Khắc họa nhân vật qua nghệ thuật kể

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của jack london (Trang 46 - 53)

6. Cấu trúc của khoá luận

2.4 Khắc họa nhân vật qua nghệ thuật kể

Theo Từ điển tiếng Việt thì “Kể là nói có đầu có đuôi cho người khác biết”

(Hoàng Phê, chủ biên, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2005, tr. 485) [13, 45]. Thực chất kể là một hoạt động sáng tạo của nhà văn, là việc giới thiệu, khái quát thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cái nhìn của nhà văn. Ở trong các tác phẩm của J. London thì ông sử dụng nhiều cách kể làm phong phú và đa dạng hơn cho các nhân vật của ông: Có thể kể theo trình tự thời gian hoặc xáo trộn trật tự thời gian, có thể nhà văn trực tiếp làm người kể chuyện cũng có thể để nhân vật kể chuyện. Nó bao gồm các phương diện: Ngôi kể, giọng điệu kể,… Sau đây người viết sẽ đi vào những nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật kể chuyện góp phần quan trọng vào việc khắc hoạ nhân vật của J. London.

2.4.1 Ngôi kể

Nhà văn không thể miêu tả, trần thuật các sự kiện đời sống nếu không lựa chọn cho mình một chỗ đứng thích hợp. Chỗ đứng của nhà văn trong tác phẩm chính là ngôi kể. Nhà văn có thể tham gia một chỗ trực tiếp vào sự kiện, cốt truyện hay đứng ngoài sự kiện, cốt truyện. Điều này tạo nên mối tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật hay nói cách khác là điểm nhìn của người trần thuật với những gì anh ta miêu tả. Việc xác định một chỗ đứng, một điểm nhìn để kể không chỉ đảm bảo tính hợp lý trong nguyên tắc trần thuật mà còn thể hiện tài năng sáng tạo độc đáo và quan điểm của tác giả về con người và về cuộc sống.

2.4.1.1. Ngôi thứ ba

Trong truyện ngắn của J. London, người kể chuyện hàm ẩn, với khả năng bao quát và tầm nhìn rộng khiến cho đối tượng này có thể thâm nhập vào các ngõ ngách của chuyện kể cũng như trong lĩnh vực tinh thần - tâm lý của nhân vật trong tác phẩm để quan sát, phản ánh một cách linh hoạt những trạng thái tình cảm khác nhau của nhân vật, miêu tả nhân vật ở những địa điểm không trùng nhau trong cùng một thời điểm. Có khoảng 12/21 truyện trong phạm vi khảo sát của khoá luận có sự xuất hiện dưới dạng thức người kể chuyện này. Vàđặc biệt trong truyện: Sự ranh ma của lão Popôtâc, Ngôi nhà của Mapuhi, Con trai củ chó sói…Xuất hiện trong tác phẩm với ngôi thứ 3, số ít, người kể chuyện hàm ẩn tạo nên một khoảng cách thẩm mỹ giữa câu chuyện và chủ thể sáng tạo, khiến cho thực hiện mà tác giả phản ánh hiện lên có tính khách quan và trung thực nhất.

Người kể chuyện hàm ẩm có khả năng phơi bày lên trang giấy toàn cảnh bức tranh đời sống, thân phận cũng như những trạng thái tâm lý khác nhau của con người. Trong đó, truyện ngắn Mộtngười Mêhicô là một minh chứng điểnhình. Xuyên suốt truyện ngắn này là lời kể, tả của một người kể duy nhất – người đứng bên ngoài nhưng biết tuốt mọi chuyện.Ví dụ: “Rôbớt chậm rãi nói:…”, “…Gã thư kí nói”, “Rivêra nói:…”, “… Tên Apaido dặn”… Lắmlúc người kể chuyện dừng lại bình luận về một sự việc anh ta vừa kể. Ví dụ: sau khi kể về những việc làm hữu ích của Rivêra cho cách mạng, người kể chuyện tiếp tục nhận xét: “Ấy thế mà họ vẫn không sao ưa

Rivêra được. Họ không hiểu anh. Cách sống của anh khác họ. Anh không hề thổ lộ tâm tình với ai…” 10,201], hay những nhận xét của người kể hàm ẩn sau khi kể về tình thế mới của cách mạng: “Tóm lại, họ là những người sôi sục, vốn bị ruồng bỏ, trôi dạt trong cái thế giới hiện đại cực kỳ hỗn mang này. Súng và đạn, đạn và súng…, đó là tiếng gào thét không dứt và vĩnh viễn của họ”. Đến phần cuối truyện ta thấy xuất hiện những đoạn hồi tưởng về quá khứ hay mơ tưởng về viễn cảnh cách mạng trong tương lai của Rivêra. Đây là lúc Rivêra hồi tưởng về quá khứ:

