Phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm về môi trường sinh thái vùng đất bán ngập lưu vực thủy điện sơn la (Trang 38)

- Vùng đất bán ngập nước lưu vực thủy điện Sơn La (môi trường đất - nước -

động thực vật). 3.1.3. Địa đim thc hin và thi gian thc hin - Thơi gian từ: + Thời gian thực tập: Ngày 18 tháng 08 năm 2014. + Thời gian kết thúc: Ngày 04 tháng 01 năm 2015. - Địa điểm thực hiện:

+ Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học ứng dụng trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. + Nhà máy thủy điện Sơn la, huyện Mường La, xã Mường Trai.

3.2. Nôi dung nghiên cứu

- Đặc điểm, điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. - Giới thiệu về nhà máy thủy điện Sơn La.

- Đánh giá chung về tác động của nhà máy thủy điện Sơn La.

Ni dung c th nghiên cu gm:

- Đặc điểm môi trường đất vùng bán ngập lưu vực thủy điện Sơn La.

- Đặc điểm môi trường nước ở vùng đất bán ngập lưu vực thủy điện Sơn La. - Đặc điểm môi trường động, thực vật vùng bán ngập lưu vực thủy điện Sơn La. - Các giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái vùng đất bán ngập.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1.1. Đối với lấy mẫu đất ở vùng đất bán ngập lưu vực thủy điện Sơn La

Thiết kế thí nghiệm: a) Yêu cầu lấy mẫu

Những yêu cầu cơ bản của việc lấy mẫu đất và chuẩn bị mẫu là:

- Mẫu phải đại diện được cho đối tượng nghiên cứu.

- Mẫu phải được xử lý tốt, nghiền nhỏ, đồng nhất, xử lý và bảo quản để

mẫu giữ nguyên được tính chất.

b) Dụng cụ lấy mẫu, túi đựng mẫu

Dụng cụ lấy mẫu có thể dùng bằng cuốc, xẻng, hoặc các dụng cụ chuyên dụng. Túi đựng mẫu có thể dùng túi plastic. Các mẫu đất được lấy yêu cầu phải ghi rõ tên mẫu, địa điểm, thời gian lấy.

c) Cách lấy mẫu và xử lý mẫu

- Vị trí lấy mẫu trên địa bàn vùng đất bán ngập lưu vực thủy điện Sơn La, tại bản Phiêng Xe, xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La

- Nguyên tắc của lấy mẫu hỗn hợp: Là lấy các mẫu riêng biệt ở nhiều điểm khác nhau rồi hỗn hợp lại, lấy trung bình. Lấy ít nhất 5 điểm rồi hỗn hợp lại, lấy trung bình. Khi lấy mẫu ở các điểm riêng biệt cần tránh các vị trí cá biệt không đại diện như: Chỗ

bón phân hoặc vôi tụ lại, chỗ cây quá tốt hoặc quá xấu, chỗ cây bị bệnh,..

- Lấy các mẫu riêng biệt; tiến hành phân bố vị trí các điểm lấy mẫu 5 điểm phân bố đồng đều trên toàn bộ diện tích. Áp dụng cách mẫu theo đường chéo hoặc

đường thẳng góc với địa hình vuông gọn hoặc theo đường gấp khúc hoặc nhiều

đường chéo với địa hình dài. Mỗi điểm lấy khoảng 200g đất bỏ dồn vào một túi lớn. - Trộn mẫu và lấy mẫu hỗn hợp: Các mẫu riêng biệt được băm nhỏ và trộn

đều cho vào giấy hoặc nilon. Sau đó dàn mỏng rồi chia làm 4 phần đường chéo, lấy 2 phần đối diện nhau trộn lại được mẫu hỗn hợp. Lượng đất của mẫu hỗn hợp lấy khoảng 0,5 - 1kg cho vào túi nilon.

d) Bảo quản mẫu:

+ Theo đúng yêu cầu của mỗi loại chỉ tiêu hay chất cần phân tích. + Để riêng từng loại, từng lô và từng nhóm mẫu.

+ Trong môi trường thích hợp (không khí, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩn…). + Bảo vệđược chất cần phân tích không bị phân hủy hay sa lắng.

+ Chỉ trong thời gian thích hợp theo yêu cầu của chất phân tích cho phép. + Không để chung các loại mẫu có ảnh hưởng lẫn nhau cùng một chỗ.

