Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 41 - 46)

- Hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng phụ thuộc vào thời tiết: do địa hình thấp, dễ ngập úng vào mùa mưa ho ặ c kh

3.1.1.Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Nho Quan nằm ở phía Tây bắc tỉnh Ninh Bình, phía Bắc giáp với tỉnh Hà Nam, phía Tây và Tây Bắc giáp với tỉnh Hoà Bình. Phía Đông giáp với thị xã Ninh Bình, phía Nam giáp với huyện Hoa Lư và thị xã Tam

Điệp, nằm trong khoảng từ 20o10’ đến 20o28’ vĩ độ Bắc, 105o32’ đến 105o58’ kinh độĐông.

3.1.1.2 Khí hậu

Vùng quy hoạch mang những đặc điểm khí hậu của tiểu vùng đồng bằng sông Hồng mùa hè nắng nóng mưa nhiều đầu vụ có những đợt gió Tây Nam khô nóng gay gắt, mùa đông lạnh và ít mưa.

- Nhiệt độ.

Nhiệt độ trung bình năm từ 22oC – 27oC. Nhiệt độ trung bình mùa đông là 20oC . Tháng lạnh nhất là tháng 1 và 2 nhiệt độ có thể xuống dưới 10oC. Mùa hè nhiệt độ trung bình là 27oC, tháng nóng nhất là tháng 7 và 8 nhiệt độ

trung bình lên đến hơn 30oC. - Chếđộ mưa.

Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1800 đến 1950mm, lượng mưa tập trung vào 6 tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm từ 80 đến 85% tổng lượng mưa cả năm. Lũ lụt cũng thường xảy ra vào thời điểm này. Về mùa khô, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 15 đến 20% tổng lượng mưa năm. Thời gian mưa nhiều nhất từ tháng 7 đến 9, lượng mưa lớn nhất là 297,6mm (tháng 9).

- Độẩm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

có độ ẩm tương đối cao, bình quân năm từ 84 đến 86%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 2 với độ ẩm đạt 90% và tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 10 với độẩm 81%.

- Lượng bốc hơi.

Lượng bốc hơi trung bình cả năm từ 850 – 870mm. Trong đó mùa hè chiếm 60% lượng bốc hơi cả năm. Lượng bốc hơi lớn nhất là 105 mm vào tháng 7, trong đó tháng 2 có lượng bốc hơi nhỏ nhất là 45mm.

- Gió.

Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa. Mùa hè, hướng gió hình thành là hướng gió Đông và Đông Nam. Về mùa đông hướng gió chính là gió mùa đông bắc.

3.1.1.3. Địa hình

Nho Quan là một huyện nằm trong khu vực tiếp giáp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ, có địa hình khá phức tạp, mang tính chất đặc trung của vùng núi cao và vùng bán sơn địa, đồng thời cũng là vùng

đất trũng thuộc hai khu vực phân lũ của sông Hoàng Long. Địa hình của huyện mang đặc điểm của ba tiểu vùng rõ rệt.

+ Tiểu vùng cao: nằm ở phía tây nam huyện, có đại hình cao, nhiều đồi núi, gồm ba xã (Kỳ Phú, Phú Long, Cúc Phương). Trong vùng có nhiều tài nguyên (rừng, đất) giúp phát triển kinh tế đồi rừng, trang trại với các loại cây trồng và cây ăn quả đồng thời cũng là vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi các loại đại gia súc và các loại con nuôi đặc sản.

