Hiệu quả các mô hình sản xuất trên đất trũng huyện Nho Quan theo quy mô s ản xuất

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 66 - 94)

- Hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng phụ thuộc vào thời tiết: do địa hình thấp, dễ ngập úng vào mùa mưa ho ặ c kh

4.1.2Hiệu quả các mô hình sản xuất trên đất trũng huyện Nho Quan theo quy mô s ản xuất

c. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:

4.1.2Hiệu quả các mô hình sản xuất trên đất trũng huyện Nho Quan theo quy mô s ản xuất

4.1.2.1 Mô hình chuyên cá

Đây là mô hình nuôi truyền thống và phổ biến ở huyện trước khi có chính sách chuyển đổi ruộng trũng sang xây dựng mô hình sản xuất đa canh, vì vậy nông dân đã tích luỹđược khá nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thuỷ sản.

* Sơ đồ mô hình

Mô hình chuyên cá thì toàn bộ diện tích mô hình được đào thành các ao

để nuôi cá chi phí đào đắp ban đầu của mỗ hộ cho mô hình là gần 36 triệu

đồng, mỗi mô hình thường có từ 2 đến 3 cái ao, những ao này thả các loại cá giống nhau, ao nuôi có độ sâu từ 1,2 – 1,5 m, rộng khoảng 1000- 2000m2. Việc bố trí nhiều ao nuôi như vậy là để nhằm tách cá khi cá bị mắc bệnh, thuận tiện cho việc thu hoạch.

a) Chi phí sản xuất

* Đầu tư chi phí về cá giống

Phương thức nuôi của các hộ dân là phương thức nuôi ghép hay nuôi tổng hợp các loài cá truyền thống (nuôi nhiều loại cá khác nhau trong cùng một diện tích) với hình thức nuôi chủ yếu là bán thâm canh. Nuôi kết hợp nhiều loại cá với nhau nhằm đa dạng hoá sản phẩm, giảm rủi ro đồng thời cũng tận dụng diện tích nuôi và tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích bởi các loài cá này sống ở các tầng nước khác nhau: Cá trắm, cá mè sống ở

tầng nước mặt, cá trôi, cá chép sống ở tầng giữa và tầng đáy vì vậy chất thải của cá trắm và cá mè là là thức ăn cho cá trôi và cá chép.

Qua điều tra, cá giống khi thảđạt trọng lượng từ 100 - 300 gam/con tuỳ

theo từng loại và các loại cá được thả gần như cùng thời điểm với nhau. Cá trôi và cá trắm cỏ là hai loại được chọn nuôi nhiều trong cơ cấu nuôi của mô

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57

hình, cá trôi chiếm tỷ lệ cao nhất 56,94%, cá trắm cỏ chiếm 19,42%, cá mè chiếm 18,65%, các loài cá khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Cá trôi và cá trắm cỏ là hai loại được chọn nuôi nhiều trong cơ cấu nuôi của mô hình là vì đây là hai loại cá được nông dân đánh giá là phù hợp với tính chất đất, nước của địa phương và tăng trưởng nhanh, đồng thời hai loại cá này thì bán cũng dễ và bán được giá. Ngoài ra thức ăn của hai loại cá này cũng có sẵn và có nhiều ở địa phương như lá chuối, lá sắn, rong, bèo, cám…

Bảng 4.6 Chi phí cá giống cho 1ha nuôi thả

Loài cá Cỡ cá (g/con)

Số con(con) Đơn giá

(1.000đ/kg) Thành tiền (1.000đ) Sl ( con) t l (%) Trắm cỏ 200 1.750 19,42 100 35.000 Trắm đen 300 25 0,28 100 750 Trôi 150 5.130 56,94 30 23.085 Mè 150 1.680 18,65 10 2.520 Chép 100 425 4,72 100 4.250 Tổng 9.010 100 65.605 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2013)

Số liệu điều tra khảo sát cho thấy, giá cá giống giao động trong khoảng 10.000đ/kg đến 100.000đ/kg, với giá cá như vậy nông dân đánh giá là mức giá phù hợp, các giống cá này do các hộ có ao nuôi ương cá giống trong và ngoàihuyện cung cấp cho cá hộ làm mô hình và một số hộ tựương nuôi đuợc cá giống cho hộ mình. Việc nuôi trồng không chỉ cần thả con giống xuống là có thể

có thu nhập và nó cần có sự đầu tư chi phí về thức ăn, chăm sóc mới mang lại hiệu quả cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58

* Chi phí bằng tiền khác

Bảng 4.7 Chi phí bằng tiền cho mô hình chuyên cá (tính cho 1 ha canh tác trong 1 năm)

