(Nguồn: Phòng Lao động TB & XH huyện Chương Mỹ 2014)
TT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2012/2 011 2013 /2012 Bình quân 1 Tổng số nhân khẩu 328,9 100,00 339,9 100,00 350,2 100,00 103,4 103 103,19
Nhân khẩu nông nghiệp Người 227,8 69,27 228,52 67,31 231,38 66,08 100,32 101,25 100,78
Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 101,06 30,73 111,42 32,69 118,78 33,92 110,25 106,61 108,41
2
Tổng số hộ 68,13 100,00 69,19 100,00 70,33 100,00 101,6 101,6 101,60
Hộ nông nghiệp Hộ 46,48 68,40 46,83 67,68 47,41 67,29 100,75 101,24 101,00
Hộ phi nông nghiệp Hộ 21,65 31,60 22,36 32,32 22,92 32,71 103,27 102,49 102,88
3
Tổng số lao động 202,7 100,00 205,2 100,00 210,8 100,00 101,2 102,8 102,00
Lao động nông nghiệp LĐ 140,8 69,48 139,51 67,99 139,71 66,27 99,08 100,14 99,61
Lao động phi nông nghiệp LĐ 61,85 30,52 65,65 32,01 71,11 33,73 106,15 108,31 107,22
4
Chỉ tiêu bình quân:
Nhân khẩu NN/hộ NN Khẩu 4,90 - 4,88 - 4,87 - 99,59 99,80 99,69
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42
3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất của huyện được đầu tư tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống giao thông đường bộ bao gồm đường nhựa, đường bê tông liên xã được nối liền với đường liên huyện, liên tỉnh những năm vừa qua đã được đầu tư nâng cấp tương đối hoàn chỉnh. Hiên nay trên địa bàn huyện 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó có 15 xã có đường nhựa, 22 xã còn lại là đường bê tông. Đường xã, đường thôn, xóm và đường đồng ruộng chủ yếu là đường bê tông. Bên cạnh đó huyện có vị trí địa lý khá thuận lợi, có hệ thồng đường QL 6, QL 21A, TL 80 chạy qua góp phần mở rộng giao lưu hàng hoá , thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống nhân dân.
Hệ thống điện lưới của huyện đã được phủ kín trên các xã, phục vụ nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, đã có tỉ lệ 100% hộđược dùng điện. Nhiều trạm điện, đường dây tải điện được đầu tư xây dựng mới.
3.1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế chung của huyện Chương Mỹ
Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định 2010) đạt: 11.795 tỷ đồng, đạt: 98,9% so với kế hoạch và bằng 111,5% so cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng 11,5%. Trong đó:
a. Về sản xuất Công nghiệp - TTCN – XDCB
Giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN-XDCB (theo giá cốđịnh 2010) đạt: 6.730 tỷđồng đạt: 98,5% KH và bằng 113,1% so với cùng kỳ; tốc độ tăng trưởng đạt: 13,1%. Trên địa bàn hiện có trên 356 doanh nghiệp và trên 12.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể đang hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế. Đã tổ chức 71 lớp dạy nghề với 2.800 học vyên bằng chương trình khuyến công của huyện với kinh phí 2,9tỷ đồng. Toàn huyện có 175/215 làng có nghề. Trong đó: Có 34 làng được thành phố công nhận làng nghề.
b. Về Thương mại - dịch vụ - du lịch
Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ (giá cốđịnh 2010) đạt: 2.175 tỷ đồng đạt 100,6% kế hoạch và bằng 119,7% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng đạt 19,7%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 c. Sản xuất Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản
Giá trị sản xuất ngành Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản (giá cốđịnh 2010) đạt 2.890 tỷđồng đạt 98,5% so kế hoạch và bằng 102,6 % so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng đạt 2,6%.
- Về trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực đạt 123.693 tấn, đạt 112,4% KH; riêng thóc đạt 115.190 tấn đạt 113 % KH.
- Về chăn nuôi: Tổng giá trị sản xuất 170 tỷ đồng đạt 103% kế hoạch và bằng 113% so với cùng kỳ. Năm 2014, giá trị ngành chăn nuôi của huyện Chương Mỹ ước đạt hơn 1.765 tỷ đồng, bằng 109% kế hoạch, tăng 6,5% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 65,35% trong ngành nông nghiệp.
d. Về Chương trình xây dựng nông thôn mới
Các xã đã chủđộng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án và Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đã có 18 xã tổ chức Lễ công bố quy hoạch và phát động phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới. Kết quảđạt được theo bộ tiêu chí quốc gia trên toàn huyện: Số xã đạt 19/19 tiêu chí: 01 xã (Thuỵ Hương); số xã đạt và cơ bản đạt 16-17 tiêu chí: 03 xã; số xã đạt và cơ bản đạt 13-15 tiêu chí: 05 xã; số xã đạt và cơ bản đạt 10-12 tiêu chí: 19 xã; số xã đạt và cơ bản đạt 9 tiêu chí: 02 xã. Phấn đấu đến năm 2015 có 17 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới; số còn lại đến năm 2020.
e. Về công tác dồn điền đổi thửa
Tổng diện tích đã dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện: Trong tổng số 29 xã, thị trấn thực hiện dồn điền đổi thửa, kết quả thực hiện được diện tích là 7.947,09 ha, đạt 198,6% so với kế hoạch thành phố giao. Trên địa bàn huyện có 27 xã, thị trấn làm giao thông thủy lợi nội đồng đã hoàn thành cơ bản khối lượng đào đắp. Tổng khối lượng đào đắp thực hiện là 4.151.504,7m3.Tiếp tục chỉ đạo các xã còn lại thực hiện xong diện tích cần phải thực hiện dồn điền đổi thửa; phấn đấu thực hiện đến hết năm 2013 tổng diện tích dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyệnlà: 10.500 ha đạt 100% diện tích phải dồn điền đổi thửa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44
3.1.2.5 Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Chương Mỹ
Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, có đóng góp lớn vào tổng giá trị sản xuất của toàn huyện. Năm 2013, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng là 20,24% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Cơ cấu giá trị của ngành cũng thay đổi đáng kể (bảng 3.3)
Trong 3 năm (2011-2013) giá trị sản suất ngành nông nghiệp tăng bình quân 4,1%/ năm. Tuy nhiên. cơ cấu ngành nông nghiệp trong hệ thống ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp có xu hướng giảm bình quân 6,4%/năm. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi vẫn chiếm tỷ lệ cao 61,1% (năm). Năm 2012, cơ cấu ngành trồng trọt có xu hướng giảm do quá trình đô thị hóa, cũng như chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã làm cho diện tích, giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm đi, đặc biệt là diện tích trồng lúa. Đến năm 2013, việc đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào ngành trồng trọt, chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ưu tiên phát triển cây ăn quả có giá trị cao của huyện Chương Mỹđã góp phần làm cho giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng lên. Trong ngành trồng trọt: cây ăn quả đã từng bước phát triển. Vùng ven sông, đồi gò là khu vực để chuyển đổi cơ cấu cây trồng hướng vào loại cây này. Tuy diện tích không nhiều nhưng giá trị sản lượng, năng suất cây ăn quảđạt cao. Cây ăn quả như bưởi, nhãn, cam… chiếm tỷ trọng lớn chỉ sau cây lúa. Đã có những mô hình trồng cây ăn quả có doanh thu đạt 100 - 200 triệu đồng một ha, thậm chí có nhiều vườn bưởi Diễn cho thu nhập 200 – 300 triệu đồng một ha được trồng tại các vườn gia đình và hướng tới tập trung theo mô hình hộ gia đình, trang trại cây ăn quả.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45