- Hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng phụ thuộc vào thời tiết: do địa hình thấp, dễ ngập úng vào mùa mưa ho ặ c kh
2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương về hiệu quả mô hình sản xuất trên đất trũng
trên đất trũng
2.2.2.1 Mô hình nuôi cá lúa kết hợp bền vững tại Hà Nội
Mô hình nuôi cá kết hợp với trồng lúa đang là một hướng đi mang tính bền vững của các hộ nuôi trồng thủy sản vùng chiêm trũng ngoại thành Hà Nội. Lợi ích mang lại từ mô hình này là giúp cho việc giảm sâu bệnh hại lúa, giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu độc hại cho môi trường, giảm chi phí thức
ăn từ việc nuôi cá.
Xuất phát từ thực tế trên, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã xây dựng mô hình nuôi kết hợp cá lúa với qui mô 60ha, số hộ tham gia 30 hộ được triển khai tại 3 huyện Ứng Hòa, MỹĐức, Phú Xuyên. Mô hình đã lấy đối tượng cá rô phi làm chính chiếm 70%, cá chép 15%, cá trắm cỏ 5%, cá mè 5%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23
Sự nổi bật của mô hình này là xuyên suốt quá trình nuôi đã sử dụng chế
phẩm sinh học EMC để xử lý môi trường nước tạo ra sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các hộ tham gia mô hình đã được hỗ trợ 100%giống cá chép và rô phi, 20% vật tư gồm thức ăn công nghiệp, thuốc, chế phẩm sinh học.
Trước khi thả giống, các hộđã được được tập huấn kỹ thuật nuôi cá lúa bằng chế phẩm sinh học và biện pháp phòng bệnh cá vào thời điểm giao mùa.
Qua 9 tháng triển khai (từ tháng 4 đến tháng 12/2012) do công tác phòng bệnh cho cá luôn được đề cao và định kỳ xử lý nước ruộng nuôi bằng chế phẩm sinh học EMC nên cá phát triển đồng đều, lúa không bị bệnh. Các hộ tham gia mô hình nuôi cá lúa đã đạt năng suất cá hơn 4 tấn/1ha ( trong đó cá chép 600kg, cá rô phi 2.900 kg, cá mè 468kg, cá trắm cỏ 240kg) và năng suất lúa đạt 5 tấn/ha cao hơn so với năng suất cá lúa tại địa phương từ 1,5 - 2lần và cho hiệu quả kinh tế rên 70 triệu đồng/ha. Trong quá trình nuôi đã
được cán bộ Khuyến nông hướng dẫn xử lý ruộng nuôi định kỳ bằng chế
phẩm sinh học EMC nên cá có màu sắc tươi sáng và đặc biệt lúa không có sâu bệnh và cho năng suất cao.
Mô hình nuôi cá lúa kết hợp tuy không mới ở nhiều địa phương nhưng phương thức nuôi tận dụng giữa cấy lúa và nuôi cá kết hợp với xử lý định kỳ
bằng chế phẩm sinh học đã đem lại hiệu quả và đảm bảo tính bền vững cho người nuôi trên địa bàn Thủđô.
2.2.2.2 Mô hình kinh tế tổng hợp đa cây, đa con tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
Đức Thọ là một huyện đồng bằng bán sơn địa, với diện tích đất tự
nhiên hơn 20.211 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 50%, toàn huyện có 120.000 nhân khẩu, có 27 xã 1 thị trấn. Huyện Đức Thọ được hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt, đó là: Vùng kinh tếđồi núi và bán sơn địa, vùng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 Đức Thọ có truyền thống thâm canh trong sản xuất, ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất rất tốt, có hệ thống tưới tiêu chủ động vì có kênh Linh Cảm bơm nước từ Sông La phục vụ tưới cho đại đa số xã. Tuy nhiên, Đức Thọ vẫn còn có một số khó khăn đó là: địa hình phức tạp, nhiều vùng canh tác khó khăn. Vùng ngoài đê hàng năm luôn bị lũ lụt làm ảnh hưởng đến sản xuất, vùng trong đê là một vùng trọng điểm lúa thì nhiều xã bị
ngập úng nặng. Vùng núi có độ dốc rất lớn nên khó canh tác.
