Một số giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ gà thịt được sản xuất

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ gà thịt được sản xuất theo hướng an toàn sinh học của hộ nông dân ở huyện chương mỹ, hà nội (Trang 105)

Phát triển sản xuất và tiêu thụ gà thịt theo hướng ATSH của huyện Chương Mỹ nằm trong quy hoạch phát triển chăn nuôi Thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng 2030 do UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt theo quyết định số 1835/QĐ – UBND ngày 25/02/2013 với mục tiêu chung: Cơ cấu nhóm nghành chăn nuôi gia cầm đạt 20% vào năm 2020 và 25% vào năm 2030; định hướng đến năm 2020 sản lượng thịt gia cầm đạt 66 nghìn tấn.

Theo báo cáo: “Tổng hợp tình hình phát triển chăn nuôi trọng điểm và công tác chuyển đổi Hợp tác xã theo Luật HTX năm 2012” do phòng kinh tế huyện Chương Mỹ báo cáo số 58/BC – KT ngày 05/08/2014 đã đề ra phương hướng và giải pháp phát triển chăn nuôi chung như sau:

- Đồng thời với phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, phòng Kinh tếđang tham mưu cho UBND huyện xây dựng thí điểm các chuỗi chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi, đảm bảo điều kiện ATTP từ sản xuất trang trại đến người tiêu dùng.

- Mở rộng các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đến tất cả các xã có phát triển chăn nuôi. Phấn đấu đến năm 2016 cơ bản chuyển rời chăn nuôi trong khu dân cư ra các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.

4.3.2 Mt s gii pháp phát trin sn xut và tiêu th gà tht được sn xut theo hướng an toàn sinh hc huyn Chương M theo hướng an toàn sinh hc huyn Chương M

4.3.2.1 Nâng cao việc áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học của huyện Chương Mỹ

Chính sách nhà nước và các chương trình khuyến nông cần đặt trọng tâm khuyến khích, hỗ trợđổi mới phương thức chăn nuôi theo hướng phát triển chăn nuôi trang trại, chăn nuôi thâm canh và bán thâm canh với các giống cao sản để có điều kiện đầu tư ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời dễ kiểm soát, khống chế dịch bệnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95 Chăn nuôi gia cầm trong nông hộ truyển thống cũng cần được tổ chức lại trên cơ sở nuôi nhốt, có tường bao, hàng rào ngăn cách, được tiêm phòng đầy đủ. Cần tăng cường tuyên truyền, vận động, tập huấn khuyến nông, xây dựng các mô hình chăn nuôi nông hộ an toàn sinh học.

4.3.2.2 Tăng cường quản lý vận chuyển, buôn bán, giết mổ gà thịt sản xuất theo hướng an toàn sinh học của huyện Chương Mỹ

a. Quản lý vận chuyển, buôn bán, giết mổ

Một trong những nguyên nhân lây lan, phát tán dịch bệnh, đặc biệt là sự phát tán dai dẳng của dịch cúm gia cầm trong những năm qua là việc buôn bán, vận chuyển giết mổ tràn lan, mất vệ sinh, không kiểm soát được. Việc giết mổ thủ công chẳng những gây mất vệ sinh, không đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn làm giảm giá trị sản phẩm chăn nuôi. Để chủđộng ngăn chặn dịch bệnh, cần cấp thiết tổ chức lại việc lưu thông, buôn bán, giết mổ và hỗ trợ xây dựng ngành công nghiệp chế biến, giết mổ gia cầm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp các sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm cho thị trường.

b. Tổ chức lại thị trường tiêu thụ sản phẩm

Cần từng bước có chính sách quy hoạch lại các chợđầu mối buôn bán gia cầm sống. Huyện cần quy hoạch có 1, 2 điểm buôn bán gia cầm sống tập trung. Tại đó quy định các khu bán gà, vịt, ngan riêng rẽ. Chợ có bán gia cầm giống cũng được quy hoạch thành khu riêng biệt. Trong chợ có khu xử lý chất thải. Hàng ngày thu dọn vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Lực lượng thú y phải kiểm dịch, bảo đảm gia cầm không bị bệnh mới được phép buôn bán, giết mổ và đem tiêu thụ …đồng thời tăng cường kiểm soát, kiểm tra vận chuyển, lưu thông, giết mổ.