“Anh nhìn thấy mảnh sân nhỏ lọt thỏm giữa ngôi nhà và bà mẹ anh vất vả, bận bịu vì nấu nướng, vì việc nhà nặng nhọc mà vẫn dành được thời gian để vuốt ve, âu yếm anh. Còn cha anh nữa, Rivêra nhìn thấy người cha cao lớn, ria rậm, ngực nở, một con người tốt nhất đời, thương yêu mọi người, có trái tim lớn tràn đầy tình thương mà vẫn dành tình cảm chứa chan cho người vợ và đứa con bé bỏng đang chơi ở góc sân. Hồi ấy tên anh không phải là Rivêra mà là Phêlipê,đặt theo họ của cha và mẹ anh…. Lúc đó anh chưa hiểu được; bây giờ nhìn lại dĩ vãng anh có thể hiểu” [10, 237-238].

Còn đây là đoạn Rivêra mơ về viễn cảnh: “Trong cảnh huy hoàng vinh quang, Rivêra thấy cuộc cách mạng đỏ vĩ đại tràn lên khắp đất nước. Những khẩu súng hiện ra trước mắt anh” 10, 247].

Hay trong truyện ngắn Ngôi nhà của Mapuhi được J. London sáng tác năm

1909. Toàn bộ diễn biến câu chuyện được kể bởi người kể ở ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên ngoài. Lời văn tự sự trong truyện gồm lời kể, tả, đối thoại. Truyện có khá nhiều nhân vật, sự kiện. Tất cả được kể và tả theo cái nhìn khách quan. Trong truyện ngắn này không có những trường đoạn miêu tả tâm lí hay bình luận gì. Thế giới nội tâm con người bị khuất lấp bởi rất nhiều hành động, lời nói, chi tiết sự kiện. Ngoài cái mơ ước về ngôi nhà của nhân vật Mapuhi được nhắc đi nhắc lại (được trích dẫn, đặt trong dấu ngoặc kép) thì hiếm thấy những câu chữ thể hiện rõ nội tâm nhân vật. Người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện được kể nên anh ta cũng chỉ kể những gì trong phạm vi giới hạn trường nhìn của mình. Cái hay của truyện ngắn này nằm ở cách tổ chức sắp xếp các chi tiết, sự kiện, con người. Với cách tổ chức trần

thuật này J. London đã gửi gắm đến người đọc nhiều ý tưởng sâu xa. Bão táp cuộc đời có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng trong bão tố con người cần phát huy ý chí nghị lực để vươn lên. Có được điều này thì ước mơ của con người ắt sẽ thành hiện thực. Những kẻ toan tính mưu mô, ích kỷ lọc lừa cuối cùng đều không được trời đất dung tha. Hạnh phúc chỉ đến với những người lao động chân chính và giàu ý chí nghị lực mà thôi.

2.4.1.2 Ngôi thứ nhất

Bên cạnh dạng thức người kể chuyện hàm ẩn, dạng thức người kể chuyện minh xác cũng xuất hiện rất đa dạngbiến đổi linh hoạt trong các truyện ngắn của J.London. Ở đây người kể chuyện đứng ngang hàng với nhân vật và sử dụng điểm nhìn nhân vật để kể chuyện. Khoảng cách giữa người kể chuyện và bản thân câu chuyện vì thế cũng được rút ngắn. Người kể chuyện thường xuất hiện với ngôi thứ nhất số ít (nhân vật xưng “tôi”) trong tác phẩm. Đó có thể là một nhân vật chính kể

về một lát cắt, một quãng thời gian trong đời sống cá nhân (Hướng theo nh ng mặt

trời giả tạo; A!A!A; Hội nh ng người già….) hay có thể là nhân vật chứng kiến, tham gia câu chuyện với tư cách một nhân vật phụ, có quan hệ với nhân vật chính

(truyện Sóng lớn n c , Người đàn à sinh n đê ,…). Dù kể chuyện với vị thế

nào thì điểm chung trong dạng thức người kể chuyện minh xác cũng là việc khám phá và thể hiện nhân vật mang màu sắc chủ quan nhưng giàu sức thuyết phục hơn với vai trò là người trong cuộc hoặc tham gia chứng kiến những sự kiện có liên quan đến nhân vật chính.

