6. Cấu trúc của khoá luận
2.2.3. Xung đột giữa con người với con người
Xung đột giữa con người với con người là xung đột độc đáo và được thể hiện đa dạng nhất trong truyện ngắn của J. London. Xung đột này được nhà văn thể hiện trong nhiều tác phẩm, để chỉ những quan hệ mang tính chất đời tư giữa con người
với con người. Điển hình là các truyện óng lớn n c , Một trạ nghỉ, on tr i
củ ói…Đây cũng là những tác phẩm hay trong kho tàng truyện ngắn của J.
London. Truyện on tr i củ ói là một trong những truyện ngắn tiêu biểu được J.
London sáng tác năm 1899. Nền tảng cốt truyện của truyện ngắn này là xung đột giữa một thanh niên da trắng với một thanh niên da đỏ trong việc tranh giành một cô gái để lấy làm vợ. Măckênzi thuộc dòng giống người da trắng, là thủ lĩnh trong cuộc khai hoá văn minh, được người da đỏ gọi là Sói hay “con trai của Sói”, còn người thanh niên da đỏ thường được mọi người gọi là Gấu. Hai gã đàn ông cùng tranh nhau một cô gái con của thủ lĩnh bộ tộc Sticks. Trận chiến đấu diễn ra quyết liệt, cuối cùng phần thắng thuộc về Măckênzi. Xung đột được giải quyết theo hướng đề cao sức mạnh của người da trắng. Nhưng tư tưởng nghệ thuật của J. London không dừng lại ở việc ngợi ca sức mạnh của những người da trắng, những người đi khai hoá văn minh. Đây là lời của một chàng trai trong bộ tộc Sticks: “Bọn Sói cướp đàn bà của ta, ta sẽ chẳng có ai sinh con đẻ cái cho nữa. Bọn ta chỉ còn một dúm người. Bọn Sói tước đoạt của ta lông thú ấm, trả cho ta toàn quỷ dữ sống trong chai và áo quần không phải làm bằng da hải li và linh miêu, mà bằng cỏ cây. o quần này không ấm, khiến bà con lũ làng ta chết dần vì những căn bệnh khó hiểu”. J. London không phủ nhận sức mạnh của người da trắng, nhưng nhà văn không đồng tình với con đường khai hoá của họ. Măckênzi chiến thắng chủ yếu là nhờ vào súng đạn, rượu và thuốc lá. Con đường đi đến chiến thắng của Măckênzi là trái với quy luật tự nhiên, đó không phải là sự văn minh hoá mà chính là sự man rợ hoá văn minh., J. London đã mạnh dạn phanh phui mổ xẻ đời sống và xã hội nước Mỹ ghê
tởm mà ông đang sống. Truyện ngắn Một trạ nghỉ lại mang ý nghĩa khác. Bộ ba
nhân vật lần này là Giôn Mexnơx- một giảng viên đại học, bác sĩ Uômben Grehem và người phụ nữ tên là Theresa, Giôn Mexnơx và Theresa vốn là vợ chồng. Theresa
đã từ bỏ Giôn Mexnơx để đi theo Uômben Grehem - một bác sĩ giàu có và nổi tiếng. Giôn Mexnơx sau khi bị vợ phụ bạc đã hết sức chán nản, anh lao vào cuộc tìm vàng ở phương Bắc, Theresa cũng đã cùng với tình nhân của mình là bác sĩ Uômben Grehem phiêu lưu vào vùng Bắc cực để tìm cuộc sống mới. Sau hành trình mệt mỏi Giôn Mexnơx tìm thấy một căn lều bỏ hoang, anh định nán lại nghỉ qua đêm. Thật tình cờ khi một lúc sau Theresa cùng tình nhân của cô ta cũng xuất hiện, ngỏ ý nghỉ lại qua đêm trong căn lều này. Giữa khung cảnh hoang vu giá lạnh, cả ba người lần lượt nhận ra nhau. Tình thế thật nan giải. Ai sẽ đi khỏi căn lều và ai sẽ là người ở lại? Trong tình thế này, J. London đã để Giôn Mexnơx ra đi với điều kiện Uômben Grehem phải trả cho anh một số vàng. Sau khi hai người đàn ông tiến hành cuộc đổi chác xong xuôi Giôn Mexnơx tạm biệt ra đi. Trước lúc rời khỏi nơi này, anh chàng giảng viên đại học đã trút sạch chỗ vàng vừa nhận từ Graham Womble xuống hố băng nơi đáy sông, đó là nơi mà ngày mai Graham Womble ra lấy nước và sẽ nhìn thấy. Lúc ấy chắc hẳn Uômben Grehem sẽ hiểu rằng anh ta đã đổ vàng xuống sông để có được quyền sở hữu một con điếm mạt hạng. J. London muốn phản ánh một phương diện xấu xa thấp hèn trong đời sống xã hội, đó là sự băng hoại đạo đức lối sống của con người. Nhân phẩm của con người trở thành món hàng rẻ mạt được mang ra đổi chác. Đây cũng chính là một phương diện trong hiện thực đời sống xã hội nước Mỹ thời đại J. London. Hành động đổ vàng xuống sông của Giôn
Mexnơx gợi liên tưởng đến một truyện ngắn khác của J. London, nàng Enxu trong ự
r nh củ lão Pôportâccũng đã đổ vàng xuống sông như thế. Những hành động ấy đã thể hiện rõ tư tưởng của J. London: “vàng bạc có thể đổi được nhiều thứ nhưng không thể đổi được tình yêu và phẩm giá con người”. Nếu không có tình yêu, nếu mất đi vẻ đẹp tâm hồn thì vàng bạc còn lại cũng chỉ là vô nghĩa.
Xung đột giữa con người với con người được J. London khai thác một cách đa dạng, nhưng chung quy lại, đa số các xung đột đó thường diễn ra trong mối quan hệ tay ba. Nét riêng của J. London là ở chỗ ông ít tập trung mô tả nội tâm mà chủ yếu là tạo ra một khoảng lặng giữa nhận thức và hành động của nhân vật.