Hoạt động của quá trình tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ gà thịt được sản xuất theo hướng an toàn sinh học của hộ nông dân ở huyện chương mỹ, hà nội (Trang 28)

( Nguồn: Trịnh Thị Thanh Thuỷ, 2008)

Việc tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trí sử dụng của hàng hoá. Qua tiêu thụ hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chuy chuyển vốn của người sản xuất được hoàn thành. Từđó tạo cơ sở thu hồi chi phí và tích luỹ để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Các đơn vị sản xuất kinh doanh phải thực hiện chắc năng cơ bản là đảm bảo sản xuất, cung cáp khối lượng sản phẩm nhất định với những yêu cầu về chất lượng, chủng loại... cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chức năng này được biểu hiện củ thể qua quá trình tiêu thụ sản phẩm (Đặng Thu Hằng, 2005).

Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ là khâu hết sức quan trọng. Qua tiêu thụ thì sản phẩm hàng hoá mới xác định được giá trị và giá trị sử dụng của nó. Tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm trực tiếp tác động đến chu kỳ sản xuất sau, đến thời gian lưu chuyển vốn, hiệu suất sử dụng đồng vốn.

Tiêu thụ phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng, khẳng định được sự có mặt của hàng hoá cũng như sự chấp nhận của thị trường. Việc tiêu thụ sản phẩm tác động đến việc thu hẹp hay mở rộng thị trường của một hàng hoá nào đó thông qua các mối quan hệ của người sản xuất và khách hàng, sự chiếm lĩnh thị phần của hàng hoá trên thị trường (Trịnh Thị Thanh Thuỷ, 2008).

Nội dung của quá trình tiêu thụ sản phẩm

Nghiên cứu thị trường: Khâu này rất quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh, nó mở rộng đượng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà sản xuất. Nghiên cứu thị trường là nắm vững sức mua của thị trường tức là phải

Khả năng thanh toán Hàng Cầu tiền Sẵn sàng bán Hàng Khả năng mua Sẵn sàng mua Người mua

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 nắm được nhu cầu tiêu dùng của hàng hoá và khả năng thanh toán của khách hàng, mức độ thu nhấp và triển cọng mở rộng thị trường tiêu thụ (Trịnh Thị Thanh Thuỷ, 2008).

Để đạt được những mong muốn hay đưa ra được những quyết đinh đúng đắn trong sản xuất đòi hỏi người sản xuất phải thu thập, xử lý các thông tin về thị trường một cách khách quan, chính xác và phù hợp với thực tiễn.

Xây dựng, lựa chọn chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường

- Chiến lược sản phẩm là tìm hiểu xem sản phẩm mình sản xuất ra có được người tiêu dùng và thị trường chấp nhận không? Chủng loại và chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng như thế nào? Nếu không thì phải tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng, giảm chi phí.

- Chiến lược thị trường là phải xác định được đặc điểm chủ yếu của thị trường tiêu thụ, xác định được những thuận lợi và khó khăn, giá cả chủng loại sản phẩm và những chi phí có liên quan đến thị trường (Đặng Thu Hằng, 2005).

Công tác hỗ trợ tiêu thụ: Bên cạnh việc tổ chức nghiên cứu thị trường, lựa chọn chiến lược sản phẩm ... thì việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ trong công tác tiêu thụ có ý nghĩa rất lớn đối với tiêu thụ sản phẩm. Đó là các hình thức giới thiệu sản phẩm, tham gia hộ trợ, triển lãm, quảng cáo, tiếp thị và nhiều hoạt động khác (Trịnh Thị Thanh Thuỷ, 2008)

Lựa chọn phương án tiêu thụ: Phương án tiêu thụ sản phẩm thực chất là hệ thống các phương pháp và biện pháp mang tính kỹ thuật nhằm tối đa hoá khối lượng sản phẩm bán ra. Theo Đặng Thu Hằng, (2005) có nhiều phương pháp tiêu thụ sản phẩm khác nhau như

- Tiêu thụ trực tiếp: hàng hoá được bán ra trực tiếp từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng.