4.3.2.3 Tăng cường tuyên truyền, vận động và khuyến nông cho các hộ nông dân chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học tại huyện Chương Mỹ

Mở rộng và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình và biện pháp phòng chống dich bệnh,gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất. Coi trọng đào tạo về quản lý trang trại, quản lý doanh nghiệp cho nông dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96 Xây dụng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về tổ chức chăn nuôi gia cầm ATSH có hiệu quả kinh tế cao.

Các nội dung tập huấn được đề nghị là kỹ thuật xây dựng chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi gà đảm bảo an toàn sinh học, cách chọn và sử dụng thức ăn cho gà, các biện pháp phòng và chống dịch bệnh.

4.3.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm

a. Chuyển đổi sản xuất và quản lý đàn giống.

- Tăng cường đầu tư quản lý đảm bảo đúng chất lượng và đủ số lượng con giống cung cấp cho sản xuất.

- Những giống gia cầm nội là những giống gia cầm quý, cần đầu tư 1 -2 cơ sở chọn lọc, nhân thuần để làm nguyên liệu lai tạo với các giống gia cầm nhập nội, đồng thời cung cấp con giống cho sản xuất.

- Đầu tư nâng cấp các cơ sở nuôi giữ nhân giống gia cầm giống gốc. Nhà nước cần rà soát những cơ sở này, phân công, phân cấp nuôi giữ và nhân đàn gia cầm giống gốc cung cấp cho các địa phương và sản xuất.

- Khuyến khích hỗ trợ các thành phần kinh tế sản xuất con giống.

- Nhà nước cần giám sát chặt chẽ việc nhập nội giống gia cầm, ngăn chặn việc nhập lậu con giống.

- Các tỉnh nên đầu tư, xây dựng trung tâm hoặc cơ sở nuôi giữ và nhân giống gia cầm của tỉnh.

b. Chuyển đổi giết mổ gia cầm phân tán, nhỏ lẻ sang giết mổ và chế biến gia cầm tập trung, công nghiệp.

Ngày 13/3/2006 thủ tướng chính phủđã ban hành Quyết định 394QĐTTG về chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư xây dụng mới, mở rộng cớ sở chăn nuôi, chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, khuyến cáo người tiêu dùng quen dùng sản phẩm đông lạnh, sản phẩm qua chế biến, giết mổ nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: bỏ dần thới quên sử dụng sản phẩm tươi sống và giết mổ thủ công .Tổ chức chuỗi thị trường từ khâu chăn nuôi bảo đảm ATSH các trợ buôn bán gai cầm được kiểm dịch và đến các cơ sở giết mổ chế biến công nghiệp đến bàn ăn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97 - Trước mắt nên đầu tư cơ sở nhỏ và vừa, từng bước nâng cấp qui mô cho phù hợp.

- Triển khai thí điểm ở một số thành phố lớn rút kinh nghiệm nhân rộng ra toàn quốc.

- Cần có những chính sách khuyến khích và hỗ trợđúng mức.

- Nhà nước khuyến khích những tổ chức và cá nhân có điều kiện đầu tư khép kín.

- Các cơ sở giết mổ phải thực hiện nghiêm các qui định về xây dựng và vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ động được nguyên liệu, đảm bảo chất lượng và thương hiệu sản phẩm.

- Tổ chức tốt chợ gia cầm sống ở nông thôn, kiểm soát thú y chặt chẽ nhằm góp phần khống chế dịch bệnh nói chung và dịch cúm gia cầm nói riêng đạt kết quả tốt

Kết quả đạt được: đến nay trên địa bàn huyện có 296 cơ sở, hộ giết mổ. Trong đó: giết mổ lợn: 222; giết mổ trâu bò: 6; giết mổ gia cầm: 68

c. Tăng cường công tác thú y

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức thú y từ Trung ương đến xã. - Thực hiện thật tốt an toàn sinh học:

+ Tiêm phòng đúng, đủ các loại vacxin: Đặc biệt là vacxin cúm gia cầm cho tất cảđàn gia cầm nuôi tập trung, nuôi phân tán với tỷ lệ 100%.

