hướng ATSH
2.1.3.1 Sản xuất gà thịt theo hướng ATSH
a. Phát triển chăn nuôi gà ATSH theo hướng trang trại, tập trung, công nghiệp Chăn nuôi gà tập trung xa khu dân cư là việc chăn nuôi gà xa khu vực dân cư sinh sống, tập trung tại một điểm nào đó đã quy hoạch của địa phương, việc chăn nuôi ít ảnh hưởng tới môi trường sống của khu dân cư.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 15 Để đảm bảo chăn nuôi thành công thì một trong những yếu tố quan trọng là phải đảm bảo vệ sinh ATSH. Chăn nuôi gia cầm tập trung xa khu dân cư theo quy mô trang trại sẽ tạo điều kiên tốt hơn cho các hộ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh, quản lí kinh tế tốt hơn (Nguyễn Hoài Châu, 2006).
Chăn nuôi gà trong những năm gần đây phát triển mạnh, nhưng hầu hết các hộ chăn nuôi quy mô lớn lại nuôi trong khu vực dân cư và chính sự gia tăng mạnh về đầu con gia cầm trong khu vực dân cư đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh tái phát liên tục khó kiểm soát.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, khắc phục tình trạng lây lan dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phải sớm có biện pháp chuyển chăn nuôi gà tập trung xa khu dân cư (Nguyễn Hoài Châu, 2006).
Để phát triển chăn nuôi ATSH tập trung xa khu dân cư một cách nhanh chóng và hiệu quả thì vấn đề quy hoạch khu chăn nuôi tập trung là yếu tố then chốt.
Quy hoạch chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng của huyện Chương Mỹ phải nằm trong quy hoạch tổng thể của huyện và được thành phố phê duyệt, đây là cơ sở pháp lý để triển khai các dự án phát triển chăn nuôi.
Trong quy hoạch chăn nuôi có quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết trên cơ sởđó huyện có chiến lược phát triển chăn nuôi phù hợp với từng vùng để phát huy thế mạnh và lợi thế so sánh, việc quy hoạch phải đảm bảo diện tích trước mắt cũng như lâu dài khi quy mô chăn nuôi của hộ ngày càng mở rộng.
Việc quy hoạch chăn nuôi tập trung tạo ra các khu chăn nuôi có đầy đủ cơ sở hạ tầng vềđiện, nước, giao thông, xử lý ô nhiễm môi trường, phòng ngừa dịch bệnh và quản lý tốt hơn tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ chăn nuôi có điều kiện mở rộng sản xuất nâng cao hiệu quả chăn nuôi tạo ra những sản phẩm chăn nuôi sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh tốt hơn (Lê Việt Anh, 2003).
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, địa phương cần triển khai quy hoạch lâu dài, ổn định các vùng chăn nuôi công nghiệp, tập trung, trang trại.... Khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng , dồn điền, đổi thửa ...tạo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 16 quỹđất để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khả thi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chuyển đổi diên tích đất canh tác kém hiệu quả, nhất là các vùng trung du, gò đồi, khu đất sản xuất kém hiệu quả sang phát triển chăn nuôi trang trại (Bùi Văn Phúc, 2009).
b. Nội dung về phát triển sản xuất gà thịt ATSH ở nông hộ
Phát triển sản xuất gà thịt theo hướng ATSH ở nông hộđược hiểu là: - Quá trình tăng lên về quy mô, bao gồm: tăng về sản lượng, tăng giá trị sản xuất, tăng về năng suất, tăng về quy mô nuôi.
- Quá trình tăng về cơ cấu:
+ Cơ cấu theo giống nuôi: những giống nuôi chủ yếu và thích hợp nhất được tăng lên đểđem lại lợi ích lớn nhất.
+ Cơ cấu theo kỹ thuật, công nghệ: muốn phát triển sản xuất tốt nhất là phải áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nhất, phù hợp nhất để đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất.
- Quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm: người tiêu dùng ngày càng có xu thế đòi hỏi các sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Vì vậy trong quá trình sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong quá trình công nghệ sản xuất.