- Tiêu thụ gián tiếp: hàng hoá được chuyển qua trung gian là các nhà buôn, người thu gom, người bán lẻ....rồi mới đến tay người tiêu dùng. Hình thức tiêu thụ gián tiếp có thể một hoặc nhiều khâu trung gian.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19

2.1.4 Đặc đim ca sn xut và tiêu th gà tht sn xut theo hướng ATSH

2.1.4.1 Đặc điểm sản xuất gà thịt sản xuất theo hướng ATSH

Chăn nuôi an toàn sinh học là một trong những biện pháp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu qủa sản xuất chăn nuôi. An toàn sinh học không chỉ giúp người chăn nuôi hạn chếđựơc dịch bệnh cho vật nuôi, tiết kiệm đựơc chi phí công tác thu y mà còn tăng được năng suất chăn nuôi, sản xuất ra nguồn sản phẩm có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng thêm uy tín, thương hiệu cho cơ sở sản xuất. Đầu ra cho sản phẩm đựơc ổn định. Đặc biệt trong xu thế chất lượng cuộc sống của người dân luôn được nâng cao thi sản phẩm của chăn nuôi an toàn sinh học đựơc người dân chú trọng tiêu dùng từ đó lợi nhuận được nâng lên, vì sản phẩm của chăn nuôi an toàn sinh học không ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng, môi trường trong vùng chăn nuôi luôn luôn đựơc đảm bảo. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay chăn nuôi an toàn sinh học là tiền đề tạo cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi phát triển bền vững (Nguyễn Hoài Châu, 2006).

Nhìn chung, việc thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi không đòi hỏi chi phí lớn. Để thực hiện tốt an toàn sinh học, những người làm việc trong trại chăn nuôi cần nhận thức rõ tầm quan trọng của nó để thực hiện một cách tự giác và nghiêm ngặt những quy định trong từng khâu sản xuất và liên hoàn trong toàn hoạt động của trại. Thực tế đã chứng tỏ nhiều trại chăn nuôi ở nước ta do thực hiện tốt an toàn sinh học đã tồn tại và vượt qua được các đợt dịch bệnh trong khi các cơ sở chăn nuôi xung quanh bị thiệt hại nặng nề. Kết quả điều tra hiện trạng vệ sinh môi trường ở một số trại chăn nuôi tập trung do Viện Công nghệ môi trường Việt Nam thực hiện ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng cho thấy phần lớn các trại chăn nuôi đã nắm được những yêu cầu cơ bản và trên thực tếđã triển khai các biện pháp an toàn sinh học thiết yếu nhất. Đến nay chăn nuôi an toàn sinh học đã mang lại những kết quả nhất định trong phòng chống dịch bệnh, tiêu biểu nhưở Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương thường xuyên nuôi giữ an toàn trên 20.000 con gia cầm giống gốc của quốc gia đặc biệt coi trọng yếu tố phòng bệnh, bảo đảm an toàn sinh học cho môi trường. Tuy nhiên, tại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 nhiều nơi, sự hiểu biết của các chủ trại về an toàn sinh học thường chưa toàn diện và thấu đáo nên các biện pháp phòng chống dịch bệnh chưa được thực hiện đồng bộ và có khi không phù hợp với điều kiện thực tế của trại nuôi (Nguyễn Hoài Châu, 2006).

Để đảm bảo đi đến thành công trong phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi, cần thực hiện tốt biện pháp sử dụng an toàn sinh học kết hợp với tiêm vắc xin cho vật nuôi. Thực tế chăn nuôi ở nước ta hiện nay đang còn nhiều tồn tại, đòi hỏi các cơ quan chuyên môn cần đầu tư hơn nữa trong nghiên cứu hoàn thiện nâng cao hiệu quả an toàn sinh học bằng cách ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học, công nghệ. Mặt khác các nhà chăn nuôi cần coi an toàn sinh học như cẩm nang phòng bệnh, hết sức tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn xây dựng hệ thống quy định an toàn sinh học cho trại của mình, hàng năm xem xét bổ sung, hiệu chỉnh và tổ chức huấn luyện an toàn sinh học định kỳ cho toàn bộ nhân viên.