+ Tiểu vùng đồng chiêm trũng: gồm các xã Thượng Hòa, Sơn Thành, Thanh Lạc, Gia Thủy, Đức Long, Lạc Vân sản xuất rất khó khăn, luôn bị đe dọa bởi lũ lụt, thiên tai, mất mát, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, sản xuất công nghiệp chỉ là khai thác đá ở quy mô nhỏ, nhưng cũng có tiềm năng phát triển thủy sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

+ Tiểu vùng bán sơn địa: gồm thị trấn Nho Quan và các xã còn lại, nằm ven Quốc lộ 12B, đường 477; đây là vùng kinh tế trọng điểm của huyện với tiềm năng phát triển du lịch và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Địa hình Nho Quan thấp dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông, độ

cao trung bình so với mặt biển từ 3 đến 5 m

Nho Quan có nhiều núi, có những dãy núi kéo dài hàng chục cây số. Có hai dãy núi chính. Dãy Thạch Bình xuống Yên Quang, Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long, Quảng Lạc. Dãy từ Xích Thổ xuống Gia Sơn, Gia Tường, Lạc Vân, Thượng Hòa.

Rừng Nho Quan chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên, có nhiều cây cối và cầm thú có giá trị.

3.1.1.4 Địa chất:

Là vùng đất được hình thành bởi sự bồi lấp của phù sa sông Hồng đồng thời là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên thành phần đất đai của vùng quy hoạch tương đối phong phú. Bao gồm các loại sau:

Đất phù sa không được bồi lắng hàng năm. Đất có phản ứng ít chua, có

độ phì cao, có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến đất sét. Đây là vùng dân cư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tập trung nên hầu hết diện tích được bố trí để trồng lúa màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác.

Đất phù sa Glay: được phân bố ở địa hình thấp, trũng thường xuyên bị

gập nước.

Đất chua, có độ pHkcl = 4.3 – 4.5 thành phần cơ giới thường là thịt nặng hàm lượng mùn thấp, đạm, lân tổng số và dễ tiêu từ nghèo đến trung bình.

Đất phù sa có tầng loang lổđỏ vàng: do ảnh hưởng của chếđộ nước và quá trình canh tác đã xuất hiện quá trình tích lũy sát nhóm hình thành vón, đá ong. Tỉ lệ kết vón trong đất khá cao. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹđến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

trung bình, hàm lượng các chất dinh dưỡng đạm, lân tổng số và dễ tiêu là trung bình.

Đất xám bạc màu: do phân bốở địa hình dốc nên quá trình rửa trôi, xói mòn đất diễn ra liên tục làm cho đất bị mất các chất dinh dưỡng. Các kim loại kiềm bị rửa trôi thành phần cơ giới nhẹ, tầng mặt chủ yếu là cát, phản ứng đất chua, hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng nghèo. Đất này chủ yếu trồng một vụ lúa và một vụ màu.

3.1.1.5 Thuỷ văn:

*) Hệ thống sông.

Vùng quy hoạch nằm trong vùng trung du miền núi nên hệ thống sông ngòi không nhiều lắm, các dòng sông đều có độ dốc nhỏ trên toàn vùng quy hoạch có các sông sau:

- Sông Đáy: Là chi lưu của sông Hồng bắt nguồn từ Hát Môn (Phú Thọ) đi qua địa phận Gia Viễn từ cầu Khuất đến cầu Gián dài 8 km. Dòng chảy của sông Đáy ở vùng quy hoạch chịu ảnh hưởng của dòng chảy sông Hồng qua sông Đào – Nam Định, vào mùa cạn khi lưu lượng sông Đáy kiệt thì được bổ xung nguồn nước từ sông Hồng qua sông Đào.

- Sông Hoàng Long: là phụ lưu của sông Đáy, bắt nguồn từ vùng núi gần thị xã Hoà Bình chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và đổ xuống sông

Đáy tại cửa Gián Khẩu. Mạng lưới sông chính ở lưu vực sông Hoàng Long có dạng rẻ quạt chế độ dòng chảy rất khác nhau giữa vùng núi và vùng đồng bằng. Thượng nguồn có độ dốc lớn nên khi có lũ nước ở các sông cùng đổ về

vùng đồng bằng gây ra lũ lụt nghiêm trọng.

Đây là trục tiêu nước chính của vùng, nó nhận nước trong nội vùng và lượng nước từ vùng đồi núi Hoà Bình, Nho Quan chảy ra sông Đáy đổ ra biển.

