đơn vị BTT ứng trước một phần tiền cho người bán theo thỏa thuận trong hợp đồng BTT

(9) Khi đến hạn thanh toán, đơn vị BTT tiến hành thu nợ từ người mua (10)Người mua thanh toán tiền hàng cho đơn vị BTT

(11)Sau khi đã thu hồi tiền hàng từ phía người mua, đơn vị BTT thanh toán hết số tiền chuyển nhượng khoản phải thu cho người bán

Như vậy, qua quy trình thực hiện BTT đối với hệ thống một đơn vị, có thể thấy:

 Bên bán chuyển nhượng hoàn toàn quyền sở hữu khoản phải thu của mình cho đơn vị BTT và không có quyền định đoạt tới khoản thu đó nữa

 Đơn vị BTT sẽ trực tiếp theo dõi sổ sách công nợ, theo dõi các khoản thu đã BTT khi đến hạn và tiến hành thu hồi khoản phải thu khi đến hạn

 Bên mua sẽ phải thanh toán khoản nợ phải trả cho đơn vị BTT mặc dù mua hàng hóa trực tiếp từ bên bán

1.3.4.2 Hệ thống hai đơn vị Bao thanh toán

Sơ đồ 2: Hệ thống hai đơn vị BTT

Hệ thống hai đơn vị BTT thường sử dụng trong BTT quốc tế (xuất nhập khẩu hàng hóa). Dưới đây là quy trình thực hiện của hệ thống này:

(1) Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

(2) Người bán đề nghị đơn vị BTT xuất khẩu tài trợ với tài sản đảm bảo chính là khoản phải thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

(3) Đơn vị BTT xuất khẩu đề nghị đơn vị BTT nhập khẩu cùng thực hiện hợp đồng BTT

(4) Đơn vị BTT nhập khẩu thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên mua hang.

(5) Đơn vị BTT nhập khẩu đồng ý tham gia giao dịch BTT với đơn vị BTT xuất khẩu. Đơn vị BTT xuất khẩu chấp thuận tài trợ cho người bán.

(6) Đơn vị BTT xuất khẩu và người bán thỏa thuận ký kết hợp đồng BTT.

(7) Người bán giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

(8) Người bán chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ bán hàng và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị BTT xuất khẩu.

Đơn vị BTT xuất khẩu tiếp tục chuyển nhượng các chứng từ trên cho đơn vị BTT nhập khẩu

(9) Đơn vị BTT xuất khẩu chuyển tiền ứng trước cho người bán theo thỏa thuận trong hợp đồng BTT

(10)Khi đến hạn thanh toán, đơn vị BTT nhập khẩu tiến hành thu hồi nợ từ người mua.

(11)Người mua thanh toán tiền hàng cho đơn vị BTT nhập khẩu.

(12)Đơn vị BTT nhập khẩu trích trừ phí và lãi vay (nếu có), sau đó chuyển số tiền còn lại cho đơn vị BTT xuất khẩu.

(13) Đơn vị BTT xuất khẩu trích trừ phí rồi chuyển số tiền còn lại cho người bán.

Như vậy, qua quy trình thực hiện BTT đối với hệ thống hai đơn vị, có thể thấy:

 Bên bán chuyển nhượng hoàn toàn quyền sở hữu khoản phải thu của mình cho đơn vị BTT xuất khẩu và không còn quyền định đoạt đến khoản thu đó nữa

 Đơn vị BTT xuất khẩu sẽ không trực tiếp theo dõi sổ sách công nợ, theo dõi các khoản phải thu đã BTT khi đến hạn mà tiến hành chuyển nhượng hóa đơn BTT cho đơn vị BTT nhập khẩu. Trên cơ sở được đơn vị BTT nhập khẩu thanh toán lại các khoản phải thu, đơn vị BTT xuất khẩu sẽ đối chiếu lại với bên bán để thu hồi hay chi trả khoản chênh lệch và các khoản chi phí khác khi phát sinh

 Đơn vị BTT nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm theo dõi các khoản phải thu phát sinh sau khi được chuyển nhượng, theo dõi thời gian thu hồi các khoản phải thu, tiến hành thu hồi công nợ và lập báo cáo cho đơn vị BTT xuất khẩu

 Bên mua sẽ phải thanh toán khoản nợ phải trả cho đơn vị BTT nhập khẩu mà không cần quan tâm đến các yếu tố khác

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bao thanh toán tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam luận văn ths (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)