Không còn nghi ngờ gì nữa, để hình thành và phát triển các trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao, điều quan trọng hàng đầu đối với các nhà chăn nuôi nuớc ta hiện nay là cần thực hiện các biện pháp phòng dịch tích cực nhất để loại trừ các khả năng bệnh dịch xâm nhập từ ngoài và ngăn chặn các yếu tố làm nảy sinh dịch bệnh từ bên trong trại chăn nuôi (Bùi Văn Phúc, 2009).

2.1.4.2 Đặc điểm tiêu thụ gà thịt sản xuất theo hướng ATSH

Trên 95% sản phẩm bán là tươi sống và hoàn toàn tiêu thụ trong nước. Gà sống và sản phẩm được bán khắp nơi, trong các chợ nông thôn, chợ phiên, chợ nông sản và các chợ thành thị. Sản phẩm không chế biến bao gói, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...

- Thói quen tiêu thụ gà là gà sống và một phần nhỏđã giết mổ sẵn chủ yếu bằng phương tiện thủ công, bán công nghiệp và công nghiệp. Do thói quen của người tiêu dùng nước ta thích sủa dụng sản phẩm tươi sống, nên thị trường thịt gà bảo quản lạnh hoặc đã qua chế biến công nghiệp chưa phát triển. Đây là trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 những nguyên nhân gây khủng hoảng thừa hoặc thiếu sản phẩm thịt gà vào các mùa vụ chăn nuôi trong năm

Trước tình hình đó một số tỉnh, thành phố đã tăng cường quản lý và có chính sách hỗ trợ, khuyến khích ổn định thị trường. Một số doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung, cung cấp cho thị trường một lượng sản phẩm đảm bảo vệ sinh nhất định, bước đầu tạo niềm tin và thói quen sử dụng sản phẩm qua chế biến, giết mổ cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây việc quản lý buôn bán sản phẩm nhiều nơi bị buông lỏng, xu hướng vận chuyển buôn bán, sử dụng gà sống nhất là các vùng nông thôn đang có chiều hướng phát triển trở lại cũng là nguyên nhân làm các nhà đầu tư e ngại trong việc xây dựng các cơ sở giết mổ chế biến tập trung công nghiệp

Mặt khác, thịt gà công nghiệp đa số được các hàng quán chế biến thành món ăn cho khách vãng lai, công nhân viên, sinh viên. Do vậy, ở những tỉnh, thành phố lớn, nơi có nhiều người đến làm việc và học tập cũng chính là thị trường tiêu thụ mạnh. Các tỉnh Đông Nam Bộ là khu vực đô thị hóa nhanh nên đã trở thành thị trường tiêu thụ nhiều gà công nghiệp. Nhưng chính từ đặc điểm đó đã tạo nên tính chất mùa vụ cho thị trường này. Thực tế, khoảng một tháng trước và sau tết là thời gian rất khó khăn cho việc tiêu thụ gà công nghiệp do khách vãng lai về quê, các gia đình không sử dụng gà công nghiệp trong dịp tết. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi vì gà công nghiệp không thể kéo dài thời gian nuôi như gà thả vườn. Nếu những dịp như thế có doanh nghiệp thu mua giết mổ và trữ đông thì thị trường gà công nghiệp sẽ ổn định, người chăn nuôi không phải bán đổ bán tháo với giá quá rẻ, tránh bị lỗ.

Bên cạnh đó, khối lượng thịt gia súc gia cầm nhập khẩu quá lớn, cạnh tranh với sản phẩm gà công nghiệp trong nước. Hơn nữa, thói quen tiêu dùng của người dân trong nước sử dụng đùi, cánh gà đã ủng hộ thịt nhập khẩu và làm khó khăn thêm cho việc tiêu thụ gà công nghiệp trong nước (thị trường nước ngoài xem đùi, cánh là phụ phẩm gà công nghiệp nên có giá thấp).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22

2.1.5 Các yếu t nh hưởng đến sn xut và tiêu th gà tht sn xut theo hướng ATSH hướng ATSH

Trong quá trình sản xuất đây là tập hợp tất cả các chi phí nguồn lực đầu vào và các yếu tô ảnh hưởng đến các nguồn lực đó. Các chi phí cơ bản phục vụ sản xuất thường có: con giống, sức lao động, thức ăn, thuốc thú y.... Tuy nhiên, chi phí mỗi nguồn lực lại chịu rất nhiều các yếu tố khác nhau cụ thể là:

- Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu như: giá mua con giống, chất lượng con giống, giá thức ăn và thuốc thú y, điều kiện tự nhiên của vùng thu mua, thời gian thu mua, đối tượng cung cấp, hình thức vận chuyển.

