6. Cấu trúc của khoá luận
2.3.2 Tả hành động
Bên cạnh việc tác giả miêu tả nhân vật về ngoại hình thì nhân vật còn được khắc hoạ qua nghệ thuật tả về hành động trong chuỗi các tình huống sự kiện liên quan trong tác phẩm là một cách nhà văn giúp độc giả hiểu hơn về tính cách và phẩm chất của nhân vật.
Ví dụ: Truyện ngắn Tình yêu cuộc sống kể về cuộc hành trình gian khổ của
người đàn ông trong môi trường tự nhiên hết sức khắc nghiệt. Trong cuộc hành trình ấy thiên nhiên luôn gia tăng sức mạnh, kéo theo đó là sự phát triển tâm trạng và hành động của con người. Ban đầu là “một quang cảnh không thấy gì làm phấn khởi. Đâu đâu cũng là đường chân trời mềm mại. Các trái đồi đều thấp. Chẳng có cây to, cây nhỏ, cũng chẳng có cỏ. Chẳng có gì ngoài một sự tiêu điều mênh mông và ghê gớm”. Khung cảnh thiên nhiên đó đã “khiến cho cái sợ mau chóng nhóm lên trong mắt gã”. “Với một sự tuyệt vọng như điên, bất kể đau, gã hối hả lên dốc, tới tận đỉnh đồi, nơi bạn gã đã đi khuất. Nhưng tới đỉnh, gã trông thấy một thung lũng
nóng, trống vắng sự sống”. Một lần nữa “gã lại đấu tranh với cái sợ”. Cho đến khi “mắt cá gã đã cứng ngắc, bước đi cà nhắc hơn, nhưng cái đau ấy hồ như chẳng thấm gì so với cái đau hành hạ dạ dày. Những cơn đói quặn thắt ruột thắt gan cứ nhay hủy cho đến khi gã không thể giữ cho đầu óc tập trung vào lộ trình gã phải theo”. Gã tới một thung lũng, trong khi gã đau đớn và đói khát thì thế giới tự nhiên lại ra sức đùa cợt gã. Những chú gà gô béo mầm vỗ cánh rào rào và cất lên những tiếng kêu “kéc kéc kéc” như để trêu ngươi một gã đàn ông đang trong cơn đói đến cùng cực. Bất lực trước đàn gà gô, gã lại “sục những vũng nước mò ếch nhái và lấy móng tay đào đất tìm giun”. Tiếp đó là cuộc săn bắt những con cá Tuê, nhưng rồi gã cũng thất bại. Thiên nhiên tiếp tục gia tăng sự đe doạ đối với con người. “không khí quanh gã dày đặc thêm và trắng dần”, tuyết trắng mỗi lúc một xuống nhiều, dập tắt lửa và làm hỏng cả chỗ rêu dự trữ làm chất đốt của gã. Thiên nhiên càng gia tăng sự tàn khốc thì “sự can đảm tuyệt vọng của gã bị một nỗi sợ dâng trào mãnh liệt đánh bật ra”. Thế nhưng, với bản tính mạnh mẽ, anh hùng, gã đàn ông vẫn tiếp tục cuộc hành trình. Cho đến khi gã gặp một con sói ốm. “Thế là bắt đầu một tấn bi kịch để tồn tại, khốc liệt chưa từng thấy. Một con người ốm phải bò lết và một con sói ốm tập tà tập tễnh, hai sinh vật kéo lê thân xác hấp hối qua cảnh hoang sơ, và bên nọ rình cướp sự sống của bên kia”. Gã đàn ông mặc dù sức cùng lực kiệt nhưng vẫn không chịu đầu hàng. Tình yêu cuộc sống là ngọn lửa thúc giục gã tiến lên, đấu tranh đến cùng để bảo toàn sự sống. Và cuối cùng, sức mạnh của ý chí nghị lực phi thường đã giúp cho gã chiến thắng trở về.
Miêu tả hành động thường xuất hiện rõ hơn ở những nhân vật anh hùng, khi mà ở những nhân vật này mới cho người đọc hình dung ra hành động của nhân vật trong truyện hiểu rõ hơn về mục đích của việc hành động ấy. Trong Một người Mêhicô khi mà tác giả miêu tả cuộc chiến đấu giáp lá cà giữa hai nhân vật Rivêra và Đanny. Cuộc chiến bắt đầu với phần thắng nghiêng về Đanny “Đanny xông xáo chiếm gần hết không gian trên đài trong đợt tiến công giáp lá cà, ý đồ của hắn muốn nuốt chửng chàng thanh niên Mêhicô lộ ra trông thấy. Hắn tấn công không phải chỉ bằng một cú đấm, bằng hai tay hay một tá, trái lại hắn đấm xới xả” [10, 225] và vừa
phải trải qua cuộc đấu đầy khó khăn đó thì Rêvêra đã dũng cảm và đánh ngã gã Đanny đáng gờm “Thân hình hắn run run bắn lên lúc hắn cố tỉnh lại, trước đó, hắn không hề lảo đảo hoặc té xỉu, cũng không hề ngã bổ nhào, cú đấm móc của Rêvêra đã làm cho hắn điếng người ngã phịch xuống sàn” [10, 227] cuộc chiến cứ diễn ra hếthiệp này tới hiệp khác, tận đến hiệp thứ mười bảy, cuộc chiến diễn ra gay gắt , và quyết liệt, không phân thắng bại, cả hai nhân vật đề có rất nhiều cố gắng khi mà bị đánh gục trên khán đài, nhưng vẫn cố gắng đứng lên để tiếp tục trân đấu, hai lần trong hiệp mười Rêvêra lại chơi ngón móc phải, từ sườn tớ cằm của đối thủ. Đannny cứ lồng lộn, điên cuồng. Nụ cười vẫn không hề rời đôi môi hắn nhưng hắn đã trở lại lối tấn công ào ạt ban đầu. Dù cho hắn có tấn công như vũ bão, hắn cũng không hại được Rêvêra trong khi ấy trong cơn mữa đấm bão táp túi bụi ấy, Rêvêra đã đấm hắn ngã ba lần liên tiếp” 10, 230].
Mỗi nhân vật trong thế giới nhân vật của J. London đều được nhà văn miêu tả dù ít hay nhiều thông qua điểm nhìn khác nhau của người trần thuật. Việc đột phá và thể hiện những trạng thái cảm xúc phong phú, phức tạp trong nội tâm nhân vật giúp cho người đọc có một cái nhìn sâu sắc về nhân vật, phát hiện ra những nét tính cách điển hình đó.
Miêu tả nhân vật bằng trực quan và bằng cả sự cảm nhận tinh tế của người nghệ sĩ, J. London đã giúp cho các nhân vật của mình hiện lên chân thực, sắc nét trong diện mạo, qua đó thể hiện được tính cá thể và khái quát cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.