6. Cấu trúc của khoá luận
2.1.1. Tình huống bi kịch
Xét về mặt kết cấu, truyện ngắn của J. London về cơ bản vẫn tuân thủ nguyên tắc cốt truyện truyền thống, gồm năm thành phần (mở đầu, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc). Trong kiểu kết cấu cốt truyện ấy, tình huống bi kịch thường được đặt ở phần đầu tác phẩm, giữ vai trò khởi đầu cho mọi biến cố diễn ra trong truyện.
Truyện ngắn Tình yêu cuộc sống được mở đầu bằng một tình huống bi kịch. Hai người đàn ông trong một cánh rừng rậm hoang vu với những con suối, mõm đá, thú dữ, đối mặt với cả thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt.Bỗng nhiên, nhân vật người đàn ông (nhân vật chính không tên) đã bị ngã trẹo chân. Nhân vật Bil – người bạn đồng hành liền bỏ đi. Bi kịch của nhân vật người đàn ông bắt đầu từ đó. Kể từ lúc bị bạn bỏ rơi, anh một mình giữa rừng hoang, lang thang trên sa mạc hoang vu đó và chiến đấu với nỗi đau và cảnh đói, rét, thú dữ đe dọa rình rập anh suốt những ngày tháng vất vả khổ đau đó. Cuối cùng với ý chí nghị lực và tình yêu cuộc sống mãnh liệt trong anh đã thôi thúc và tiếp thêm sức mạnh cho anh để anh chiến đấu với những kẻ thù và giành giật lấy sự sống về tay mình, anh đã vượt qua mọi gian nguy và được đoàn người thám hiểm cứu sống gã kia mà bộ dạng của gã trông đã quá tiều tuỵ
“Ba tuần sau, người đàn ông nọ nằm trong một chiếc giường trên tàu đánh cá với Bedfođ, và nước mắt ròng ròng trên đôi má hốc hác” [9, 102].
Với truyện ngắn này, khi đặt nhân vật vào tình huống bi kịch tác giả đã có ý đồ để cho nhân vật tự đấu tranh bộc lộ tính cánh, bản lĩnh. Qua đó nhà văn đã khẳng định, ngợi ca, thể hiện niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh của ý chí nghị lực và tình yêu cuộc sống của con người.
Ngoài ra thì tình huống bi kịch cũng được xuất hiện trong truyện Người đàn
à sinh n đê , Nàng Luixivốn là một cô gái trẻ trung, xinh đẹp và có tâm hồn lãng mạn, nhưng lại bị trói buộc trong không gian tù túng của gia đình. Nàng nói: “Tôi không biết gì đến cảnh đẹp của thế giới bên ngoài. Tôi không có thời gian. Tôi biết rằng cái thế giới tươi đẹp đó ở ngay bên cạnh, xung quanh ngôi nhà của chúng tôi, nhưng tôi còn phải nướng bánh, dọn dẹp, giặt giũ và làm tất cả mọi thứ việc. Đôi lúc tôi muốn điên người lên vì thèm khát được thoát khỏi cảnh tù túng…”. Tình huống bi kịch đó là khởi đầu cho mọi bi kịch trong cuộc đời Luixi. Mười lăm tuổi nàng kết hôn với một gã đàn ông ở thị trấn Juneau, mặc dù nàng không hề yêu hắn. Nàng lấy hắn chỉ vì mong muốn được thoát khỏi cảnh tù túng ngột ngạt nơi gia đình nàng. Nhưng rồi nàng cũng nhận ra rằng gã đàn ông kia lấy nàng cũng chỉ vì muốn
có một người đầy tớ không công, về nhà chồng nàng tiếp tục bị đày đọa bằng đủ thứ việc cực hình trong bốn năm liền. Nhưng rồi khát vọng tự do và tâm hồn lãng mạn đã thôi thúc nàng trốn khỏi nhà chồng để phiêu bạt tìm cuộc sống mới. Khi đã trở thành thủ lĩnh của những người đàn bà giữa chốn hoang vu, của cải vật chất đầy đủ nhưng nàng vẫn mãi mãi thiếu đi một phần cơ bản của cuộc sống con người, đó là tình yêu và hạnh phúc. Đối với một người phụ nữ có tâm hồn lãng mạn như nàng thì đó lại là một bi kịch. Vậy là, ở truyện ngắn này, tác giả đã để bi kịch mở đầu cho những bi kịch. Qua đó phê phán sự tàn nhẫn của xã hội và nêu cao khát vọng chân chính của con người.
Như vậy, tình huống bi kịch góp phần làm tăng tính chất li kỳ cho câu chuyện, thúc đẩy diễn tiến của cốt truyện.