Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình sản xuất trên đất trũng

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 25 - 29)

- Hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng phụ thuộc vào thời tiết: do địa hình thấp, dễ ngập úng vào mùa mưa ho ặ c kh

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình sản xuất trên đất trũng

2.1.5.1 Đối tượng sản xuất

Đối tượng sản xuất nông nghiệp là động, thực vật, Các biện pháp kỹ

thuật sản xuất của con người chỉ khi nào phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản của động thực vật mới có thể thu được hiệu quả cao. Vì vậy, việc lựa chọn đối tượng để sản xuất phù hợp với môi trường và điều kiện kinh tế kỹ thuật của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất. Các đối tượng sản xuất cho năng suất cao sẽ cho sản lượng lớn, đối tượng sản xuất có giá trị kinh tế cao sẽ có giá bán cao, ngoài đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa còn có thể xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

2.1.5.2 Chất lượng giống

Trong sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi phụ thuộc vào rất lớn vào trình độ, kỹ thuật của người sản xuất và chất lượng giống. Giống đưa vào sản xuất nếu đảm bảo chất lượng như đã thuần chủng, có giá trị kinh tế cao, có khả năng kháng bệnh tốt sẽ có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và sản lượng cao. Ngược lại, nếu giống không đảm bảo chất lượng sẽ gây tỷ lệ sống thấp,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 16

thoái hóa, sinh trưởng, phát triển chậm, dẫn đến năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu, kéo dài thời gian sản xuất, giá bán thấp.

2.1.5.3 Phương thức sản xuất

Các phương thức sản xuất khác nhau sẽ mang lại hiệu quả kinh tế khác nhau. Đối với hình thức canh tác mà mức độ đầu tư thấp, nguồn dinh dưỡng phần lớn trông vào tự nhiên, thì sản lượng thường thấp, hiệu quả kinh tế của

hình thức này, xét về thu nhập thường thấp. Tuy nhiên, do đầu tư thấp nên hiệu quả lại cao. Đối với hình thức sản xuất có sự đầu tư về giống, thức ăn phân bón cho đối tượng nuôi trồng. Trong phạm vi kỹ thuật cho phép, mức

đầu tư chi phí càng lớn sẽ cho sản lượng càng cao, dẫn đến hiệu quả sản xuất

lớn và đem lại thu nhập cao cho người sản xuất.

2.1.5.4 Cơ sở hạ tầng

Trong sản xuất, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phục vụ, tối ưu hóa hệ thống máy, thiết bị có vai trò quan trọng đối với sản xuất. Hệ

thống công trình phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên đất trũng như hệ

thống thủy lợi, các kênh tiêu thoát nước đóng vai trò quan trọng cho sản xuất. Hệ thống cung cấp và tiêu thoát nước thuận lợi góp phần giảm chi phí cho sản xuất. Các công trình phục vụ cho sản xuất như hệ thống ao, kè, đập, bờ

góp phần cho hoạt động nuôi trồng được thuận lợi, giảm được thất thoát do các loài địch hại hay giảm thiểu thiệt hại trong mùa mưa lũ. Trang bị và sử

dụng hợp lý, hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất góp phần làm tăng năng suất, tăng sản lượng, tuy nhiên phải đầu tư chi phí, vì vậy ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất.

2.1.5.5 Trình độ năng lực của người sản xuất

Đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp là những cơ thể sống, là các loại động thực vật thủy sản chúng sinh trưởng, phát sinh, phát triển theo các quy luật sinh học nên con người phải tạo được môi trường sống phù hợp cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17

từng đối tượng mới có thể thúc đẩy khả năng sinh trưởng và phát triển của nó. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất của con người chỉ khi nó phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển của các loại động thực vật mới có thể thu được năng suất và sản lượng cao. Vì vậy, để sản xuất đạt hiệu quả cao, sự hiểu biết về kỹ thuật sản xuất và việc tổ chức sản xuất theo các quy trình kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi người sản xuất đầu tư vốn vào sản xuất, nếu không có sự hiểu biết hay trình độ nhất định về lĩnh vực, loại cây trồng vật nuôi, họ sẽ gặp nhiều khó khăn và hiệu quả sản xuất có thể không cao. Nguời sản xuất không có trình độ năng lực về kỹ thuật nuôi, năng lực tổ chức sản xuất mà chỉ dựa vào kinh nghiệm. Có kinh nghiệm trong sản xuất cũng quan trọng, song kinh nghiệm đôi khi không giải quyết

được những vẫn đề kỹ thuật nảy sinh, những sự cố trong qúa trình sản xuất như vấn đề dịch bệnh, xử lý môi trường.., các vấn đề kỹ thuật nuôi cần tuân thủ. Khi người nuôi có trình độ năng lực, họ biết nghiên cứu thị trường, biết xác định loại cây trồng vật nuôi, hiểu biết về kỹ thuật và biết áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, biết tổ chức quá trình sản xuất, biết xử lý môi trường, xử lý, biết phòng và điều trị dịch bệnh… kết quả sản xuất sẽđạt hiệu quả kinh tế cao.