Để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, hướng tới xây dựng những cánh đồng cho thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm và hộ có thu nhập 30-50 triệu đồng/năm. Những năm qua, UBND huyện Đức Thọ đã có nhiều chủ trương dồn điền đổi thửa, quy đổi từ ô ruộng nhỏ thành ô ruộng lớn nhằm tích tụ ruộng đất, từđó tổ chức đấu thầu đất làm trang trại, xây dựng mô hình kinh tế, đồng thời phát động và giao chỉ tiêu cho các địa phương trong huyện xây dựng các mô hình phù hợp cho từng khu vực, từng vùng sản xuất để
người dân tham quan học tập từđó nhân ra diện rộng.
Từ điều kiện tự nhiên, kinh tế của mỗi địa phương UBND huyện đã giao cho Trạm khuyến nông huyện tổ chức điều tra, khảo sát, tư vấn dựa và nhu cầu của mỗi vùng để xây dựng mô hình phù hợp với tiềm năng và lợi thế. Từ đó tạo bước phát triển mạnh mẽ trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
Xã Trung Lễ, có diện tích đất sản xuất nông nghiệp 250 ha, là địa phương có diện tích đất sâu trũng khá lớn, vì vậy hàng năm các hộ chỉ sản xuất 1 vụ lúa, các vụ sản xuất còn lại chỉ đất trồng, thời gian nhàn rỗi của các hộ là rất lớn. Đến đầu năm 2006 sau khi có chủ trương của UBND huyện về
tập trung chuyển đổi, tích tụ ruộng đất để phát triển mô hình kinh tế tổng hợp
đa cây, đa con. UBND xã đã tổ chức dồn điền đổi thửa từ 195 mảnh ruộng trước đây của xóm 2 và xóm 3, thành còn 19 mảnh, với 13 ha cho 13 hộ tham
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25
gia xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp với công thức như: lúa-cá-vịt, trồng cỏ-nuôi bò- nuôi lợn, lạc xuân-đậu hè thu-rau vụđông. Đến nay đã có trên 10 hộ cho thu nhập từ 40-60 triệu đồng/hộ năm, cá biệt có hộ cho thu nhập từ 70- 80 triệu đồng/. Sau 2 năm xây dựng mô hình đến nay “Từ khi chuyển đổi Mô hình phát triển kinh tế tổng hợp đã giúp cho người thuận tiện hơn trong thâm canh sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng cơ giới hoá vào sản xuất, tạo việc làm, tăng hiệu quả kinh tế tăng cao hơn 2 lần so với độc canh cây lúa...”.
Đến nay ở huyện Đức Thọ không riêng gì ở xã Trung Lễ phát triển mô hình kinh tế tổng hợp đa cây, đa con có hiệu quả mà đã được mở rộng ra ở 28 xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện đã hình thành nên các mô hình cho thu nhập cao. Vùng lúa được tập trung xây dựng các mô hình theo công thức như: lúa-cá-vịt hay lúa - cá vịt-lợn- trồng hoa. Vùng ngoài đê do ảnh hưởng đến mùa lũ lụt nên chỉ tập trung xây dựng các mô hình cây ngắn ngày và cây công nghiệp như: lạc xuân- đậu hè thu-rau an toàn; vùng trà sơn được xây dựng theo công thức: trồng cỏ-nuôi bò-ao cá- trồng cây ăn quả; nuôi ếch, ba ba thâm canh...Hiện nay đã có nhiều mô hình đa cây, đa con cho thu nhập từ 40- 50 triệu đồng/ha/năm và những hộ tham gia mô hình đã cho thu nhập từ 40-50 triệu đồng/hộ/năm như: mô hình lúa-cá-vịt kết hợp trồng cỏ nuôi bò, rau màu và chăn nuôi trâu bò ở Đức Lâm, Bùi Xá, Đức Yên; lạc xuân- đậu hè thu-rau
ởĐức La; trồng cỏ-nuôi bò-ao cá- trồng cây ăn quảở Tân Hương, Đức An... Có thể khẳng mô hình kinh tế tổng hợp đa cây, đa con ở Đức Thọ đã giúp các hộ nông dân thay đổi được tập quán sản xuất độc canh, và tăng thêm nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân, giúp nông dân xoá đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên vùng đất của mình, đặc biệt các mô hình này đã trở thành địa chỉ tham quan học tập không chỉ của người dân trong huyện và cả các địa phương khác trong tỉnh./.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26
2.2.2.3 Trồng sen kết hợp với nuôi cá ở tỉnh An Giang
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua nhiều hộ nông dân ở xã Định Thành mạnh dạn chuyển đổi mục đích sử
dụng, với nhiều mô hình khác nhau. Đặc biệt với mô hình trồng sen kết hợp với nuôi cá ở vùng đất trũng cho thu nhập khá cao.
