Lợi ích từ dịch vụ bao thanh toán

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bao thanh toán tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam luận văn ths (Trang 39 - 40)

6. Kết cấu luận văn

1.3.7 Lợi ích từ dịch vụ bao thanh toán

Tất cả các quốc gia phát triển trên thế giới đều có doanh số BTT rất lớn, trong đó, hoạt động BTT nội địa luôn chiếm hơn 70% trong tổng doanh thu. Điều này cho thấy rất nhiều lợi ích của BTT đem lại, từ hoạt động thanh toán giữa hai doanh nghiệp đến tín dụng, quản lý nợ và bảo hiểm. Đơn cử, quan hệ mua bán được phát sinh giữa hai doanh nghiệp, nhưng để quan hệ đó hình thành niềm tin thì đòi hỏi thời gian lâu dài. Và khi tham gia hoạt động BTT, hai doanh nghiệp mua và bán sẽ trở nên tin cậy hơn với sự cung ứng dịch vụ tài chính của hai ngân hàng BTT bên mua và bên bán.

Đối với bên bán hàng, hoạt động BTT sẽ giúp tập trung quản lý tài khoản thanh toán một cách chuyên nghiệp tại ngân hàng BTT. Đồng thời, quy về một mối tất cả các khoản phải thu tại chính ngân hàng đó và được ngân hàng kiểm chứng chất lượng các khoản phải thu nhằm tránh nhiều rủi ro không thu hồi được nợ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn chủ động được dòng ngân lưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh từ việc bán lại các khoản phải thu, mà không phụ thuộc tài sản bảo đảm là bất động sản.

Đối với bên mua hàng, ngân hàng BTT sẽ đảm bảo uy tín cho bên bán hàng về độ tin cậy của hoạt động thanh toán và tín dụng. Do đó, bên mua hàng có nhiều cơ hội được mua hàng, nhận hàng nhưng chậm thanh toán. Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng BTT sẽ tài trợ vốn lưu động để thanh toán các khoản phải trả đến hạn. Mặt khác, hoạt động BTT nhập khẩu còn giúp cho doanh nghiệp không cần đến phương thức thanh toán L/C, T/T, D/P…mà chỉ cần thông qua ngân hàng BTT (thuộc tổ chức BTT quốc tế) để thực hiện thanh toán và tài trợ vốn, đầy linh hoạt lẫn thuận tiện.

Đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ BTT, thông qua hoạt động BTT, các tổ chức này sẽ thực hiện một dịch vụ hỗn hợp từ thanh toán, tín dụng, quản lý nợ và bảo hiểm. Nên họ không những có lợi ích từ lãi suất mà còn có phí. Như trong giao dịch BTT quốc tế, lợi ích các tổ chức cung ứng dịch vụ BTT có

được gồm: phí BTT 0,5 – 1,1% giá trị khoản phải thu; phí quản lý sổ sách, chứng từ liên quan đến khoản phải thu 0,3% - 0,9% giá trị hóa đơn; và lãi suất BTT khi mua lại có kỳ hạn các khoản phải thu. Ngoài ra, ngân hàng BTT còn quản lý tập trung mọi hoạt động tài chính của khách hàng, điều này sẽ giúp giữ chân khách hàng tốt hơn và gia tăng được hoạt động bán chéo các sản phẩm tài chính khác.

Đối với nền kinh tế, BTT sẽ thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp với độ tin cậy cao, kể cả trong nước lẫn xuất khẩu. Bên cạnh đó, BTT còn bổ sung một phương thức thanh toán đầy tiện lợi và nhanh chóng với sự tài trợ tài chính từ chính tổ chức cung ứng dịch vụ. Một khi hoạt động bao thanh toán được ưu tiên phát triển sẽ tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, ở đó người bán – người mua an tâm khi giao dịch thanh toán và được tư vấn đầy đủ nhất về hoạt động tài chính.

1.4 Nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển dịch vụ Bao thanh toán của NHTM

Giai đoạn đầu phát triển BTT là giai đoạn đóng vai trò nền tảng cho toàn bộ quá trình phát triển sau này của hoạt động. Dịch vụ BTT là một dịch vụ phức tạp đòi hỏi phải có những điều kiện phát triển nhất định. Những điều kiện ấy nảy sinh trong chính quá trình phát triển của mỗi NHTM và nảy sinh trong sự phức tạp, biến động không ngừng của môi trường kinh tế cũng như nhu cầu xã hội. Hội tụ đủ các điều kiện cũng như nhân tố chủ quan và khách quan để NHTM có thể phát triển dịch vụ BTT một cách thuận lợi

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bao thanh toán tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam luận văn ths (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)