Ngôn ngữ độc thoại

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của jack london (Trang 54 - 59)

6. Cấu trúc của khoá luận

2.5.2 Ngôn ngữ độc thoại

Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại của nhân vật còn có ngôn ngữ độc thoại. “Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong tâm hồn nhân vật, là ý nghĩ thầm kín, là lời tự nhủ của nhân vật hoặc nhân vật nói to lên với chính mình”. Độc thoại nội tâm bộc lộ đời sống tinh thần của nhân vật, làm hiện rõ “con người bên trong của nó”.

Trong truyện Sóng lớn Canaca có đoạn ông Li Bactơn đã tự thầm nói với mình “Anh hoảng hốt thầm tự hỏi mình, phải chăng giống như những người khác của dòng họ Bênêdie, khi đang yêu là chuyện lãng mạn đầu tiên của vợ anh chăng” [10, 179]. Độc thoại nội tâm được tác giả sử dụng cũng khá nhiều trong tác phẩm này

Người đàn à sinh n đê có khi đọc thoại còn là sự giãi bày những bi kịch , đau khổ khi phải sống trng một môi trường gò bó “Tôi sống như vậy vô lý quá, sống như vậy có lợi ích cho ai?, Tôi sinh ra để làm gì …” 9, 139],những ước mơ về cuộc sống thôi thúc nàng.

Sử dụng biện pháp độc thoại nội tâm, J. London để cho nhân vật tự giãi bày tư tưởng tình cảm của mình.

Trên đây là một số phương diện cơ bản được J. London sử dụng trong quá trình xây dựng nhân vật. Có thể nhận thấy trong khi xây dựng lên hệ thống nhân vật J. London đã sử dụng linh hoạt tài tình và sáng tạo những biện pháp nghệ thuật như miêu tả ngoại hình, các xung đột, hành động… Nhà văn xây dựng lên một hệ thống nhân vật hết sức phong phú đa dạng và sinh động. Điều đó góp phần vào việc thể hiện nội dung tư tưởng cũng như giá trị to lớn của tập truyện ngắn. Còn nhiều phương diện nghệ thuật khác ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự hình thành tích cực nhân vật, diễn biến tâm lý và sự phát triển của cốt truyện: không gian, thời gian… Nhưng trong khuôn khổ phạm vi khoá luận và trình độ người viết còn hạn chế chúng tôi xin phép không đề cập đến.

Có thể nói qua hai tập truyện ngắn, với những đổi mới, cách tân độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, J. London đã có những đóng góp nhất định vào quá trình hiện đại hoá văn học Mỹ.

KẾT LUẬN

J. London là nhà văn lớn không chỉ của riêng nước Mỹ mà của cả nền văn học thế giới. Điều đó được khẳng định qua những gì mà ông đã đóng góp trong thực tiễn sáng tác của mình. Các truyện ngắn của ông được đông đảo các độc giả đón nhận và luôn giành được sự yêu mến.

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của J. London phong phú, đa dạng, bao gồm con người, loài vật và thiên nhiên. Nổi bật nhất trong thế giới nhân vật của J. London làkiểu nhân vật người hùng.Trong truyện ngắn của J. London, người hùng không được hiểu theo quan niệm truyền thống, dù vẫn mang những phẩm chất mạnh mẽ, giàu ý chí nghị lực, hành động dũng cảm, nhưng đó không phải là kiểu người đại diện cho phẩm chất và khát vọng của cộng đồng, mà thường là những cá nhân xuất hiện trong tư thế đơn độc.