+ Chăn nuôi phải chịu sự kiểm soát của thú y

+ Đầu tư cơ sở vật chất thoả đáng cho ngành thú y để có điều kiện chủ chương phòng chống địch cúm nói chung và dịch cúm gia cầm nói riêng.

+ Cấm chăn nuôi nội thành, nội thị và nơi tập trung dân cư, cấm nuôi gà thả rông và vịt chạy đồng.

+ Khuyến khích phát triển các tổ chức thú y tư nhân để tăng cường biện pháp phòng chống dịch của địa phương.

d. Coi trọng việc sản xuất chế biến và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi.

Thức ăn chiếm khoảng 70% giá thành sản phẩm chăn nuôi trong khi đó nguyên liệu phải nhập khá lớn: Ngô, đỗ tương, bột cá và các loại thức ăn bổ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98 sung. Vì vậy giá thành sản phẩm cao, đây là một khó khăn rất lớn đối với ngành chăn nuôi.

Để giảm giá thành thức ăn, cần quy hoạch vùng sản xuất ngô, đỗ tương và bột cá, và có chính sách thuế nhập các nguyên liệu thức ăn phù hợp, khi giá thức ăn giảm thì giá thành sản phẩm chăn nuôi giảm, được thị trường trong nước, ngoài nước chấp nhận sẽ khuyến khích và tạo điều kiện phát triển chăn nuôi một cách bền vững…

4.3.2.5 Thành lập các nhóm liên kết trong chăn nuôi và tiêu thụ gà thịt sản xuất theo hướng an toàn sinh học ở huyện Chương Mỹ

Hợp tác trong chăn nuôi gà, nhất là các nhóm cùng sở thích là rất cần thiết trong cơ chế thị trường vì nó tạo ra sức mạnh cho những người sản xuât trực tiếp. Vai trò của các hợp tác xã, các hiệp hội đã được thể hiện trong thời gian qua ở nhiều địa phương. Đối với ngành chăn nuôi gia cầm vấn đề hợp tác liên kết là một xu hướng tất yếu trong thời gian tới. Các hoạt động liên kết trong chuỗi có thể là mua chung thức ăn chăn nuôi, tiêm phòng thú y, tiêu thụ sản phẩm và thông tin thị trường.

Liên kết trong chăn nuôi không những tạo ra thị trường cung cấp hàng hoá với số lượng lớn đểđáp ứng những khách hàng lớn mà còn chống được rủi ro, hỗ trợ, tương trợ nhau về giống, vốn và kỹ thuật. Hiên nay ởđịa bàn huyện Chương Mỹ vấn đề này còn rất manh mún, có một vài nơi làm thí điểm nhưng chưa được nhân rộng và thành công như mong đợi. Nếu làm tốt chức năng dịch vụđầu vào, đầu ra trong chăn nuôi đó là một hướng đi phù hợp với những vùng có tiềm năng chăn nuôi lớn. Thực hiện được điều này sẽ góp phần giảm được chi phí đầu vào, có thể ký kết được những hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn.

Tiêu thụ gà thịt là yếu tố quyết định hiệu quả của người chăn nuôi, là mục tiêu cơ bản quyết định đến sự phát triển của chăn nuôi gà thịt. Vì vậy tiêu thụ gà thịt và giá bán gà thịt được mọi người chăn nuôi quan tâm và là nỗi lo lắng thường xuyên của người chăn nuôi. Kết quả cho thấy hầu hết người chăn nuôi không biết chắc chắn về giá sản phẩm mình bán ra. Giá đầu ra trong chăn nuôi không ổn định, rất khó xác định được trước kết quả thu được từ hoạt động chăn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99 nuôi. Vì vậy người chăn nuôi và các tác nhân phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để tạo ra được sự thuận lợi trong quá trình tiêu thụ. Muốn làm được điều đó cần có các hợp đồng ràng buộc, thoả thuận hợp lý và tạo được sự tin tưởng, trách nhiệm lẫn nhau. Như vậy mới đảm bảo được lợi ích kinh tế cho các bên tham gia. Thực hiện các chuỗi liên kết giữa người chăn nuôi – tiêu dùng – cơ quan tổ: Hình thức tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị có thể đảm bảo cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất có thể chia sẻ được quyền lợi và trách nhiệm với nhau, đảm bảo cho việc điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm. Đây cũng là giải pháp phù hợp với xu thế và định hướng tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