Truyện ngắn A! A! A! được kể bởi hai người kể chuyện. Truyện ngắn này có

độ dài mười bảy trang sách (theo bản dịch của Mạnh Chương 10]). Trong đó, sáu trang đầu chủ yếu là lời kể của người kể chuyện xưng “tôi” – một nhân vật phụ trong truyện. Câu chuyện do “tôi” kể có tính chất giới thiệu về gã người da trắng bợm rượu tên là Mac Alixtơ, một tiểu thương có thân hình bé nhỏ, yếu ớt nhưng lại có uy lực tối cao trong việc cai trị sáu nghìn thổ dân sống trên đảo Ulong. Đối với thổ dân trên vùng đảo này, “hắn bảo đến là phải đến, hắn bảo đi là phải đi. Họ không bao giờ thắc mắc về ý chí hay phán xét của hắn. Hắn là người khó tính, hay

gây gổ (…) và hắn liên tục can thiệp vào công việc riêng tư của họ” 10, 117]. Tất cả thổ dân trên vùng đảo bị khuất phục trước mọi mệnh lệnh của hắn. Chứng kiến thực tế ấy, “tôi” “phân vân mãi, không hiểu nổi tại sao sáu nghìn thổ dân lại chịu đựng nổi tên cường bạo nhỏ bé gầy mòn ấy” 10, 118].

Truyện ngắn Người sinh n đêm được kể ở ngôi thứ nhất. Người kể thứ nhất xưng là “chúng tôi”, anh ta chỉ xuất hiện trong khoảng hơn một trang đầu để giới thiệu bối cảnh và nhân vật, sau đó thi thoảng có xuất hiện trong những lời dẫn rất ngắn đan xen giữa lời kể của hai nhân vật khác. Đến cuối truyện anh ta chỉ lộ diện trong khoảng năm dòng. Dấu hiệu cho thấy sự có mặt của người kể này chỉ là ở cách xưng hô “chúng tôi”, anh ta không tham gia hành động truyện, không có quan hệ gì với tất cả các nhân vật khác trong truyện. Sự xuất hiện của anh ta không khác gì người kể hàm ẩn ở ngôi thứ ba. Người kể thứ hai là Trifđen béo. Nhân vật này xưng “tôi” và kể lại câu chuyện xảy ra trong cuộc đời anh ta năm 1898, cách thời điểm anh ta kể mười hai năm về trước. Người kể chuyện thứ ba là nàng Liuxi. Nàng cũng xưng “tôi” và kể cho Trifđen nghe những diễn biến trong cuộc đời bất hạnh của nàng: “tôi nói thật với ông” 10, 123]. Lời kể của Liuxi được đặt trong ngoặc kép, với tư cách là những đoạn trích dẫn mà nhân vật Trifeđen sử dụng khi kể chuyện. Như vậy, truyện có ba người kể, đều kể ở ngôi thứ nhất. Nhưng chỉ có người kể - nhân vật Trifđen giữ vai trò người kể chính. Người kể thứ nhất xưng “chúng tôi” nhưng không hề thấy bóng dáng ra sao. Xưng “chúng tôi” có vẻ như anh ta đứng rất gần, nhưng nhiệm vụ của người kể này trong truyện thì chẳng khác gì người kể hàm ẩn ở ngôi thứ ba. Vậy là, bằng việc tạo ra nhiều người kể với nhiều điểm nhìn khác nhau, J. London vừa tránh được tính đơn điệu của lối kể một điểm nhìn, vừa khách quan hóa những chuyện được kể, vừa làm cho những chuyện được kể trở nên sinh động hơn, khoảng cách giữa người kể với chuyện được kể được xóa bỏ.

Có thể nói sự thay đổi linh hoạt trong ngôi kể tạo điều kiện cho tác giả trải nghiệm, quan sát và thể hiện nhân vật từ các góc độ khác nhau, diễn tả một cách sinh động và phong phú chân dung diện mạo, tinh thần cũng như cuộc sống của các nhân vật. Nếu như sự xuất hiện một cách trực tiếp của người kể chuyện trong tác

phẩm giúp cho sự đánh giá, miêu tả được rút ngắn hơn, mang tính chủ quan và giàu sức thuyết phục bởi vị thế của người trong cuộc thì người kể chuyện hàm ẩn xuất hiện với ngôi thứ ba lại đem đến cho người đọc cái nhìn khách quan và trên diện rộng về nhân vật. Thể hiện nhân vật ở những chỗ đứng linh hoạt, J.London giúp người đọc thấu hiểu một cách sâu sắc và toàn diện về thế giới nhân vật – thế giới của những con người sống trong xã hội nước Mỹ đầy biến động lúc bấy giờ.

