Hiện trạng môi trường sinh thái ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm về môi trường sinh thái vùng đất bán ngập lưu vực thủy điện sơn la (Trang 28 - 31)

Đối với nước ta, khi xem xét hiện trạng và đặc điểm của môi trường sinh thái cần phải xuất phát từ việc phân tích những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình tác

động qua lại giữa con người và tự nhiên trong điều kiện của một nước đang phát triển và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố truyền thống văn hoá dân tộc như

quan niệm của con người về thiên nhiên, về mối quan hệ của họ với tự nhiên. Chính những quan niệm đó là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên những mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong điều kiện hiện nay ở nước ta.

Trong những năm gần đây Việt Nam đã tích cực tham gia công ước quốc tế

trong công tác bảo vệ môi trường, duy trì đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Bên cạnh những thành tựu đạt được, cũng có những mặt trái của nó mà chúng ta cần phải suy nghĩ. Ở đây em xin phép được đề cập tới thực trạng môi trường VN hiện nay qua các mặt khác nhau. Chẳng hạn như: vấn đề phá rừng xâm phạm tài sản quốc gia, vấn đề khai thác và buôn bán động vật hoang dã, ô nhiễm nguồn nước, sự đô thị hoá tăng nhanh, vấn đề ô nhiễm không khí, những diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết, vấn đề môi trường xã hội..vv…

Có thể nói nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện địa lý tự nhiên là một ưu thế của nước ta, đặc biệt phải kể đến là nguồn tài nguyên tái tạo (rừng, đất

đai, động thực vật…) một số tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, than đá khí hiếm…). Thêm vào đó khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mặt trời chiếu sáng quanh năm là nguồn cung cấp năng lượng vô tận cho sự sống của con người và mọi sinh vật. Nhưng với một số tài nguyên sẵn có đó một mặt chúng ta chưa biết khai thác và sử

dụng hợp lí, dẫn đến sự nghèo nàn và cạn kiệt số tài nguyên đó, mặt khác còn gây ra ô nhiễm môi trường sinh thái:

- Tình trng phá rng và buôn bán trái phép đông vt hoang dã:… “Đất nước ta rừng vàng biển bạc”… đó là một câu trích dẫn trong cuốn sách địa lý Việt Nam mà bất cứ học sinh nào cũng được học và thấm nhuần. Rừng không chỉ là một kho tài nguyên mà còn là một tư liệu sống vô giá. Rừng Việt Nam không chỉ nhiều mà còn đa dạng về chủng loại và rất phong phú về động thực vật. Ngày nay rừng nước ta đã và đang bị phá hoại nặng nề, rừng nguyên thuỷ chỉ còn chiếm khoảng 66432 km trong đó rừng bảo vệ là 7635 km (sách tổng cục thống kê môi trường Việt Nam). Sự cạn kiệt rừng ở nước ta hiện nay thực sự là một vấn đề kinh tế và sinh thái nhức nhối và cấp bách nhất. Cùng với hiện tượng phá rừng thì việc buôn bán và săn bắn những đông vật hoang dã cũng phát triển rất mạnh. Báo điện tử

moitruongsinhthai.com.vn ngày 5/7 /2005 đã phản ánh rất rõ hiện trạng này ở

những khu rừng Uminh, miền trung nam bộ… và việc buôn bán trái phép thú quý hiếm ở vùng biên giới các tỉnh Tây Ninh, Cà Mau…..

- S suy thoái đất đai :Với hơn 33 triệu ha, đất đai VN đứng thứ 15 trên thế

giới, nhưng tính bình quân đầu người thì rất thấp, còn bình quân diện tích đất canh tác theo đầu người vào loại thấp nhất thế giới. Mặc dù sản xuất nông nghiệp VN đã và đang phát triển rõ rệt nhưng môi trường đất cũng đang suy thái nghiêm trọng. Biểu hiện quan trọng nhất ở hai quá trình:

+ Quá trình ong đá đất ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên thay vào đó là những vùng đất chết.

+ Quá trình xói mòn đất cũng không kém phần quyết liệt. Sau 6 -7 năm đất ở

những vùng bị xói mòn trở thành sỏi đá.