Nội dung chi Số lượng Đơn giá

(1.000đ/kg) Thành tiền (1000đ) Cơ cấu (%) Giống 1.421,5 65.605.000 56,03 Thức ăn tinh 7.886 5,800 45.738.800 39,06 Thức ăn xanh 3.000.000 2,56 Thuốc phòng bệnh 500.000 0,43 Chi khác 2.250.000 1,92 Tổng 117.093.800 100 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2013)

Phương thức nuôi của mô hình là nuôi tổng hợp các loại cá truyền thống theo hình thức nuôi bán thâm canh.Mô hình nuôi chuyên cá có chi phí bằng tiền lớn. Số liệu điều tra cho thấy, tổng chi phí chưa tính công lao động gia đình cho 1ha mô hình chuyên cá khoảng 117 triệu đồng. Chi phí về thức

ăn tinh (cám ngô, cám lúa, bột sắn….) chiếm phần lớn trong tổng chi phí của mô hình, khoảng 46 triệu đồng chiếm 39,06%. Chi phí về giống lớn nhất chiếm 56,03%,chi phí cải tạo mô hình hàng năm chiếm 2,56%, Chi phí khác như thuê lao động, các khoản phí chiếm 1,92% tổng chi phí. Trong chi phí chưa tính chi phí thức ăn xanh cho cá trắm vì thống kê không đầy đủ, khó quy

đổi do thức ăn xanh này có thể là chuối, rong, bèo, lá sắn…Nếu theo tiêu chuẩn về đơn vị thức ăn cho cá trắm cỏ, 1ha tiêu tốn khoảng 70 – 90 tấn cỏ

tươi, tương đương với 2,5 - 3 triệu đồng, nhưng các loại thức ăn xanh nông dân có thể tận dụng trồng ở xung quanh bờ hay lấy được từ các con sông, trong ruộng hay ở các kênh mương, các hộ nông dân chủ yếu bỏ công lao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59

Tóm lại: Mô hình chuyên cá có mức đầu tư chi phí vật chất bằng tiền lớn, mô hình này phù hợp với các hộ có kinh tế khá trở lên. Phương thức nuôi của mô hình là nuôi tổng hợp các loại cá truyền thống theo hình thức nuôi bán thâm canh. Cơ cấu thả của mô hình cá trôi và cá trắm cỏ chiếm tỷ lệ lớn. Chi phí giống và thức ăn tinh chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí của mô hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Kết quả sản xuất

Qua phỏng vấn thì người nông dân cho biết năm 2013 giá bán cá thịt thấp hơn so với năm 2012 giao động từ 15.000 – 60.000 đồng/ kg tùy theo từng loại cá.

Bảng 4.8 Kết quả sản xuất của mô hình chuyên cá (tính cho 1ha)

Loại cá Sản lượng (kg) TLBQ/con (kg) Giá bán (1000đ) Doanh thu Giá tr (1000đ) Cơ cu(%) Trắm cỏ 2.496 1,46 45 112.320 50,27 Trắm đen 28 1,15 60 1.725 0,77 Trôi 3.570 0,71 21 74.970 33,56 Mè 1.250 0,74 15,2 19.000 8,50 Chép 385 0,62 40 15.400 6,89 Tổng 7.729 223.415 100 (Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2013)

Qua tính toán cho thấy mô hình nuôi chuyên cá cho sản lượng khá cao, gần 8 tấn cá/ha, doanh thu của mô hình đạt 223 triệu đồng. Trong các loại cá thì doanh thu từ cá trắm cỏ và cá trôi cao nhất, đặc biệt là cá trắm cỏ cho giá trị thu hoạch gần 112 triệu đồng chiếm 50,27% doanh thu cả mô hình, cá trôi gần 74 triệu đồng chiếm 33,56% tổng doanh thu. Mặc dù cá trắm là loại cá tăng trọng nhanh giá trị cao nhưng đây cũng là loại cá dễ mắc các bệnh như lở

loét, ngộ độc thức ăn...Vì vậy đòi hỏi về môi trường nước phải sạch, chăn nuôi phải có công tác phòng và trị bệnh tốt mới mang lại hiệu quả. Cá trắm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60

0,77% tổng doanh thu, đây là loại cá thị trường có nhu cầu lớn vì thịt cá ngon, chế biến được nhiều món và được tham gia vào các công việc lớn như giỗ

chạp, tết nhất nhưng loài cá này lại chậm lớn, thức ăn chủ yếu chỉ có các loại

ốc và giống của loại cá này hiếm do đặc tính sinh sản của nó khó trong tự

nhiên và cả trong nhân tạo. Cá chép giá bán cao bằng giá cá trắm cỏ nhưng doanh thu trung bình gần 15,4 triệu đồng chiếm 6,89% tổng doanh thu, sở dĩ

loại cá này được thả ít do cá này không phù hợp với môi truờng nước chưa ở

ruộng trũng nên chậm lớn. Do khối lượng cá lớn nên các hộ nuôi trong mô hình chủ yếu bán cá cho các nguời bán buôn theo thỏa thuận bằng miệng, việc mua bán theo hợp đồng văn bản chưa được người dân áp dụngvà thường bị

thương buôn ép giá dù trọng lượng mỗi con cá lớn hơn nhưng giá bán cá thấp so với giá thị trường.

