3.1.1.1 Vị trí địa lý
Chương Mỹ là một huyện lớn nằm về phía Tây Nam của Tỉnh Hà Tây cũ, có tọa độđịa lý là 200 23’ – 20055’ vĩđộ Bắc và 105030’ -105045’ kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 20 km về phía Tây qua quận Hà Đông trên quốc lộ 6. Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 23.294,15 ha, với đường ranh giới giáp các địa phương:
Bản đồ 3.1 Bản đồ hành chính huyện Chương Mỹ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 - Phía Bắc giáp huyện Quốc Oai và Hoài Đức;
- Phía Đông giáp huyện Thanh Oai;
- Phía Nam giáp huyện Ứng Hòa và MỹĐức;
- Phía Tây giáp huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình.
Là huyện nằm trong quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Hoà Lạc – Sơn Tây, có đường quốc lộ 6, 21A, tỉnh lộ 80 chạy qua nối liền huyện với các tỉnh Tây Bắc, thủđô Hà Nội và các huyện khác trong tỉnh. Có 3 con song chảy qua địa bàn huyện là sông Đáy, sông Bùi và song Tích tạo cho huyện tiềm năng tự nhiên thật đa dạng: vừa có núi, vừa có sông, vừa có đồng bằng phù sa tươi tốt. Huyện lại nằm trong tam giác du lịch nổi tiếng: Hà Nội – Bà Vì – Chùa Hương.
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Do đặc điểm cấu tạo tự nhiên, Chương Mỹ có địa hình rất đa dạng, vừa mang đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, vừa mang đặc trưng của vùng bán sơn địa. Địa hình của huyện thoải theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có 03 vùng đất chính đó là vùng đất bãi ven sông Đáy chủ yếu trồng hoa màu; vùng đất bằng trong đê chủ yếu trồng lúa và vùng đồi gò bán sơn địa chủ yếu để trồng cây ăn quả và cây công nghiệp, lâm nghiệp.
Vùng bán sơn địa: Vùng hồm các xã và thị trấn ven đường Quốc lộ 6 và Đường Hồ Chí Minh gồm: Xuân Mai, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Thanh Bình, Thủy Xuân Tiên, Trần Phú, Đồng Lạc. Địa hình dốc từ Tây sang Đông, với địa hình bị chia cắt bởi đồi gò và đồng ruộng trũng. Vùng đồi gò chủ yếu là đồi thấp với độ dốc trung bình từ 5ođến 20o
Vùng bãi ven sông Đáy: Vùng bãi gồm 6 xã và thị trấn: Chúc Sơn, Phụng Châu, Lam Điền, Thụy Hương, Thượng Vực và Hoàng Diệu, thích hợp để trồng lúa và hoa màu, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.
Vùng đồng bằng: Thuộc vùng trung tâm của huyện gồm 14 xã còn lại được phân bốở vị trí trung tâm huyện. Vềđịa hình vùng đồng bằng không bằng phẳng, có độ dốc từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông xen những ô trũng. Vùng đồng bằng địa hình bị chia cắt với các tuyến đê, mương, đường giao thông và làng mạc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36
3.1.1.3 Điều kiện khí hậu thời tiết
Khí hậu, thủy văn trong vùng mang đặc điểm chung của khu vực đồng bằng sông Hồng: chủ yếu là chế độ nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23 – 240C. Mùa hạ nóng ẩm, nhiệt độ trung bình là 270C, nóng nhất là vào tháng 6 và tháng 7 nhiệt độ có khi lên cao nhất tới 36 đến 380C. Mùa đông nhiệt độ trung bình là 190C, tháng giêng và tháng hai là tháng lạnh nhất, có năm nhiệt độ xuống thấp chỉ vào khoảng 6 đến 80C. Với khung nhiệt độ như vậy thuận lợi cho vyệc phát triển cây ăn quả Nhiệt đới và Á nhiệt đới.
Số giờ nắng trong năm giao động từ 1266 - 1414 giờ/năm đáp ứng tốt nhu cầu bức xạ của cây ăn quả nói chung và cây bưởi Diễn nói riêng. số giờ nắng phụ thuộc theo mùa. Các tháng hè số giờ nắng nhiều, cao nhất vào các tháng 5, 6, 7 và 10. Ngược lại vào mùa đông thì trời âm u, độ ẩm trong không khí cao, có tháng chỉ có 17 đến 18 giờ nắng (2/1997), trung bình chiếm 28% số giờ nắng trong năm.
Độẩm giữa các tháng có sự chênh lệch nhau không lớn lắm, giữa tháng khô nhất với tháng ẩm nhất độẩm chỉ chênh lệch nhau 12%. Các tháng hanh khô là từ tháng 10 – 12. Độẩm trung bình tối đa là 92% và tối thiểu là 80%, đây là độ ẩm đặc trung cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Lượng mua trung bình từ 1800 – 2000mm/năm, song phân bố không đều, tập trung 85% từ tháng 4 đến tháng 10 chỉ có 15% vào mùa khô từ tháng 11 đến 4. Lượng mưa thấp dễ dẫn đến tình trạng khô hạn gay gắt, ảnh hưởng xấy đến sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả nói chung và cây bưởi Diễn nói riêng.
Gió thay đổi theo mùa, tốc độ trung bình từ 2-3 m/s. Mùa đông chủ yếu là gió mùa Đông Bắc với tần suất từ 60-70%. Tốc độ trung bình là 2,4 – 2,6m/s lớn hơn cả mùa hạ, cuối đông gió chuyển sang hướng Đông. Những ngày đầu có gió mùa Đông Bắc thường ở cấp 4, cấp 5. Mùa hạ hướng gió thịnh hành là hướng Đông Nam có tần suất từ 50 – 70%, tốc độ gió là 1,9 – 2,2 m/s, khi có bão tốc độ gió cực đại gần 40m/s. Đầu mùa hạ thường xuất hiện gió Tây Nam khô nóng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 Hệ thống sông ngòi của huyện có 3 con sông lớn chảy qua địa phận huyện đó là Sông Tích, sông Đáy và sông Bùi. Sông Đáy là một nhánh của sông Hồng, chảy qua địa phận Hà Nội xuống Hà Nam, Ninh Bình rồi đổ ra cửa Đáy. Sông chảy qua 9 xã của huyện với chiều dài là 28 km. Sông Đáy chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có chiều rộng là khoảng 100 – 120 m. Sông Đáy là hiện đang là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ huyện Chương Mỹ, ngoài ra nó còn cung cấp một lượng nước lớn đáng kể cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động công nghiệp. Do sông Đáy có độ sâu tương đối, lại kéo dài từ Hà Nội xuống Ninh Bình, nên giao thông đường thủy khá tốt thuận lợi cho tàu bè qua lại. Sông Tích hay còn gọi là sông Tích Giang là phụ lưu cấp I của sông Đáy thuộc hệ thống sông Hồng, bắt nguồn từ dãy nùi Ba Vì, đầu nguồn là các hồ suối Hai, Đồng Mô. Sông Tích chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, chiều dài chính của sông Tích là 91km diện tích lưu vực 1330 km2. Chiều dài con sông chảy qua huyện là 5 km, nhận nước từ sông Bùi tại vị trí cầu Tân Trượng trên quốc lộ 6 thuộc địa bàn huyện Chương Mỹ và đổ nước vào sông Đáy tại xã Phúc Lâm huyện MỹĐức.
Chiều dài sông Bùi chảy qua địa phận chuyện Chương Mỹ 23 km từ cầu Tiên Trượng đến Ba Thá, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, chủ yếu là cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.