4.3.2.6 Một số giải pháp khác

a. Chính sách vềđất đai

Về thời gian sử dụng đất phát triển KTTT được quy định tối thiểu là 20 năm, kể từ ngày được phê duyệt hoặc phê duyệt lại (cả trang trại sử dụng đất công ích và các loại đất khác theo quy định của pháp luật, được UBND các huyện cho phép xây dựng và sản xuất kinh doanh theo hình thức trang trại). Đối với diện tích đất công ích sử dụng làm trang trại, thì cứ 5 năm UBND cấp xã ký hợp đồng lại hoặc bổ sung, điều chỉnh mức giá thuê đất cho phù hợp với thực tế.

Được phép xây nhà cấp 4 để làm nhà kho chứa vật tư, thức ăn chăn nuôi; nhà bảo vệ, nhà nghỉ tạm của người lao động; chuồng trại chăn nuôi và các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của trang trại. UBND các huyện căn cứ vào nội dung hoạt động của trang trại chịu trách nhiệm xem xét, cho phép trang trại xây dựng diện tích nhà cấp 4 phù hợp với nội dung sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đúng quy định của pháp luật. Nghiêm cấm biến đất trang trại làm đất ở thổ cư.

b. Chính sách khoa học kỹ thuật

Các trang trại được tham gia thực hiện các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Được tập huấn về kỹ thuật, kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, bảo quản chế biến, được cung cấp thông tin thị trường, đào tạo quản lý từ chương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100 trình khuyến nông và các chương trình hỗ trợ khác của nhà nước. Khuyến khích việc phát triển trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Các trang trại áp dụng công nghệ mới về chế biến, bảo quản nông sản. Được ngân sách huyện hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, tập huấn kỹ thuật mới theo dự án được UBND huyện phê duyệt.

c. Chính sách vay vốn

Các trang trại được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân và Quỹ khuyến nông để phát triển trang trại theo quy định của từng loại Quỹ.

Các chủ trang trại và các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản (điện, nước, giao thông, thuỷ lợi, chuồng trại, nhà xưởng sản xuất) cho các trang trại có quy mô từ 2 ha trở lên, được vay vốn tín dụng tại Ngân hàng Thương mại theo dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt và theo quy định hiện hành của nhà nước.

d. Hỗ trợ lãi suất vốn vay

Được vay vốn của các tổ chức tín dụng và hỗ trợ 100% chênh lệch lãi suất tiền vay so với lãi suất của Ngân hàng chính sách xã hội trong 3 năm đầu kể từ ngày có hợp đồng vay vốn để phục vụ phát triển chăn nuôi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 101

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Sản xuất và tiêu thụ gà thịt sản xuất theo hướng ATSH là một vấn đềđược nhiều người quan tâm, mang tính cấp thiết. Vì vậy, vấn đề đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ gà thịt được sản xuất theo hướng ATSH của hộ nông dân có ý nghĩa thực tiễn.

Chương Mỹ là một huyện phát triển chủ yếu là nghành chăn nuôi mà con gà là một trong hai đối tượng phát triển trọng điểm của huyện. Tiêu thụ sản phẩm đầu ra luôn là một vấn đề nan giải luôn được quan tâm và chú trọng.

Chương Mỹ có điều kiện tự nhiên, sinh thái phù hợp cho phát triển chăn

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ gà thịt được sản xuất theo hướng an toàn sinh học của hộ nông dân ở huyện chương mỹ, hà nội (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)