2.1.3.2 Tiêu thụ gà thịt sản xuất theo hướng ATSH
Tiêu thụ là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất. Thông qua tiêu thụ thì giá trị sử dụng của sản phẩm được thực hiện. Theo quan niệm trên thì tiêu thụ là một quá trình chuyến hoá quyền sử dụng hàng hoá tiền tệ giữa các chủ thể của nền kinh tế (Nguyễn Tấn Bình, 2000). Chính vì vậy mà hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành bởi các yếu tố khác nhau, thường bao gồm:
- Chủ thể tham gia
- Đối tượng (hàng hoá và tiền tệ)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17
Sơ đồ 2.2: Hoạt động của quá trình tiêu thụ sản phẩm ( Nguồn: Trịnh Thị Thanh Thuỷ, 2008) ( Nguồn: Trịnh Thị Thanh Thuỷ, 2008)
Việc tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trí sử dụng của hàng hoá. Qua tiêu thụ hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chuy chuyển vốn của người sản xuất được hoàn thành. Từđó tạo cơ sở thu hồi chi phí và tích luỹ để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Các đơn vị sản xuất kinh doanh phải thực hiện chắc năng cơ bản là đảm bảo sản xuất, cung cáp khối lượng sản phẩm nhất định với những yêu cầu về chất lượng, chủng loại... cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chức năng này được biểu hiện củ thể qua quá trình tiêu thụ sản phẩm (Đặng Thu Hằng, 2005).
Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ là khâu hết sức quan trọng. Qua tiêu thụ thì sản phẩm hàng hoá mới xác định được giá trị và giá trị sử dụng của nó. Tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm trực tiếp tác động đến chu kỳ sản xuất sau, đến thời gian lưu chuyển vốn, hiệu suất sử dụng đồng vốn.
Tiêu thụ phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng, khẳng định được sự có mặt của hàng hoá cũng như sự chấp nhận của thị trường. Việc tiêu thụ sản phẩm tác động đến việc thu hẹp hay mở rộng thị trường của một hàng hoá nào đó thông qua các mối quan hệ của người sản xuất và khách hàng, sự chiếm lĩnh thị phần của hàng hoá trên thị trường (Trịnh Thị Thanh Thuỷ, 2008).
Nội dung của quá trình tiêu thụ sản phẩm
Nghiên cứu thị trường: Khâu này rất quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh, nó mở rộng đượng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà sản xuất. Nghiên cứu thị trường là nắm vững sức mua của thị trường tức là phải
Khả năng thanh toán Hàng Cầu tiền Sẵn sàng bán Hàng Khả năng mua Sẵn sàng mua Người mua
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 nắm được nhu cầu tiêu dùng của hàng hoá và khả năng thanh toán của khách hàng, mức độ thu nhấp và triển cọng mở rộng thị trường tiêu thụ (Trịnh Thị Thanh Thuỷ, 2008).
Để đạt được những mong muốn hay đưa ra được những quyết đinh đúng đắn trong sản xuất đòi hỏi người sản xuất phải thu thập, xử lý các thông tin về thị trường một cách khách quan, chính xác và phù hợp với thực tiễn.
Xây dựng, lựa chọn chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường
- Chiến lược sản phẩm là tìm hiểu xem sản phẩm mình sản xuất ra có được người tiêu dùng và thị trường chấp nhận không? Chủng loại và chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng như thế nào? Nếu không thì phải tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng, giảm chi phí.
- Chiến lược thị trường là phải xác định được đặc điểm chủ yếu của thị trường tiêu thụ, xác định được những thuận lợi và khó khăn, giá cả chủng loại sản phẩm và những chi phí có liên quan đến thị trường (Đặng Thu Hằng, 2005).