Định Thành có nhiều hécta đất lung, trũng sâu, việc sản xuất lúa gặp khó khăn và mang lại hiệu quả không cao. Trước tình hình này, bà con nông dân đã thử nghiệm trồng sen lấy ngó, bông, củ và gương, kết hợp với nuôi cá
đạt hiệu quả kinh tế khá cao và sen đã thực sự trở thành mặt hàng chủ lực đem lại thu nhập cao cho người dân trong xã. Từ vài ba hecta cách nay hơn 10 năm. Đến nay, mô hình sen được các hộ tiếp tục phát triển, nhân giống rộng ra và trồng tại những vùng có chân ruộng thấp, nước ngập sâu, hoặc tại những vuông ao quanh nhà.
Mô hình trồng sen, kết hợp với nuôi cá, hầu như không bị rủi ro về thời tiết nắng hạn hay mưa dầm, như cây lúa. Giá cả, đầu ra tiêu thụ cũng có lợi cho nhà nông. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân tại địa phương. Đặc điểm của cây Sen là dễ trồng, sinh trưởng rất mạnh, kỹ thuật trồng không khó, nhẹ công chăm sóc, sử dụng phân bón tương đối ít và thời gian thu hoạch sen kéo dài, cho thu nhập ổn định nên vừa tận dụng được diện tích sản xuất kém hiệu quả như ao hồ, đầm lầy vùng trũng bỏ hoang, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Sản phẩm thu được từ cây sen như ngó sen, gương sen, búp sen, hạt sen… hiện giá gương sen thương lái vào tận nhà thu mua với giá từ 9.000 - 10.000
đồng/kg. Trung bình cứ sau 2 ngày thu hoạch một lần, mỗi đợt thu hoạch kéo dài từ 1-1,5 tháng. Sau khi trừ chi phí sản xuất, thu lãi hơn 25 triệu đồng/vụ. Thu hoạch sen cho đến khi sen tàn, lá rụi thì làm lại vụ mới bằng cách cho máy vào
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27
trục bỏ thân sen, thoát nước trong ra, làm vệ sinh và bón phân lại từđầu sen sẽ
tiếp tục mọc thêm lứa mới. Cây sen rất dễ trồng, đầu tư ít vốn
Thực tế cho thấy, cây sen cho hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, chính quyền
địa phương đang có kế hoạch hỗ trợ bà con về kỹ thuật, vốn và chọn những
địa bàn thích hợp như các chân ruộng trũng, làm lúa kém hiệu quả để nhân rộng mô hình này. Cần quy hoạch đưa các diện tích hồ bỏ hoang trồng sen hoặc kết hợp trồng sen với nuôi cá, nhân rộng mô hình ra đại trà nhất là các vùng trước đây chưa trồng.
Hiện nay, mô hình trồng sen trên vùng đất trũng ở xã Định Thành đang mở ra hướng làm ăn mới cho người nông dân. Đồng thời, giải quyết được một lượng lao động tại địa phương. Tuy nhiên, để mô hình này phát triển theo hướng bền vững rất cần sự quan tâm của các cấp, ngành. Trong đó, cần tập trung xây dựng hệ thống bờ bao khép kín để luân xen canh, nâng cao thu nhập trên cùng một diện tích.
