Loài vật mang dấu ấn ngụ ngôn

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của jack london (Trang 28 - 31)

6. Cấu trúc của khoá luận

1.3.4Loài vật mang dấu ấn ngụ ngôn

Đọc truyện ngắn của J. London ta thấy có một sự tương đồng giữa thế giới loài vật với thế giới con người. Nếu như con người trong truyện của J. London có đủ mọi giai cấp, tầng lớp, sắc tộc và quê hương bản quán khác nhau, thì loài vật cũng hết sức phong phú và đa dạng, từ những con vật to lớn như ngựa, chó sói, cừu, bò, thỏ, cá… đến cả những loài côn trùng bé nhỏ như giun, dế…Đặc biệt hơn cả đó là J. London đã đi tập trung vào nhân vật loài chó nhiều nhất, hầu hết các truyện của ông đề đề cập đến nhân vật con chó, con chó dường như luôn luôn xuất hiện cùng với con người, trong những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, loài chó cũng góp phần làm cho truyện trở nên hấp dẫn hơn. Con chó cũng là loài vật hết sức quen thuộc với văn thơ truyền thống đặc biệt là ở thể loại ngụ ngôn.

Nhà văn đã sử dụng thủ pháp nhân hóa để biến loài vật này thành những con vật đội lốt người. Đó là những con chó biết nói tiếng người, biết suy nghĩ và hành động giống như con người, qua đó phản ánh hiện thực cũng như đề xuất nhiều bài học giáo huấn cho con người. Dưới ngòi bút của J. London, nhà văn đặc biệt nhấn mạnh tính chất tự nhiên hoang dã của loài sinh vật này. Ví dụtrong truyện ự i lặng àu trắng, “Bầy chó bắt đầu cắn xé lẫn nhau (…). Những ngọn roi quất mạnh xuống đầu chúng cũng chẳng ăn thua gì. (…) bất chấp quy luật của chủ, nhảy vào định ăn phần thức ăn dự trữ (…) và, một tấn bi kịch truyền thống của quy luật sinh tồn đã diễn ra với tất cả sự dã man của nó” 9, 20].

Con người và con vật quyết chiến để giành phần thắng. Đằng sau tính chất hoang dã của loài chó, J. London muốn nói đến cái hung dữ tàn bạo của một bộ phận người trong xã hội tư bản: mạnh được yếu thua, con người vô tình vô nghĩa,

cắn xé lẫn nhau để tồn tại và giành lợi ích về mình. J. London mượn loài chó để phê phán và giáo huấn loài người.

Đặc biệt hơn, J. London thường so sánh loài chó sói với con người ở một số điểm

tínhcách. Chẳng hạn trong truyện Hội nh ng người già có đoạn: Những con chó

của chúng tôi là thuộc loài chó sói, chúng có bộ lông dày và rất ấm, không hề biết sợ giá buốt và bão tuyết. Và chúng tôi cũng giống chúng - cũng không sợ giá buốt, bão tuyết, (…). Những con chó của chúng tôi rất can đảm, chúng tôi cũng rất can đảm” [9, 63].

Trong truyện Tình yêu cuộc sống nhà văn đã so sánh sự kiên trì của người và

sói: “Sự kiên trì của con sói thật ghê gớm. Sự kiên trì của con người cũng ghê gớm không kém” 9, 101].

Điểm độc đáo nhất và cũng là điểm thể hiện rõ nhất tài năng xây dựng nhân vật loài vật của J. London là nghệ thuậtkhắc họa thế giới tâm lí phức tạp của loài chó. Nếu loài chó trong ngụ ngôn biết tự nói năng và bộc lộ tình cảm, thì loài chó trong truyện của J. London lại là những con vật thực thụ, chúng cũng có thế giới nội tâm phong phú, phức tạp, nhưng chúng không biết nói. Bởi vậy, người kể chuyện phải miêu tả diễn biến tâm lý của chúng. Thế giới tâm lí loài chó có khi được người kể chuyện miêu tả bằng lời văn trực tiếp. Chẳng hạn: “Đàn chó đã mệt mỏi từ xế trưa, nhưng lúc này chúng tỏ ra như có thêm một nguồn sinh lực mới. Trong đám

những con chó khôn có một vẻ n ch n, chúng hung hăng nhưng bị dây kéo cản

lại, chúng căng mũi đánh hơi và dỏng tai lên ngh ngóng. Chúng ực tức với những

con có vẻ thờ , thúc giục những con này bằng cách táp nhẹ vào mông chúng. Những con bị trách óc như vậy cũng xúm lại, hùa vào khiến cả bầy hung hăng

thêm. Sau cùng, con đầu đàn của chiếc xe dẫn đường rít lên một tiếng ãn nguyện,

rạp mình xuống tuyết rồi lao về phía trước” [9, 20].

Nhà văn miêu tả tâm lí loài vật giống như con người nhưng không ngoài mục đích phê phán lối sống thực dụng, và thiếu vắng tình nghĩa của một bộ phận người trong xã hội đương thời.

Bên cạnh loài chó thì trong truyện cũng xuất hiện những nhân vật loài vật

khác, như trong truyện Khe núi toàn vàng xuất hiện chú hươu “ chú hươu đỏ đứng

dưới suối, nước ngập đến đầu gối, mắt nửa nhắm nửa mở, như đang ngủ gật” hay “đôi tai chú hươu đã dựng đứng lên căng ra, chăm chú lắng nghe tiếng động, hai lỗ mũi của chú rung rung và khịt khịt hít không khí [9, 154-156].

Trong truyện Hội nh ng người già “Chỗ này hôm qua có con thỏ chạy qua,

chạy đến chỗ này, nó chui vào bụi liễu ngồi nghe ngóng, ròi không biết sợ cái gì nó lại chạy đi, đến chỗ nó quay lại rồi bất thình lình, chạy nhanh nhảy những bước dài [9, 60].

Như vậy, qua phần phân tích ở trên chúng ta có thể thấy được tác giả đã thành công trong việc tạo nên một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng, thấy được tầm bao quát hiện thực rộng lớn của ông và những trăn trở mang tính nhân loại và thời đại.

Chƣơng 2

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA JACK LONDON

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của jack london (Trang 28 - 31)