Công tác hỗ trợ tiêu thụ: Bên cạnh việc tổ chức nghiên cứu thị trường, lựa chọn chiến lược sản phẩm ... thì việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ trong công tác tiêu thụ có ý nghĩa rất lớn đối với tiêu thụ sản phẩm. Đó là các hình thức giới thiệu sản phẩm, tham gia hộ trợ, triển lãm, quảng cáo, tiếp thị và nhiều hoạt động khác (Trịnh Thị Thanh Thuỷ, 2008)
Lựa chọn phương án tiêu thụ: Phương án tiêu thụ sản phẩm thực chất là hệ thống các phương pháp và biện pháp mang tính kỹ thuật nhằm tối đa hoá khối lượng sản phẩm bán ra. Theo Đặng Thu Hằng, (2005) có nhiều phương pháp tiêu thụ sản phẩm khác nhau như
- Tiêu thụ trực tiếp: hàng hoá được bán ra trực tiếp từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng.
- Tiêu thụ gián tiếp: hàng hoá được chuyển qua trung gian là các nhà buôn, người thu gom, người bán lẻ....rồi mới đến tay người tiêu dùng. Hình thức tiêu thụ gián tiếp có thể một hoặc nhiều khâu trung gian.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19
2.1.4 Đặc điểm của sản xuất và tiêu thụ gà thịt sản xuất theo hướng ATSH
2.1.4.1 Đặc điểm sản xuất gà thịt sản xuất theo hướng ATSH
Chăn nuôi an toàn sinh học là một trong những biện pháp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu qủa sản xuất chăn nuôi. An toàn sinh học không chỉ giúp người chăn nuôi hạn chếđựơc dịch bệnh cho vật nuôi, tiết kiệm đựơc chi phí công tác thu y mà còn tăng được năng suất chăn nuôi, sản xuất ra nguồn sản phẩm có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng thêm uy tín, thương hiệu cho cơ sở sản xuất. Đầu ra cho sản phẩm đựơc ổn định. Đặc biệt trong xu thế chất lượng cuộc sống của người dân luôn được nâng cao thi sản phẩm của chăn nuôi an toàn sinh học đựơc người dân chú trọng tiêu dùng từ đó lợi nhuận được nâng lên, vì sản phẩm của chăn nuôi an toàn sinh học không ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng, môi trường trong vùng chăn nuôi luôn luôn đựơc đảm bảo. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay chăn nuôi an toàn sinh học là tiền đề tạo cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi phát triển bền vững (Nguyễn Hoài Châu, 2006).
Nhìn chung, việc thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi không đòi hỏi chi phí lớn. Để thực hiện tốt an toàn sinh học, những người làm việc trong trại chăn nuôi cần nhận thức rõ tầm quan trọng của nó để thực hiện một cách tự giác và nghiêm ngặt những quy định trong từng khâu sản xuất và liên hoàn trong toàn hoạt động của trại. Thực tế đã chứng tỏ nhiều trại chăn nuôi ở nước ta do thực hiện tốt an toàn sinh học đã tồn tại và vượt qua được các đợt dịch bệnh trong khi các cơ sở chăn nuôi xung quanh bị thiệt hại nặng nề. Kết quả điều tra hiện trạng vệ sinh môi trường ở một số trại chăn nuôi tập trung do Viện Công nghệ môi trường Việt Nam thực hiện ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng cho thấy phần lớn các trại chăn nuôi đã nắm được những yêu cầu cơ bản và trên thực tếđã triển khai các biện pháp an toàn sinh học thiết yếu nhất. Đến nay chăn nuôi an toàn sinh học đã mang lại những kết quả nhất định trong phòng chống dịch bệnh, tiêu biểu nhưở Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương thường xuyên nuôi giữ an toàn trên 20.000 con gia cầm giống gốc của quốc gia đặc biệt coi trọng yếu tố phòng bệnh, bảo đảm an toàn sinh học cho môi trường. Tuy nhiên, tại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 nhiều nơi, sự hiểu biết của các chủ trại về an toàn sinh học thường chưa toàn diện và thấu đáo nên các biện pháp phòng chống dịch bệnh chưa được thực hiện đồng bộ và có khi không phù hợp với điều kiện thực tế của trại nuôi (Nguyễn Hoài Châu, 2006).
