- Hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng phụ thuộc vào thời tiết: do địa hình thấp, dễ ngập úng vào mùa mưa ho ặ c kh
c. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
4.3.6 Giải pháp về thị trường
Tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng của tất cả các ngành sản xuất kinh doanh. Điều này càng quan trọng hơn đối với việc tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản vì đối tượng trong các mô hình là sinh vật sự sinh trưởng và phát triển có ngưỡng và có thời điểm. Mặt khác sản phẩm trong các mô hình (các loại thuỷ
sản) lại mau ươn chóng hỏng. Trong tiêu thụ sản phẩm mở rộng thị trường là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
Thị trường là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, thị
trường bao gồm thị trường đầu vào: Giống, thức ăn, dịch vụ kỹ thuật, thuốc, hoá chất cải tạo môi trường và phòng trị bệnh, nguyên vật liệu cho xây dựng tu bổ cơ sở hạ tầng, … và thị trường yếu tốđầu ra.
Đối với thị trường yếu tố đầu vào: Hiện nay trong địa bàn huyện đã hình thành thị trường các yếu tố đầu vào nhưng nó chưa đồng bộ mới chỉ
dừng lại ở cung cấp giống, hoá chất cải tạo môi trường, thức ăn nhưng thị
trường này lại chưa được quản lý nên chất lượng chưa được đảm bảo. Do
đó để phục vụ nhu cầu các yếu tố đầu vào khi phát triển thành vùng sản xuất hàng hoá lớn thì thị trường yếu tố đầu vào của huyện và của xã cần
được hoàn thiện đồng bộ và cần được quản lý hoặc giám sát thống nhất của cơ quan hữu trách. Việc có một thị trường yếu tố đầu vào quan trọng cho sản xuất được tổ chức thống nhất, đồng bộ, được giám sát chặt chẽ sẽ đảm bảo cho người nuôi có các đầu vào với chất lượng đảm bảo, không
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 108
mua phải các sản phẩm chất lượng thấp gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Mặt khác Nho Quan là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Ninh Bình nên lượng vốn của các gia đình còn hạn chế, vì vậy cần có sự hợp tác theo mô hình “ 3 nhà ” hay “ 4 nhà ” bao gồm: nhà sản xuất, nhà cung ứng các yếu tố đầu vào, nhà kỹ thuật và nhà quản lý như
nhiều địa phương đã làm để tạo điều kiện thuật lợi cho nhà sản xuất có thể mở
rộng quy mô sản xuất của mình với số lượng vốn hạn chế.
Đối với thị trường đầu ra: Hiện nay các sản phẩm trong các mô hình của huyện chủ yếu được các tư thương mua và đem đi tiêu thụ ở nhiều nơi, còn một phần được bán lẻ tại thị trường trong trong huyện và việc mua bán mới chỉ diễn ra thông qua mua bán bằng miệng do đó dễ bị các tư thương ép giá. Giải pháp đưa ra là huyện nên khuyến khích hình thành liên kết giữa các hộ trong sản xuất đặc biệt là các hộ tham gia các mô hình sản xuất đa canh cần liên kết với công ty chế biến xuất khẩu hàng thuỷ sản của tỉnh, giúp đỡ
các hộ nuôi trồng thành lập trạm thu gom và bảo quản sau thu hoạch. Sau đó phối hợp với các công ty chế biến thuỷ sản của tỉnh để cùng tiêu thụ sản phẩm nhằm hạn chế hiện tượng tư thương ép giá. Ngoài ra, cần cung cấp thông tin kịp thời về giá cả cũng như nhu cầu tiêu thụ các loại sản phẩm để các chủ hộ có hướng đầu tư và yên tâm sản xuất hơn. Tuyên truyền hình thành trong nhân dân hình thức buôn bán theo hợp đồng và hình thành các HTX, hội, tổ hợp tác để tiêu thụ sản phẩm để ký hợp đồng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm và mua yếu tốđầu vào.
Cần nghiên cứu nắm bắt được thông tin về thị trường như các chợ, các nhà hàng, khả năng cung cấp cũng như nhu cầu tiêu thụ, giá cả thị trường, tâm lý người tiêu dùng, phong tục tập quán...Trên cơ sở nắm chắc thông tin thị
trường để có kế hoạch đánh bắt, thu hoạch, lưu giữ sản phẩm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 109
thủy hải sản để có được các hợp đồng cung cấp thường xuyên.
Trực tiếp tiêu thụ sản phẩm tại các chợ làng, huyện. Các sản phẩm mang đi tiêu thụ phải được bảo đảm sống, khỏe mạnh, bởi nếu sản phẩm chết hoặc yếu, có dấu hiệu bệnh lý thì rất khó bán, nếu bán được thì cũng bị mất giá nhiều.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 110