Tình hình chung về sản xuất trên đất trũng của huyện Nho Quan

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 59 - 66)

- Hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng phụ thuộc vào thời tiết: do địa hình thấp, dễ ngập úng vào mùa mưa ho ặ c kh

c. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:

4.1.1 Tình hình chung về sản xuất trên đất trũng của huyện Nho Quan

4.1.1.1 Tình hình sử dụng diện tích đất trũng của huyện

Nho Quan là một huyện nằm trong khu vực tiếp giáp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ, có địa hình khá phức tạp, mang tính chất đặc trung của vùng bán sơn địa, đồng thời cũng là vùng đất trũng thuộc hai khu vực phân lũ của sông Hoàng Long. Do đó diện tích đất sản xuất của huyện gần 1/3 điện tích là đất trũng.

Trong những năm qua, mặc dù đã được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây mới nhiều công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tuy nhiên do phần lớn các chân ruộng quá sâu trũng, lại cách xa công trình thuỷ lợi nên việc tiêu nước trong vụ mùa gặp nhiều khó khăn, trồng lúa không hiệu quả do năng suất lúa vụ mùa đạt thấp, chi phí sản xuất cao.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện mô hình chuyển đổi ruộng trũng tại của huyện sang trồng lúa kết hợp nuôi thuỷ sản. Kết quả đã hình thành nên một số mô hình sản xuất như: Lúa – cá, Lúa – Cá – Vit, mô hình chuyên Cá.

Số liệu thống kê cho thấy, trong các mô hình sản xuất đa canh trên đất trũng của huyện có xu hướng tăng lên thay thế cho mô hình sản xuất độc canh 2 vụ lúa. Bình quân qua 3 năm diện tích mô hình lúa cá tăng lên 30,14%, mô hình Lúa – Cá – Vịt tăng lên 16,44%, mô hình Chuyên cá tăng 31,8%, diện tích mô hình sản xuất 2 vụ lúa giảm 6,5%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

Bảng 4.1 Diện tích các mô hình sản xuất trên đất trũng huyện Nho Quan

Chỉ tiêu 2011 (ha) 2012 (ha) 2013 (ha) So sánh (%) 12/11 13/12 BQ Tổng diện tích đất trũng 12.294,09 12.294,09 12.294,09 100 100 100 DT sản xuất 2 vụ lúa 10.567,72 10.266,08 9.436,79 97,15 91,92 94,50 DT mô hình Lúa - Cá 1.215,37 1.436,47 2.058,25 118,19 143,28 130,14 DT mô hình Lúa - Cá- Vịt 232,48 274,13 315,22 117,92 114,99 116,44 DT mô hình chuyên Cá 278,52 317,41 483,84 113,96 152,43 131,80

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Nho Quan)

Số liệu cho thấy, qua 3 năm số hộ tham gia các mô hình sản xuất trên

đất trũng của huyện Nho Quan có xu giảm theo hướng tích cực, số hộ tham gia sản xuất các mô hình đa canh trên đất trũng như mô hình lúa cá, chuyên cá, lúa – cá vịt có xu hướng tăng lên dần thay thế cho các hộ sản xuất độc canh 2 vụ lúa cụ thể: Bình quân qua 3 năm số hộ chăn nuôi theo mô hình Lúa – cá của huyện tăng lên 19,01%, mô hình lúa – cá – vịt tăng 10,47%, mô hình chuyên cá tăng 13,29%. Số hộ sản xuất hai vụ lúa giảm 4,32%.