Để đảm bảo đi đến thành công trong phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi, cần thực hiện tốt biện pháp sử dụng an toàn sinh học kết hợp với tiêm vắc xin cho vật nuôi. Thực tế chăn nuôi ở nước ta hiện nay đang còn nhiều tồn tại, đòi hỏi các cơ quan chuyên môn cần đầu tư hơn nữa trong nghiên cứu hoàn thiện nâng cao hiệu quả an toàn sinh học bằng cách ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học, công nghệ. Mặt khác các nhà chăn nuôi cần coi an toàn sinh học như cẩm nang phòng bệnh, hết sức tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn xây dựng hệ thống quy định an toàn sinh học cho trại của mình, hàng năm xem xét bổ sung, hiệu chỉnh và tổ chức huấn luyện an toàn sinh học định kỳ cho toàn bộ nhân viên.
Không còn nghi ngờ gì nữa, để hình thành và phát triển các trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao, điều quan trọng hàng đầu đối với các nhà chăn nuôi nuớc ta hiện nay là cần thực hiện các biện pháp phòng dịch tích cực nhất để loại trừ các khả năng bệnh dịch xâm nhập từ ngoài và ngăn chặn các yếu tố làm nảy sinh dịch bệnh từ bên trong trại chăn nuôi (Bùi Văn Phúc, 2009).
2.1.4.2 Đặc điểm tiêu thụ gà thịt sản xuất theo hướng ATSH
Trên 95% sản phẩm bán là tươi sống và hoàn toàn tiêu thụ trong nước. Gà sống và sản phẩm được bán khắp nơi, trong các chợ nông thôn, chợ phiên, chợ nông sản và các chợ thành thị. Sản phẩm không chế biến bao gói, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...
- Thói quen tiêu thụ gà là gà sống và một phần nhỏđã giết mổ sẵn chủ yếu bằng phương tiện thủ công, bán công nghiệp và công nghiệp. Do thói quen của người tiêu dùng nước ta thích sủa dụng sản phẩm tươi sống, nên thị trường thịt gà bảo quản lạnh hoặc đã qua chế biến công nghiệp chưa phát triển. Đây là trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 những nguyên nhân gây khủng hoảng thừa hoặc thiếu sản phẩm thịt gà vào các mùa vụ chăn nuôi trong năm
Trước tình hình đó một số tỉnh, thành phố đã tăng cường quản lý và có chính sách hỗ trợ, khuyến khích ổn định thị trường. Một số doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung, cung cấp cho thị trường một lượng sản phẩm đảm bảo vệ sinh nhất định, bước đầu tạo niềm tin và thói quen sử dụng sản phẩm qua chế biến, giết mổ cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây việc quản lý buôn bán sản phẩm nhiều nơi bị buông lỏng, xu hướng vận chuyển buôn bán, sử dụng gà sống nhất là các vùng nông thôn đang có chiều hướng phát triển trở lại cũng là nguyên nhân làm các nhà đầu tư e ngại trong việc xây dựng các cơ sở giết mổ chế biến tập trung công nghiệp
Mặt khác, thịt gà công nghiệp đa số được các hàng quán chế biến thành món ăn cho khách vãng lai, công nhân viên, sinh viên. Do vậy, ở những tỉnh, thành phố lớn, nơi có nhiều người đến làm việc và học tập cũng chính là thị trường tiêu thụ mạnh. Các tỉnh Đông Nam Bộ là khu vực đô thị hóa nhanh nên đã trở thành thị trường tiêu thụ nhiều gà công nghiệp. Nhưng chính từ đặc điểm đó đã tạo nên tính chất mùa vụ cho thị trường này. Thực tế, khoảng một tháng trước và sau tết là thời gian rất khó khăn cho việc tiêu thụ gà công nghiệp do khách vãng lai về quê, các gia đình không sử dụng gà công nghiệp trong dịp tết. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi vì gà công nghiệp không thể kéo