- Tài nguyên nước: Rừng - đất - nước là cả một mối quan hệ sinh thái liên quan chặt chẽ đến nhau. Khi rừng cạn kiệt nghiêm trọng, đất bị xói mòn đến vô cùng thì tài nguyên nước của chúng ta cũng đang nằm trên cái ranh giới của bến bờ

cạn kiệt và ô nhiễm xảy ra ở các khía cạnh khác nhau:

+ Sự ô nhiễm nguồn nước đang xảy ra từng ngày từng giờ, khi mà nguồn nước sạch, nước ngọt không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội mà còn là vấn đề sinh thái gay cấn. Rác thải và chất thải của cuộc sống sinh hoạt và của các nhà máy thải ra

đến nay là chưa thể ước tính được. VD như rác thải bừa bãi ở ven Hồ Tây (HN), ven bờ sông Tô Lịch…. Các chất thải hoá học độc hại ở các nhà máy than, địa chất… Theo số liệu điều tra hộ gia đình đa mục tiêu của Tổng Cục Thống Kê, tính

đến năm 2014 có 62% dân số cả nước sử dụng nước sạch (thành thị chiếm 70% - riêng nước máy 30%). Hầu hết việc sử dụng nước sạch tập trung chủ yếu ở thành phố, thành thị còn các thị trấn vùng nông thôn chưa được cải thiện nhiều... tình trạng thiếu nước sạch còn diễn ra ở nhiều nơi gây khó khăn rất nhiều cho đời sống sinh hoạt của người dân

+ Hiện tượng khai thác nước ngầm vô tổ chức: khi mà tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, dân cư phát triển ngày một nhiều ở nước ta nổi cộm lên một vấn đềđáng bàn hơn nữa là hiện tượng “người người khoan giếng, nhà nhà khoan giếng”. Những mạch nước ngầm bị khai thác một cách vô tổ chức và dẫn tới sự ô nhiễm là một

điều tất yếu. Như ta đã biết nguồn nước ngầm bị ô nhiễm thì khó lòng mà cứu chữa và đó là một tài sản vô giá.

+ Hiện tượng mặn hoá, phèn hoá nước ở các vùng nông thôn VN là những nguy cơ của môi trường. Thêm vào đó là cả một hệ thống kênh rạch chằng chịt dẫn

đến nhiều những hậu quả khác nhau: sinh hoạt của người dân trở nên khó khăn, các nguồn thuỷ hải sản giảm dần dẫn tới đời sống kinh tếđi xuống..

+ Đáng chú ý hơn cả là tình trạng khai thác quá mức tài nguyên ven biển và hiện tượng ô nhiễm dầu đang hoành hành. Những nguồn tài nguyên thuỷ hải sản chưa kịp tái tạo thì đã bị con người khai thác một cách triệt để như ở bờ biển miền Trung, và cả Kiên giang mà hằng năm khai thác thuỷ sản trên 2000 tấn đang lên mức báo động.

- Vn đề ô nhim không khí: Trong các yếu tố môi trường sống, không khí

được coi là yếu tố quan trọng. Vấn đề ô nhiễm không khí ở nước ta đã có, song nhìn chung không đến mức nguy hiểm và cũng chưa phải là hiện tượng phổ biến. Nhưng mức độ ô nhiễm ở nước ta đặc biệt là các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khoẻ và sự phát triển kinh tế của người dân. Hiện nay ở một số nút giao thông trọng điểm của các thành

phố lớn hàm lượng chất ô nhiễm và mức độồn đã vượt quá mức cho phép nhiều lần (nồng độ C02 đã vượt 2 - 10 lần cho phép, ở những khu vực đường tráng nhực ô nhiễm bụi đã vượt 5 -7 lần mức cho phép).

- Din biến bt thường ca khí hu, thi tiết và đặc bit là hin tượng ELNINO: Theo xu hướng thời tiết chung của trái đất thì nhiều năm qua nhiệt độ

của nước ta đều có xu hướng tăng dần và ngược lại thì lượng mưa lúc tăng lúc giảm. Vì vậy thiên lai lũ lụt, hạn hán kéo đến là những điều tất yếu xảy ra gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mọi người dân. Hơn thế nữa, hiện tượng thời tiết khí hậu đặc biệt như mưa đá (do sự đối lưu của dòng không khí nóng và dòng không khí lạnh dẫn đến) rồi những cơn bão rất lớn liên tiếp kéo đến đe doạ cuộc sống của người dân gây thiệt hại nhiều về cả người và của. Mới gần đây nhất báo Lao Động số ra ngày 21/11/2006 vừa qua đã có bài đăng về hiện tượng mưa đá xảy ra vào ngày 20/11 trước đó một ngày như một minh chứng về hiện tượng ELNINO đổ bộ đến VN. Nó đã gây thiệt hại lớn vè người và tài sản cho nhân dân ở các tỉnh vùng Đông bắc bộ như Quảng Ninh, Hải Phòng…

- Môi trường xã hi: sẽ là không đầy đủ và toàn diện nếu như trong môi trường sinh thái ở VN hiện nay không kểđến mảng ô nhiễm môi trường xã hội. Đó là sự tràn lan các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, rượu chè cờ bạc… Đất nước sẽ không phát triển lên được nếu như những tình trạng này cứ diễn ra ở khắp mọi nơi trên tổ quốc dưới mọi hình thức.

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm về môi trường sinh thái vùng đất bán ngập lưu vực thủy điện sơn la (Trang 28 - 31)