Bảng 4.2 Số hộ tham gia các mô hình sản xuất trên đất trũng huyện Nho Quan

Chỉ tiêu 2011 (hộ) 2012 (hộ) 2013 (hộ) So sánh (%) 12/11 13/12 BQ Tổng số hộ sản xuất trên đất trũng 27.381 27.523 25.712 100,52 93,42 96,90 Hộ sản xuất 2 vụ lúa 25.981 25.875 23.785 99,59 91,92 95,68 Hộ sản xuất mô hình Lúa - Cá 1.057 1.249 1.497 118,19 119,84 119,01 Hộ sản xuất mô hình Lúa - Cá- Vịt 172 203 210 117,92 103,49 110,47 Hộ sản xuất mô hình chuyên Cá 171 195 220 113,96 112,59 113,28

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Nho Quan)

4.1.1.2 Tình hình sử dụng diện tích đất trũng của các xã nghiên cứu

Trong 3 xã được lựa chọn làm địa bàn nghiên cứu, xã Thượng Hòa có diện tích đất trũng lớn nhất và cũng là xã có diện tích đất trũng được chuyển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51

sang sản xuất theo mô hình đa canh nhiều nhất. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất đa canh đạt 41,1%, tỷ lệ này của xã Thanh Lạc đạt 33,67% và của xã Sơn Thành

đạt 16,54%.

Trên địa bàn 3 xã nghiên cứu, mô hình lúa cá được nhiều hộ lựa chọn làm mô hình sản xuất với tỷ lệ diện tích chuyển đổi từ 13,87 – 32,63%. Nho Quan là một trong những huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình, có điều kiện kinh tế thấp do đó tỷ lệ các mô hình chuyên cá có tỷ lệ diện tích thấp từ 1,49 – 3,18%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

Bảng 4.3 Phân bố diện tích các mô hình sản xuất trên đất trũng huyện Nho Quan

Chỉ tiêu

Tổng DT đất trũng 2 Lúa Lúa - Cá Lúa - Cá - Vịt Chuyên cá

DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) Sơn Thành 575,99 18,25 480,70 23,04 79,90 9,04 8,59 11,27 6,80 6,19 Thanh Lạc 1151,14 36,47 763,50 36,60 338,00 38,23 22,14 29,06 27,50 25,02 Thượng Hòa 1429,26 45,28 841,90 40,36 466,30 52,74 45,46 59,67 75,60 68,79 Tổng số 3156,39 100,00 2086,10 100,00 884,20 100,00 76,19 100,00 109,90 100,00

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

Bảng 4.4 Số hộ tham gia các mô hình sản xuất trên đất trũng Chỉ tiêu Sơn Thành Thanh Lạc Thượng Hòa

Tổng số hộ sản xuất trên ruộng trũng 3.098 5.273 6.061 Hộ sản xuất 2 vụ lúa 2.955 4.693 5.175 Hộ sản xuất mô hình Lúa - Cá 118 497 686 Hộ sản xuất mô hình Lúa - Cá- Vịt 16 41 84 Hộ sản xuất mô hình chuyên Cá 10 42 116

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Nho Quan) 4.1.1.3 Vốn sản xuất của các hộ

Hiện nay, lượng vốn nuôi trồng thuỷ sản của các hộ nuôi trồng trên địa bàn xã gồm tự có, vay ở các tổ chức, từ tư nhân, ngân hàng nhưng chiếm tỷ lệ

lớn vẫn là lượng vốn đi vay từ ngân hàng còn vốn tự có là rất ít.

Yêu cầu lượng vốn lớn không chỉ là vốn ban đầu mà còn phải bỏ vốn

để cải tạo hàng năm, mua thức ăn dự trữđề phòng khi giá tăng cao nên không ít hộ nông dân, nhất là những hộ sản xuất mô hình chuyên cá và lúa cá vịt có mức đầu tư lớn gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn.

Qua điều tra phỏng vấn các hộ cho biết nếu có được nhiều vốn hơn hộ

sẽđầu tưđểđắp to bờ, mua thêm tư liệu sản xuất để phục vụ cho quá trình sản xuất của hộđược tốt hơn từđó sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất.

