6. Cấu trúc của khoá luận
2.2.2 Xung đột giữa con người với xã hội
Xung đột giữa con người với xã hội cũng được sử dụng khá phổ biến trong truyện ngắn của J. London. Dạng tình huống này thường diễn ra giữa một bên là những người lao động thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội, với bên kia là môi trường xã hội tư bản. Những người lao động bị áp bức, bóc lột, bị đối xử bất công, bị mất
quyền tự do. Trong tình cảnh đó những người lao động chân chính đã phát huy cao độ ý chí nghị lực để vươn lên, họ nỗ lực đấu tranh chống lại xã hội để giải phóng bản thân và tầng lớp của mình khỏi cảnh bất công ngang trái. Đó là các truyện
ngắn Người Mêhicô, Hội nh ng người già,…
Trong truyện Người Mêhicô, nhân vật Rivêra xuất thân từ lớp người dưới đáy xã hội, anh bị đối xử hết sức tàn nhẫn trong những lò luyện quyền anh, phải nai lưng chịu những trận đòn ác tử để đổi lấy những đồng xu rẻ mạt, nhưng Rivêra một lòng trung thành với cách mạng, không quản mọi gian khổ để làm việc, hy sinh vì cách mạng. Anh ta căm ghét và ghê tởm những trường đấu quyền anh, nhưng vì kiếm tiền phục vụ mục tiêu của cách mạng, Rivêra đã tự nguyện tìm đến trường đấu để đo ván với một võ sĩ hạng nặng, chấp nhận quyết tử vì mục tiêu cao cả. Cuối cùng, với sức mạnh của ý chí nghị lực và lòng tin tưởng vào cách mạng, Rivêra đã chiến thắng.
Trong truyện Hội nh ng người già, lão già Imbơ là một thổ dân da đỏ có tình
yêu tha thiết đối với bộ tộc. Trước sự áp bức bóc lột của người da trắng, lão đã hành động hết sức dũng cảm để bảo vệ bộ tộc của mình. Trước sự bành trướng của người da trắng, lão không chịu nổi cảnh người dân bộ tộc của mình bị áp bức, bóc lột, mất tự do. Bởi vậy lão đã cùng với hội những người già bí mật giết chết rất nhiều người da trắng. Cuối cùng, lão đã tự đem mình nộp cho pháp luật.
Là một nhà văn mang tư tưởng vô sản, ông luôn khát khao và đề cao sự chiến thắng của những người thuộc tầng lớp dưới, những người đấu tranh vì chính nghĩa. Tuy vậy, hiện thực không phải lúc nào cũng diễn ra như nhà văn mong muốn. Rất nhiều con người chân chính trong truyện của ông khi bị đặt vào tình huống xung đột với xã hội đã có kết cục thất bại. Đó là “luật sống” trong xã hội tư bản ở thời đại nhà văn. Với những người chiến thắng, họ được khắc họa như những anh hùng. Đó là cách mà J. London thể hiện niềm tin vào sức mạnh ý chí nghị lực của con người, và bộc lộ khát vọng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc thoát khỏi cuộc sống tù túng hiện tại. Ngược lại, với những số phận bi kịch, J. London đã thể hiện thái độ bất bình của mình đối với chế độ tư bản hiện thời ở nước Mỹ.