2.4.2Giọng điệu kể chuyện

Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Đó là “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với nhân vật, hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu, tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm [13].

Một nhà văn tài năng bao giờ cũng tìm được cho mình một giọng điệu riêng, độc đáo bởi đây là một yếu tố tạo nên phong cách và thể hiện cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Thậm chí trong mỗi tác phẩm nhà văn lại thể hiện theo một giọng điệu nhất định phù hợp với đối tượng thể hiện.

Trong quá trình thuật truyện, với những dạng thức phong phú, linh hoạt trong việc chuyển đổi điểm nhìn và tạo dựng khoảng cách trần thuật, Jack London đã tạo một hệ thống giọng điệu đa dạng trong các truyện ngắn của mình.

Lời văn trong truyện ngắn của J. London trong sáng, giản dị, ưa triết lí và giàu tính giáo huấn. Trong truyện ngắn Hướng theo nh ng mặt trời giả tạo, nhân vật Xitca Sacli sau những tháng ngày vật lộn với muôn vàn gian khổ để kiếm được nhiều đô la đã tự ý thức rằng: “Tôi tự hiểu được ra rằng, con người ta sống không phải vì tiền, mà vì hạnh phúc - thứ mà không ai có thể cho, không ai có thể mua bán

được” [9, 212].Vợ chồng Li Bactơn và Iđa Bactơn trong truyện Sónglớn

Canacacũng qua thử thách để ngộ ra chân lí: “Thì ra, đấy chính là tình yêu chân chính, tình yêu đã được thử thách, tình yêu lớn lao, khi con người ta quên đi bản thân, chỉ nghĩ đến người mình yêu” 10, 194].

Giọng điệu đồng cảm chia sẻ: Đây là giọng điệu khá phổ biến trong các truyện ngắn viết về lớp người dưới đáy xã hội. Dù đứng ở vị thế nào, người kể chuyện cũng thể hiện sự quan sát khá tinh tế và thấu hiểu sâu sắc những tình cảnh khốn khổ, tâm trạng đau xót vì thân phận, cảm thấy bế tắc trước hoàn cảnh cùa những con người nhỏ bé.

Xuất hiện với ngôi kể thứ ba, trong truyện Người đàn à sinh n đê ,

người kể chuyện đã có điều kiện thâm nhập và thể hiện sâu sắc những tâm trạng của cô gái với mong muốn thoát khỏi cuộc sống hiện tại và hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn “Tôi luôn bị dằn vặt bởi khát vọng lang thang vào ban đêm, dạo chơi dưới bầu trời nhiều sao, muốn cởi bỏ hết quần áo rồi cứ thế chạy… Tôi ước mơ có một cuộc sống vui vẻ, vô tư tự lập, mơ có những đồ vật đẹp…Tôi muốn sống trong sạch. [9, 137-149]. Qua lời kể, người kể chuyện bộc lộ sự cảm thông, thấu hiểu cho nỗi khát vọng, ước mơ lí tưởng thổi bùng lên trong lòng người tình yêu tự do và khát vọng đấu tranh của J. London gửi gắm qua giọng điệu của người kể chuyện.

Giọng điệu sử thi: Giọng điệu sử thi thường xuất hiện gắn với những nhân vật anh hùng và được thể hiện qua việc giới thiệu nhân vật. Chẳng hạn như trong

truyện Hội nh ng người già, người kể chuyện xưng “tôi” “Tôi là Imbơ, ở bộ lạc Cá

Trắng…Bố tôi là Ôtxabôc, một hiệp sĩ dũng cảm… Những tập quán của cha ông là tập quán của chúng tôi” “Cha chúng toi và cha ông đã chiến đấu với bọ lạc Penli và vạch ra biên giới của nước tôi” 10, 67-68]. Cách giới thiệu nhân vật như vậy tự nó đã phần nào toát lên chất người hùng trong nhân vật của ông. Nhưng sâu xa hơn, ông muốn cho người đọc thấy rằng, trong quan niệm của ông, phẩm chất người hùng của người Mỹ hiện đại không phải được nảy sinh do thời thế, mà đó là bản chất tiềm ẩn trong con người, được tiếp nối từ truyền thống cha ông.

Có thể nói với nghệ thuật kể có sự tiến hoá đa dạng trng dạng thức người trần thuật. J. London thực sự đã thể hiện sự khám phá và miêu tả nhân vật từ nhiều góc độ khác nhau, giúp cho nhân vật hiện lên sinh động và khá toàn diện.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của jack london (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)