Ngoài ra J. London còn để lại dấu ấn đậm nét qua kiểu nhân vật thiên nhiên – vừa hiền hoà nhưng cũng thật hung bạo, những kẻ thù hung bạo luôn rình rập, đe dọa sự sống con người. Đó là tuyết trắng giá lạnh ở miền Bắcvà sóng lớn dữ dội ở miền biển phương Nam. J. London còn đi miêu tả thiên nhiên thơ mộng hữu tình, không gian yên ả giữa núi rừng. Nhân vật người phụ nữ với những đức tính chung thuỷ, vừa dịu dàng lại thông minh gan dạ biết giữ đúng phẩm chất quý giá của mình, bên cạnh đó người phụ nữ còn biết đấu tranh với những khó khăn gian khổ để tìm thấy cho mình cuộc sống tốt đẹp hơn. Loài vật có lẽ là kiểu nhân vật hết sức đặc biệt, ông xây dựng nhân vật này để phản ánh sự hung dữ tàn bạo của một bộ phận người trong xã hội tư bản Mỹ đương thời.

Trong phần nghệ thuật xây dựng nhân vật, ông chú trọng khắc hoạ nhân vật qua những tình huống cụ thể, những xung đột giữa con người với thiên nhiên và ngay cả chính giữa con người với con người với nhau. Không những thế, ông còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật để khắc hoạ rõ nét hơn về nhân vật của ông qua nghệ thuật tả với việc miêu tả ngoại hình nhân vật, hành động và tâm trạng của

nhân vật giúp chúng ta phần nào hiểu rõ thêm về thế giới nhân vật của J. London. Nghệ thuật trần thuật, đối thoại,độc thoại tất cả đã góp phần làm hoàn thiện hơn cho thế giới nhân vật của ông. Qua đó khẳng định được giá trị của tác phẩm cũng như tài năng của nhà văn.

J. London là nhà văn xuất sắc - người đã sáng tạo nên một vườn văn rộng lớn trong nền văn học Mỹ thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Những tác phẩm tiêu biểu của ông đã được giới thiệu đến người đọc nhiều nơi trên thế giới.

Với niềm say mê và niềm yêu thích đặc biệt đối với J. London, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu để góp phần làm rõ các phương diện mà đã được nêu ở bên trên.Hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều đề tài nghiên cứu đến truyện ngắn của J. Lodon, và nhiều hướng tiếp cận mới để đánh giá một cách đầy đủ và chân xác về tài năng, phong cách cũng như những đóng góp nghệ thuật của nhà văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Kim Anh (2003), “Lòng khát khao sống và cuộc đấu tranh sinh tồn trong tác phẩm “Tình yêu cuộc sống” của Jack London”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, số 8, tr. 60-63.

[2] Nguyễn Kim Anh (2004), Thiên nhiên đặc trưng trong thi pháp tiểu thuyết của Jack London, Luận án Tiến sĩ, Viện văn học.

[3] Lê Huy Bắc (2003) Văn học Mỹ, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[4] Lê Huy Bắc 2003, Nghệ thuật xây dựng cốt truyện xung đột trong tác ph m của

c on on tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 7.

5] Lê Đình Cúc (2004), Tác gi Văn học Mỹ thế kỉ XVIII-XX, Nxb Khoa học Xã

hội, Hà Nội.

[6] Nguyễn Đức Đàn (1996), Hành trình văn học Mỹ, Nxb Văn học, Hà Nội.

[7] Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[8] Nguyễn Trọng Đức (2007), Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Jack London, Luận văn Thạc sĩ ,Trường đại học Sư phạm Hà Nội.

[9] Giắc Lănđơn (1984),Sự im lặng màu trắng, truyện ngắn chọn lọc, Nxb tác phẩm

mới, Hội nhà văn Việt Nam.

[10] Giắc Lănđơn (1986),Sóng lớn Canaca, truyện ngắn, Nxb tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam.

[11] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chỉ biên) (1997), Từ điển

thuật ng Văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

12] Lê Lâm (2010), “Loài vật trong sáng tác của Jack London và Ernest Hemingway”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 5 văn học, tr.57-63.

[13] Hoàng Phê, (chủ biên),1997, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

14] Bùi Văn Thạch (2003) Thế giới nhân vật vùng K.Londike của Jack London, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[15] Nguyễn Thị Thu Trang (2012), Tính sử thi trong truyện ngắn của Jack London, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[16] Phùng Văn Tửu (2009), “Người kể chuyện xưng “tôi” trong văn chương hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 11, tr. 35 – 50.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của jack london (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)