2.1.5.6 Khả năng tiếp cận công tác khuyến nông

Khuyến nông được xem là một hình thức đào tạo không chính quy để

nâng cao kiến thức và kỹ thuật cho nông dân, ngư dân và cung cấp thông tin toàn diện cho người sản xuất về chủ trương, chính sách, định hướng phát triển, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo nguyên liệu cho xuất khẩu và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân. Vì vậy, đối với các nông hộ được tiếp cận với công tác khuyến nông có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để họ sản cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt khi trình độ hiểu biết kỹ thuật của nông dân còn hạn chế. Được tiếp cận với công tác khuyến nông, nông dân được tập huấn, tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật cũng như những công nghệ về nuôi trồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18

và những kinh nghiệm điển hình sản xuất giỏi, có hiệu quả kinh tế. Thông qua khuyến nông nông dân cũng được bồi dưỡng, phát triển kỹ năng kiến thức quản lý kinh tế và được cung cấp những thông tin cần thiết để bố trí sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao. Nông dân cũng có thểđược tham gia thực hiện các mô hình trình diễn tập trung vào những đối tượng sản xuất có giá trị

kinh tế cao. Các hộ được tham gia hoạt động khuyến nông sẽ có hiểu biết về

quy trình chăm sóc, đầu tư chi phí hợp lý từ đó giúp giảm chi phí, năng suất, chất lượng cao và hiệu quả sản xuất cao.

2.1.5.7 Vốn đầu tư của các hộ

Trong bất kì một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì vốn luôn là một yếu tố quyết định đến ứng xử của chủ hộ. Tuỳ vào lượng vốn tự có và đi vay mà họ quyết định phương thức sản xuất, quy mô, quy trình sản xuất, mức độ đầu tư và có sự điều chỉnh phù hợp. Đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp nói chung và trong các mô hình sản xuất trên đất trũng nói riêng là các

đối tượng sống có quy luật sinh trưởng và phát triển nhất định, nếu như được

đầu tư về dinh dưỡng hợp lý và đúng lúc sẽ giúp cho đối tượng sản xuất sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao và đạt được hiệu quả

cao và ngược lại.

2.1.5.8 Thị trường

Hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất được xác định bằng kết quả thu

được trừ chi phí đầu vào. Kết quả thu được, ngoài nhân tố sản lượng, nhân tố

giá bán có ảnh hưởng trực tiếp. Giá bán sản phẩm của hộ phụ thuộc vào nhiều

yếu tố như chủng loại và chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ, mùa vụ, thị

yếu người tiêu dùng, sự thỏa thuận với tư thương…Giá cả của các yếu tố đầu vào cũng là nhân tốảnh hưởng lớn đến chi phí. Để tiến hành sản xuất, người nông dân phải bỏ ra nhiều tiền để mua các nguồn lực đầu vào như con giống,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19

giá phụ thuộc vào giá cả thị trường và nhà cung cấp. Tuy nhiên chi phí cho mỗi nguồn lực lại chịu sựảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố khác, cụ thể là:

+ Các yếu tốảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu như: giá mua, điều kiện tự nhiên của kỳ thu mua, đối tượng cung cấp, hình thức vận chuyển.

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến khấu hao tài sản cốđịnh như: Đất, mức độđầu tư xây dựng công trình nuôi, trang thiết bị, giá thành, thời gian sử dụng.

+ Chi phí lao động phục vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: sức lao động, trình độ lao động, thị trường sức lao động.

+ Chi phí thuế chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: chính sách thuế

nông nghiệp của Chính phủ.

Như vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất các mô hình. Tuy nhiên mức độ tác động của các yếu tố nay khác nhau tuỳ

thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, trình độ va năng lực của người nuôi và lực lượng lao động, mức độ phát triển và áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật nuôi trồng, tập quán tiêu dùng (Đỗ Trọng Dũng, 2010).

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)