c) Hiệu quả sản xuất

Xét về các chỉ tiêu thể hiện số lượng cho thấy, các chỉ tiêu hiệu quả trên 1 đơn vị diện tích của mô hình chuyên cá ở mức cao: Giá trị sản xuất của mô hình là hơn 223 triệu đồng, thu nhập hỗn hợp của mô hình đạt gần 104 triệu

đồng, giá trị gia tăng đạt gần 106 triệu đồng.

Các chỉ tiêu hiệu quả về vốn đầu tư của mô hình chuyên cá thấp: 1

đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 1,91 đồng giá trị sản, 0,89 đồng thu nhập hỗn hợp, 0,91 đồng giá trị gia tăng.

Quan trọng hơn một ngày người lao động có thể tạo ra gần 157,6 nghìn

đồng giá trị gia tăng là mức thu nhập đáng kể trong nông thôn so với đi làm thuê chỉ mang lại thu nhập 11.000 – 120.000 đồng/ ngày người lao động ở địa phương hay ở nơi xa. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế đối với các hộ mà nó còn có ý nghĩa trong việc ổn định đời sống nhân dân, giảm áp lực về di dân, tăng dân số ở thành thị từ đó góp phần giảm nỗi lo về nhà ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61

Bảng 4.9 Hiệu quả sản xuất mô hình chuyên cá (tính bình quân 1 ha trong 1 năm)

Diễn giải ĐVT Số lượng

Giá trị sản xuất(GO) 1000đ 223.415 Chi phí trung gian( IC) 1000đ 117.094 Lao động gia đình(L) Ngày người 660

Mức KHTS 1000đ 2.278

Giá trị gia tăng(VA) 1000đ 106.321 Thu nhập hỗn hợp(MI) 1000đ 104.043 Các chỉ tiêu hiêu quả

- GO/IC lần 1,91 - MI/IC lần 0,89 - VA/IC lần 0,91 - GO/L 1000đ 338,51 - MI/L 1000đ 157,64 - VA/L 1000đ 161,09 (Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2013) * Đánh giá hiệu quả sản xuất theo quy mô diện tích

Trong cùng một loại mô hình với các loại vật nuôi giống nhau. Tuy nhiên quy mô các hộ khác nhau thì chi phí đầu tư, hiệu quả kinh tế cũng khác nhau. Cụ thể: nhóm hộ có diện tích quy mô lớn cho hiệu quả cao nhất. Tính bình quân trên 1ha diện tích đất sản xuất, mô hình chuyên các quy mô lớn tạo ra giá trị sản xuất đạt gần 248 triệu đồng cao hơn nhóm hộ quy mô nhỏ 54 triệu đồng, cao hơn mô hình quy mô vừa 21 triệu đồng. Giá trị gia tăng mô hình quy mô lớn tạo ra gần 124 triệu đồng, cao hơn mô hình quy mô nhỏ gần 38 triệu đồng và cao hơn mô hình quy mô vừa gần 14 triệu đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.10 So sánh hiệu quả kinh tế mô hình chuyên cá theo quy mô (tính bình quân 1ha) Diễn giải ĐVT Tính chung Quy mô Nhỏ Quy mô Vừa Quy mô Lớn Giá trị sản xuất(GO) 1000đ 223.415 194.652 227.538 248.055 Chi phí trung gian( IC) 1000đ 117.094 109.428 117.576 1242.77 Lao động gia đình(L) công 660 687 678 615 Mức KHTS 1000đ 2.278 2.014 2.237 2.583 Giá trị gia tăng(VA) 1000đ 106.321 85.224 109.962 123.778 Thu nhập hỗn hợp(MI) 1000đ 104.043 82.946 107.684 121.500 Các chỉ tiêu hiêu quả

- GO/IC lần 1,91 1,78 1,94 2,00 - MI/IC lần 0,89 0,76 0,92 0,98 - VA/IC lần 0,91 0,78 0,94 1,00 - GO/L 1000đ 338,51 283,34 335,60 403,34 - MI/L 1000đ 157,64 120,74 158,83 197,56 - VA/L 1000đ 161,09 124,05 162,19 201,26 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013)

Các hộ sản xuất quy mô lớn cũng có mức đầu tư chi phí cao, mô hình quy mô lớn có chi phí gần 124 triệu đồng, cao hơn mô hình quy mô nhỏ gần 15 triệu đồng, cao hơn mô hình quy mô vừa gần 7 triệu.