Sông Hoàng Long ngoài nhánh sông chính ở thượng nguồn là sông Bôi, về phía hạ lưu còn có hai nhánh chủ yếu là sông Đập và sông Lạng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

Bên cạnh các hệ thống sông chảy qua, vùng quy hoạch còn có các hồ tự

nhiên được phân bố ở nhiều nơi. Đây là nguồn tài nguyên quý giá không những đảm bảo cung cấp nước ngọt cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng, ngoài ra nó còn là tiềm năng để khai thác phát triển du lịch và nuôi trồng thuỷ sản.

*) Lũ lụt

Lưu vực sông Hoàng long nhỏ và nằm ở khu vực có địa hình khá thuận lợi cho việc hình thành các trận mưa lớn và bị ảnh hưởng của nhiều trận bão, áp thấp nhiệt đới. Lũ ở sông Hoàng Long chủ yếu là do mưa lớn ở trong lưu vực chảy ra. Thông thường lũở sông Đáy hoặc sông Hồng chỉ gây ảnh hưởng

đến quá trình diễn biến lũ ở sông Hoàng Long. Trong trường hợp lũ sông Hồng quá cao phải phân lũ vào sông Đáy thì lũ ảnh hưởng trục tiếp rất lớn vào sông Hoàng Long.

Vùng thường xuyên chịu lũ: Bao gồm sáu xã của huyện Nho Quan (Xích Thổ, Gia Sơn, Gia Lâm, Gia Thuỷ, Phú Sơn và ½ xã Lạc Vân) và phần diện tích ngoài đê thuộc huyện Nho Quan. Theo quy hoạch đây là vùng chứa lũ, nên khi có lũ thường bị ngập lụt, vùng này có diện tích tự nhiên là 5.830 ha, diện tích canh tác là 2.370ha với dân số trên 30 nghìn người.

Vùng thường xuyên phân lũ (khoảng 2,2 năm/lần), gồm 3 xã (Đức Long, Gia Tường và ½ xã Lạc Vân) được giới hạn bởi tuyến đê Đức Long – Gia Tường - Lạc Vân với diện tích tự nhiên 2040 ha trong đó diện tích canh tác là 1070 ha.

Vùng phân lũ hữu Hoàng Long: Được giới hạn bởi tuyến đê hữu Hoàng Long bao gồm các xã Quỳnh Lưu, Phú Lộc, Sơn Thành, Thành Lạc, Sơn Lai, Thượng Hoà, Văn Phú và Văn Phương của huyện Nho Quan và 4 xã của huyện Gia Viễn. Đây là vùng trọng điểm phân lũ Hoàng Long với diện tích tự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

Lũở sông Hoàng Long thường lên đột ngột với cường xuất lũ lớn, mực nước sông cao, lưu lượng lớn tốc độ dòng chảy ở thượng lưu và trung lưu khá lớn nhưng ở hạ lưu sông lại có độ dốc đáy rất nhỏ thậm chí có đoạn dốc ngược, cửa sông Hoàng Long đổ vào sông Đáy nên chịu ảnh hưởng rất lớn từ

lũ sông Đáy và sông Hồng ảnh hưởng ngược lên sông Hoàng Long.

Chính vì vậy lũ ở sông Hoàng Long tuy lên nhanh, cường suất lớn nhưng thời gian mực nước cao thường kéo dài gây nên ngập úng nghiêm trọng cho vùng hạ lưu sông Hoàng Long đặc biệt là các vùng của Nho Quan. Việc thường xuyên hứng chịu lũ lụt có hai mặt trong sản xuất, một mặt lũ lụt sẽ mang phù xa bồi đắp cho vùng đất trũng làm cho năng suất tăng, mặt khác lũ lụt sẽ là những rủi ro mà người sản xuất phải đối mặt và nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả và hiệu quả sản xuất trên đất trung. Để nâng cao hiệu quả và giảm rủi ro trong sản xuất, cần đầu tư hệ thống kênh mương tiêu thoát nước và đầu tư gia cố bờ bao để bảo vệ sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 41 - 46)