- Các yếu tốảnh hưởng đến khấu hao tài sản cốđịnh như: đặc điểm vùng sinh thái, tính hiện đại của công nghệ, giá thành lắp ráp, thời gian sử dụng, nhà cung cấp...

- Chi phí lao động phục vụ sản xuất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: sức lao động, trình độ lao động, thị trường lao động, chiến lược đào tạo, sử dụng của nhà sản xuất....

- Chi phí sản xuất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: chính sách thuế của nhà nước, mặt hàng của doanh nghiệp sản xuất, thị trường bán sản phẩm của doanh nghiệp...

Như vậy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên mực ảnh hưởng của nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chính sách và cơ chế quản lý của quốc gia, trình độ năng lực của nhà sản xuất và lực lượng lao động, mức độ phát triển của khoa học công nghệ, tập quán tiêu dùng.

Giá trị sản phẩm của quá trình sản xuất phụ thuộc vào 2 yếu tố là giá bán và sản lượng hàng hoá các loại sản phẩm sản xuất bán ra.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán như: Thị phần của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, thời điểm bán sản phẩm, kênh tiêu thụ sản phẩm, qui cách, tính chất của sản phẩm, chiến lược của nhà sản xuất, thị hiếu người tiêu dùng, chính sách phát triển sản xuất của đất nước cũng như của các đối thủ cạnh tranh….

- Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm: số lượng gà giống, chất lượng giống, chất lượng thức ăn, điều kiện tự nhiên, kĩ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, hình thức bảo quản…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23

2.2 Cơ sở thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ gà thịt trên thế giới và Việt Nam

2.2.1 Tình hình sn xut và tiêu th gà tht trên thế gii

2.2.1.1 Châu Á

Thịt gà đại diện cho khoảng 88% sản lượng thịt gia cầm toàn cầu. FAO ước tính sản lượng thịt gia cầm trên toàn thế giới sẽ lên tới khoảng 108,7 triệu tấn trong năm 2014, thịt gà từ 95,5 và 96 triệu tấn.

Từ năm 2000 đến 2012, số lượng gà giết mổ trên toàn thế giới đã tăng từ 40,635 triệu đến 59.861 triệu con, trong khi mức trung bình trọng lượng mổ thịt mỗi con tăng từ 1,44kg đến 1,55kg.

Số lượng gia cầm giết thịt ở châu Á đã tăng từ 14,687 triệu đến 24,723 triệu con trong giai đoạn này. Trọng lượng thịt mổ tăng từ khoảng 1,3 kg ở vùng này, nhưng ở châu Mỹ nó tăng từ 1,67kg lên 1,93kg.

Các phân tích khu vực sản xuất thịt gà bản địa toàn cầu (Bảng 2.1) cho thấy, trong năm 2012 - dữ liệu mới nhất của FAO, thì Mỹ chiếm 43% trong tổng số gần 93 triệu tấn, châu Á chiếm 34%, Châu Âu gần 17%, Châu Phi 5% và châu Đại Dương <1%.

Từ năm 2000 đến năm 2012, sản xuất thịt gà ở châu Á tăng thêm 4,5% mỗi năm, nhanh hơn so với trung bình toàn cầu là 3,9% (Bảng 2.1) và đó là lý do tại sao khu vực này chiếm 31,8-33,9% đầu ra. Tuy nhiên, sự gia tăng đã giảm trong năm 2013 và 2014, còn khoảng 1%/năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24

Bảng 2.1 Sản lượng thịt hơi gia cầm toàn cầu 2000 – 2014

(ĐVT: triệu tấn) STT Vùng 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014F 1 Châu phi 2,8 3,3 3,4 3,7 4,0 4,2 4,5 4,6 4,6 4,7 4,7 2 Châu mỹ 27,1 32,7 33,7 35,0 37,5 36,9 38,6 39,8 40,1 40,6 41,3

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ gà thịt được sản xuất theo hướng an toàn sinh học của hộ nông dân ở huyện chương mỹ, hà nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)