- Hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng phụ thuộc vào thời tiết: do địa hình thấp, dễ ngập úng vào mùa mưa ho ặ c kh
2.2.1. Kinh nghiệm của một sốn ước trên thế giới về hiệu quả kinh tế mô hình s ản xuất nông nghiệp trên đất trũng
2.2.1.1 Mô hình Nuôi cá kết hợp trồng lúa ở châu Á
Nuôi cá kết hợp trồng lúa là một hệ thống canh tác phổ biến trong các nước đang phát triển ở châu Á. Cá có thể nuôi trên cánh đồng nếu có nguồn cung cấp nước thuận tiện. Hiệu quả nuôi cá – lúa ngoài việc tăng thêm thu nhập từ cá, sản lượng lúa cũng tăng thêm do cá cung cấp phân và đặc biệt làm giảm côn trùng gây hại cho lúa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20
- Nuôi xen canh, nghĩa là cá được nuôi trong suốt thời gian cấy lúa - Nuôi cá luân canh trong đó cá và lúa canh tác ở những thời điểm khác nhau trong năm
Nuôi cá luân canh có 2 dạng là sau khi thu hoạch lúa sử dụng mặt nước
để nuôi cá và tận dụng nuôi cá giữa 2 vụ
Canh tác cá – lúa đã trở nên phổ biến ở các nước Đông Nam Á trong những năm gần đây do có nhiều tiềm năng thích hợp để phát triển. Nuôi cá lúa có truyền thống lâu đời ở Ấn Độ. Ấn Độ có hơn 2,3 triệu ha ruộng cấy lúa bị nước ngập sâu trong mùa mưa có thể sử dụng để nuôi cá nước ngọt.
Ở Thái Lan, diện tích nuôi cá – lúa chỉ chiếm 0,05% trong tổng số 8,9 triệu ha diện tích tiềm năng và có khoảng 3000 trang trại nuôi cá – lúa. Thông thường năng suất cá dao động từ 800 -900 kg/ha. Diện tích nuôi cá lúa đang ngày được mở rộng trên cơ sở áp dụng khoa học kỹ thuật và hệ thống canh tác tiên tiến
Nuôi cá ruộng ở Trung Quốc có lịch sử lâu đời, tiềm lực phát triên lớn,
ước tính có hơn 100 triệu mẫu, hiện mới sử dụng khoảng 1/5. Những tỉnh nuôi cá ruộng phát triển về mặt hiệu quả sinh thái kinh tế, xã hội đều rất rõ ràng. Tỉnh Tứ Xuyên xuất hiện mô hình hoàn toàn mới. Đó là sự kết hợp giữa trồng trọt và nuôi cá trên một diện tích. Các ao do nuôi cá lâu ngày, lớp bùn
đầy đọng lại dưới đáy ao, cần tát cạn nước ao sau đó cấy lúa hoặc để khô rồi trồng các cây nông nghiệp như chuối, dưa hấu... Các cây đó sẽ hút dinh dưỡng dư thừa trong bùn, nên đáy ao được cải tạo trong vài vụ trồng sau đó tiếp tục nuôi cá, cứ luân phiên như thế làm cho năng suất cây trồng và nuôi cá
đều ổn định.
2.2.1.2 Kinh nghiệm của Philippines: Cánh đồng lúa - vịt
Cơ quan Cải cách Nông nghiệp & Phát triển quốc gia Philippines (Parfund) ra đời năm 1992. Cơ quan này giúp đỡ những người được phân chia
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 đất năm 1988, dưới thời Tổng thống Corazon Aquino nhưng thiếu khả năng trở
thành “nông dân làm chủ”. Những cơ sở tại Butan là kết quả của một sáng kiến cách nay 16 năm, nhằm bón phân cho đất với giá rẻ nhất và tăng gấp 2 đến 3 lần thu hoạch lúa, nhờ vào đàn vịt. Loài vịt làm cho đất phì nhiêu bằng phân của nó, chúng ăn ốc, sâu bọ, côn trùng đục khoét thân lúa... cho phép giới hạn dùng phân bón và thuốc trừ sâu. Những con vịt một tuần tuổi được thả ra đồng lúc cấy lúa. Lặn hụp trong nước, chúng rúc rỉa vào cây lúa, tìm kiếm thức ăn. Theo các chuyên gia của Parfund, cách thức này tạo ra những hạt lúa rất sạch. Oxyt hóa do đàn vịt quậy trong nước ngăn chặn các loại vi trùng hiếm khí sinh sôi tạo ra khí methane, và carbonic gây hiệu ứng nhà kính.
Phải cần khoảng 150 con vịt cho 1ha đất trồng lúa. Đầu tư khoảng 10.000 peso (170 euro): một nửa dùng để mua lưới bao quanh khu đất nhốt vịt, số còn lại mua con giống và thức ăn. Lưới có thể sử dụng đến năm năm, chi phí giảm sau năm thứ hai. Trồng lúa bằng phân hóa học và thuốc trừ sâu tốn khoảng 25.000 peso/ha. Lại còn phải bỏ công làm cỏ và bắt ốc. Trong những cánh đồng thả vịt, lúa thu hoạch được hơn 5,8 tấn/ha, gần gấp đôi sử
dụng phân bón.
Khi thu hoạch lúa, sau 3,5 tháng, vịt đã đủ lớn để làm thịt. Cũng có thể để chúng ấp trứng cho lứa sau. Mục tiêu của Parfund là cung cấp vịt con cho 1.800 nông dân trong năm năm. Họđược tài trợ 2,16 triệu peso để quản lý dự
án và huấn luyện cho nông dân.
2.2.1.3 Mô hình VAC ở Jamaica
Bằng cách sử dụng phân gà làm nguồn thức ăn cho cá và nước từ
những ao cá này sau đó dùng để tưới cho những vườn rau nhỏ đó giúp cho nông dân ở Jamaica những nguồn thu nhập tốt. Đây là mô hình được Trường
đại học Jamaica nghiên cứu và thử nghiệm thành công trên thực tế. Tỷ lệ tăng trưởng cá nuôi ở những ao được cung cấp thức ăn dinh dưỡng từ phân gà là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22
cao hơn việc nuôi cá ở những ao bình thường. Cá được nuôi thử nghiệm bằng mô hình này tăng 35 kg/ha với cùng thời gian nuôi. Nhu cầu sử dụng phân gà ngày càng cao nên phải cho gà ăn nhiều dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng gà cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Hơn nữa, những chất mùn đọng lại đáy ao cũng lại một loại phân hỗn hợp rất tốt để chăm bón cho những cánh đồng khô hạn. Nếu nông dân sử dụng mô hình này sẽ thu được nhiều lợi nhuận trong việc canh tác và chuyển đổi cơ cấu làm ăn, quay vòng vốn rất nhanh. Họ sẽ
không cần tới những loại phân bón hóa học; mà chỉ cần việc tái sử dụng những loại phân bón hóa học; mà chỉ cần việc tái sử dụng những chất thừa để
làm phân bón là đủ, và cũng không đòi hỏi nhiều lao động. Ngoài ra, phương pháp canh tác này còn đem lại những lợi ích to lớn cho môi trường khi chúng ta tái sử dụng hết những chất dư thừa từ việc chăn nuôi gia cầm và cá.
Mô hình này đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho các hộ nghèo. Đây được xem là mô hình “Vườn – ao-chuồng” có hiệu quả cao.