Bên cạnh những dịch vụ đó thì xu hướng sắp tới chính quyền và nhân dân xã Định Thành sẽ phát huy lợi thế mô hình trồng sen làm điểm đến tham quan cho du khách trong và ngoài địa phương. Nhất là dọc tỉnh lộ 943 sẽ tận dụng những ao, hồ, lung, trũng sâu trống ở xung quanh nhà để kết hợp trồng sen với nuôi cá. Qua đó, tạo cảnh quan tươi đẹp ở dọc tỉnh lộ 943, trên tuyến
đường xã Định Thành sáng tỏa những cánh hoa sen đua nở và hương thăm ngào ngạt, đồng thời vừa góp phần bảo vệ môi trường. Ngoài ra, xã Định Thành sẽ định hướng lâu dài là chọn 1 thương hiệu riêng cho mặt hàng sen
Định Thành. Phục vụ trên tuyến du lịch về Thoại Sơn. Đồng thời giải quyết lao động nhàn rổi, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo động lực cho tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 Ấu là loại cây thủy sinh, thường mọc ở vùng trũng ngập nước sâu không quá 5m. Ấu có thể trồng nhiều vụ trong năm nhưng sinh trưởng tốt và cho năng suất cao vào mùa mưa nên mùa nước nổi ở ĐBSCL rất thuận lợi để
trồng ấu.
Tuy nhiên, trồng trong mùa nghịch thường có giá bán cao hơn, nên nông dân có ruộng trũng ngập nước sâu, có thể trồng các vụ nghịch để tăng thu nhập. Trồng ấu mùa nước nổi, lũ về nhiều phù sa nên không cần bón phân nhiều. Trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ấu là cây trồng có khả năng thay thế lúa vụ 3 một số vùng có điều kiện thích hợp. ỞĐBSCL, cây ấu được trồng nhiều ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long… Thời vụ trồng
ấu bắt đầu từ sau khi thu hoạch vụ lúa hè thu kéo dài đến cuối vụ thu đông (khoảng 4 tháng). Có thể trồng luân canh 1 vụ ấu với 2 vụ lúa, hoặc trồng 2 vụ ấu và 1 vụ lúa trên một thửa ruộng trong năm. Bình quân mỗi công ấu (1.000m2) thu được từ 5 - 6 triệu đồng/vụ, trừ chi phí đầu tư khoảng 1 triệu
đồng, lãi từ 4 - 5 triệu đồng. Tuy nhiên, bà con thường trồng theo kinh nghiệm, chưa biết áp dụng kỹ thuật bón phân hợp lý để tăng năng suất và phẩm chất trái, cho lợi nhuận cao. Ấu dễ trồng, ít sâu bệnh và nếu trồng mùa lũ nhiều phù sa, cũng sử dụng ít phân bón. Sau thu hoạch lúa dùng máy xới trục đất và bón lót khoảng từ 2 – 3 bao phân lân (100 – 150 kg/ha). Sau đó cho nước vào ruộng để cấy ấu giống. Lúc đầu, khi mới cấy ấu cần giữ mặt nước cao từ 20–30cm cho ấu phát triển nhanh. Bón thúc lúc 15 - 20 ngày sau trồng. Trồng ấu chỉ cần bón thúc phân một lần lúc ấu còn nhỏ, lượng phân bón 50kg DAP + 50kg urê cho 1ha. Khi nước lũ tràn về thì không cần bón phân nữa vì lượng phù sa đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây. Trong việc chăm sóc ấu, chú ý chỉ phun thuốc khi thật cần thiết và dùng những loại thuốc trong danh mục được phép sử dụng đểđảm bảo an toàn nguồn nước và sản phẩm củ ấu cho người tiêu thụ.Thông thường, từ lúc cấy ấu giống đến khi thu hoạch
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29
bán củ là trên dưới 2 tháng. Kể từ lúc thu hoạch lần đầu cứ 10 ngày lại thu hoạch củ 1 lần cho đến khi nước lũ rút. Trồng ấu đúng kỹ thuật cho năng suất củ cao, bình quân đạt từ 10 - 10,5 tấn/ha. Nhiều hộ nông dân ở Vĩnh Long trồng giống ấu Đài Loan do dễ trồng và thích nghi tốt, năng suất đạt cao từ 15 - 18 tấn/ha. Trước khi xuống giống lúa vụ đông xuân, bà con dùng máy trục nhấn vùi thân ấu xuống bùn, thân lá ấu cũng là nguồn phân hữu cơ rất tốt cho ruộng lúa vụ sau.