Bảng 4.5 Tình hình vay vốn cho sản xuất của các hộ

Đơn vị tính: %

Mô hình Vốn tự có Vay ngân hàng Vay tổ chức Vay tư nhân

Chuyên cá 20,16 78,22 1,12 0,5

Lúa – cá 31,12 66,54 2,15 0,19

Lúa - cá – vịt 15,72 81,32 0,82 2,14 Sản xuất 2 vụ lúa 87,56 12,44

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

4.1.1.4 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các mô hình

Tiêu thụ sản phẩm sau khi thu hoạch đang là vấn đề luôn được các hộ

quan tâm. Bởi vì ngoài lúa, vịt ra thì sản phẩm thuỷ sản là mặt hàng tươi sống không để lâu được nên khi đánh bắt xong cần được tiêu thụ ngay mới đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

Sơđồ 4.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng của các hộ trong xã

Qua sơ đồ kênh phân phối sản phẩm tiêu thụ của các hộ trong huyện cho thấy phần lớn sản phẩm nuôi trồng bán cho người thu gom chiếm 70%, 30% sản phẩm bán cho người tiêu dùng trong huyện sản phẩm không đảm bảo trọng lượng đưa đi các nơi khác. Các hộ nuôi trồng bán sản phẩm chủ yếu cho người gom vì khi thu hoạch người dân đánh bắt rải rác không tập trung do

đó mà mỗi hộđánh bắt rồi người thu gom sẽ tập hợp sản phẩm lại sau đó đưa

đi tiêu tiêu thụở các huyện trong tỉnh và ngoài tỉnh. Nếu người dân thu hoạch rải rác như vậy mà đưa đi tiêu thụ các nơi xa thì gây nên sự tốn kém, khó khăn trong khâu vận chuyển vì thế người dân bán chủ yếu cho người thu gom và chủ yếu bằng thỏa thuận miệng. Phương thức tiêu thụ như vậy gây nhiều

Người tiêu dùng trong và ngoài huyện

Người thu gom Người sản xuất

Người tiêu dùng trong huyện

30%

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

thiệt hại cho người sản xuất, giá bán không ổn định, có lúc giá cao, có lúc giá thấp, sản phẩm thường bị tư thương ép giá.

4.1.1.5 Khó khăn chủ hộ thường gặp phải trong quá trình sản xuất

- Cơ sở hạ tầng trong vùng trũng như hệ thống điện, đướng xá đi lại khó khăn nhất là về mùa mưa, hệ thống kênh mương đã được đầu tư nhưng chưa đảm bảo cho việc lấy nước và tháo nước ra đểđảm bảo môi trường nước

được sạch sẽ.

- Dịch bệnh thường xảy ra, chuột phá hoại nhiều....

- Nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn, việc vay vốn, tiếp cận nguồn vốn vay

ưu đãi cho sản xuất gặp nhiều khó khăn.

- Kinh nghiệm nuôi cá tích luỹ chưa nhiều, rất nhiều người cần được giúp đỡ tư vấn về nuôi cá và nuôi vịt nhưng cán bộ khuyến nông chưa đáp

ứng được.

- Bệnh cá chưa có thuốc đặc hiệu để phòng và trị bệnh cho cá, xã và huyện chưa có đủ nguồn thuốc thú y và cán bộ chuyên về chữa bệnh cho cá.

- Giá cả đầu vào cao trong khí giá bán sản phẩm thấp - Tiêu thụ sảm phẩm khó, giá cả không ổn định.

- Trình độ của người dân còn hạn chế các hộ chưa biết cách xử lý, điều tiết môi trường ao nuôi, đặc biệt là hiện tượng sặc chưa.

- Kiến thức về thị trường của người chăn nuôi hạn chế nên họ lúng túng trong việc xác định các loại thủy sản, thức ăn cũng như tiêu thụ sản phẩm

- Huyện chưa có cơ sở, bác sĩ chuyên về thủy sản do đó khi dịch bệnh xảy ra các hộ không có cách và không có thuốc để xử lý.

- Trên địa bàn huyện chưa có cơ sở sản xuất giống đảm bảo chất lượng và nguồn cung cấp giống mới không đa dạng.

- Thị trường tiêu thụ phụ thuộc vào người bán buôn nên dễ bị ép giá, mặt khác việc thu hoạch cá thường diễn ra đồng loạt vào lúc cấy hái hay dịp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

cuối năm nên khó có thể tăng giá bán.

4.1.2 Hiệu quả các mô hình sản xuất trên đất trũng huyện Nho Quan theo quy mô sản xuất

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)