Xét về hiệu quả sử dụng vốn của mô hình cho thấy, một đồng chi phí bỏ ra mô hình quy mô lớn tạo ra 1 đồng giá trị gia tăng cao hơn mô hình quy mô nhỏ 0,2 đồng và cao hơn mô hình quy mô vừa 0,06 đồng.

Kết quả tổng hợp tính toán có thể sắp xếp mô hình Chuyên cá ở các mô hình cho kết quả và hiệu quả kinh tế từ cao – thấp như sau: ở tất cả cac chỉ

tiêu hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên cá có quy mô lớn hiệu quả cao nhất, mô hình chuyên cá quy mô nhỏ có hiệu quả thấp nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63

4.1.2.2 Mô hình lúa - cá

Đây là mô hình áp dụng khá phổ biến ở vùng ruộng trũng từ khi Bộ

nông nghiệp có chủ trương chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm kết hợp nuôi trồng thủy sản một số diện tích vùng đồng trũng sang mô hình sản xuất Lúa- cá- chăn nuôi kết hợp. Mô hình này chiếm tỷ lệ diện tích 60% so với các mô hình khác, bởi nó phù hợp với điều kiện kinh tế của người nông dân hơn do mức đầu tư trung bình.

Mô hình lúa – cá nuôi theo sơ đồ 4.1 Diện tích của mô hình được chia làm 2 phần, một phần dùng làm ao nuôi tập trung, phần còn lại để cấy lúa, trong khu vực cấy lúa thì xung quanh có các mương sâu 0,9 – 1 m, rộng 1,2 m. Mương xung quanh ao được thiết kế khoảng 10% - 20% diện tích với mục

đích để chống cá khi phải phun thuốc cho lúa hay trong giai đoạn chuẩn bị đất cho vụ cấy sau mà chưa thu hoạch được cá và để cho cá tránh nắng. Ao nuôi tập trung có độ sâu từ 1,2 – 1,5 m. Chi phí đào đắp ban đầu của mô hình tính bình quân mỗi hộ là gần 22 triệu đồng. Trong mô hình thường sử dụng các giống lúa cao cây và cứng cây như Q5, khang dân, tạp giao,...

Mô hình lúa – cá được thể hiện ở sơ đồ dưới

Sơđồ 4.2 Mô hình lúa – cá Vùng nuôi cá chiếm 30-40% Vùng cấy lúa chiếm 50-60% Mương trống cá Mương trống cá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64

Bờ, Đường phân cách mương và vùng cấy lúa

a) Chi phí sản xuất của mô hình lúa - cá

* Chi phí cá giống

Qua điều tra cho thấy lượng cá giống của mô hình lúa – cá (461kg) bằng khoảng 1/3 mô hình chuyên cá trong khi diện tích nuôi cá của mô hình là 30 – 40 % diện tích toàn mô hình. Điều này là do người nông dân nuôi cá trong khu vực ao chuẩn bị cho giai đoạn lúa cứng cây dùng lưới kéo chuyển cá ra ruộng lúa cho các loại cá như cá trôi, cá chép, mè là những loại cá ăn côn trùng nhưng không ăn lúa ra ruộng để tận dụng dưỡng chất ở ruộng lúa.

Bảng 4.11 Chi phí các loại giống cá cho mô hình lúa – cá (tính cho 1ha)

Diến giải

Cỡ cá (g/con)

Số con Đơn giá (1000đ/kg) Thành tiền (1000đ) Sl (con) t l (%) Trắm cỏ 200 1.138 19,98 100 22.760 Trắm đen 300 25 0,44 100 750 Trôi 150 3.152 55,33 30 9.456 Mè 150 958 16,82 10 958 Chép 100 424 7,44 100 4.240 Tổng 5.697 100 38.164 (Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2013)

Cơ cấu thả các loại cá trong mô hình lúa - cá cũng có sự thay đổi so với mô hình chuyên cá, tỷ lệ cá trắm cỏ chiếm 19,98% tăng lên 0,56% so với mô hình chuyên cá, cá chép tăng 2,72%, còn cá mè thì giảm 1,83% về số lượng cá thả trong mô hình.Như vậy tỷ lệ cá trắm cỏ và cá chép được thả tăng lênđể

tận dụng ưu điểm của mô hình lúa cá về nguồn thức ăn từ thân cây lúa trỏi lên và nguồn côn trùng ở trong lúa, cũng như lượng thóc rụng sau khi thu hoạch, côn trùng trong ruộng lúa làm thức ăn cho cá chép, cá trôi và cá trắm cỏ.

* Chi phí bằng tiền khác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65

hình này phù hợp với khả năng tài chính của các hộ trung bình trở lên, hộ

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 66 - 94)