Phương pháp phân tích trong phòng thí nghim

Các thông sốđược phân tích theo các TCVN hiện hành, cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Các thông sốđược phân tích mẫu đất

STT Thông số Đơn vị Phương pháp phân tích

1 pHKCL - Theo TCVN 5979:2000 2 Nitơ tổng số % Theo TCVN 6498:1999 3 Photpho tổng số % Theo TCVN 6499:1999 4 Kali tổng số % Theo TCVN 8660:2011 5 Mùn % Theo TCCS/ PTHH 15:2014 6 As mg/kg Theo TCCS/ PTHH 01:2014 7 Pb mg/kg Theo TCCS/ PTHH 05:2014

(Nguồn: Viện khoa học sự sống trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên[22]) 3.3.1.2. Đối với lấy mẫu nước ở vùng đất bán ngập lưu vực thủy điện Sơn La

a) Tiến hành khảo sát khu vực lấy mẫu, rồi chọn vị trí lấy mẫu:

- Vị trí lấy mẫu trên vùng đất bán ngập nước lưu vực tại: bản Phiêng Xe, xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Ta tiến hành lấy ở 3 độ sâu khác nhau, mỗi vị trí lấy 1 mẫu khác nhau.

b) Phương pháp ly mu, bo qun và phân tích

- Dụng cụ lấy mẫu đóng (thiết bị lấy mẫu nước theo tầng kiểu Van Dorn tên; 1120-G45 Wildco bằng nhựa acrylic trong suốt, dung tích 2 lít do Wildco (Hoa Kỳ)). Đó là những vật thể rỗng, có van, dùng để lấy mẫu nước ở độ sâu xác định (mẫu đơn hoặc mẫu loạt) hoặc để lấy mẫu tổ hợp theo chiều sâu. Dụng cụ này được nhúng xuống nước bằng dây hoặc cáp tời. Cần có thiết bị để đuổi không khí (hoặc khí) bị kéo vào mẫu. Van được điều khiển từ xa hoặc đóng mở tựđộng khi dụng cụ

được nhúng xuống và kéo lên nhanh. Khi lấy mẫu ở gần đáy nước, cần chú ý tránh khuấy động lớp trầm tích. Một số dụng cụ tựđộng đóng khi chạm vào trầm tích (điều khiển cơ học hoặc điện); loại này rất thích hợp cho lấy mẫu ở gần lớp trầm tích

+ Khi tiến hành quan trắc tại hiện trường cần lập hồ sơ mẫu như: địa điểm lấy mẫu, ký hiệu mẫu, thời gian lấy mẫu, các thông số đo nhanh, phương thức lấy và bảo quản mẫu, các ghi chú nhận xét về nguồn lấy mẫu, điều kiện thời tiết, trạng thái màu nước...

c) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghim

Các thông sốđược phân tích theo các TCVN hiện hành, cụ thể như sau:

Bảng 3.2: Các thông sốđược phân tích mẫu nước

STT Thông số Đơn vịđo Phương pháp phân tích

1 pH - TCVN 6492:1999 2 T0 0C Đo tực tiếp/điện cực 3 DO mg/l TCVN 7325:2005 4 TSS mg/l SMEWW 2540D:2012

(Nguồn: Phòng thí nghiệm - Khoa Môi trường - Trường ĐHNLTN[23]) 3.3.1.3. Đối với động thực vât ở vùng đất bán ngập lưu vực thủy điện Sơn La

* Phương pháp thu thập tài liệu có sắn kết hợp quan sát tại hiện trường

- Vị trí quan sát:

Quan sát tại các điểm ở mực nước cao nhất là từ cao trình 210m -215m.

Địa điểm quan sát tại xã Mường Trai, thị trấn Ít Ong, và bờ đập tràn, tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

3.3.2. Phương pháp thu thp tài liu, s liu, thông tin th cp

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội (Dân số, việc làm, cơ sở hạ tầng…) của ba tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lại Châu

- Tài liệu về các báo cáo hiện trạng môi trường sinh thái của địa phương và kết quả quan trắc môi trường hàng năm tại địa bàn nghiên cứu.

- Dựa trên: sách báo, tài liệu khoa học, tài liệu trên hệ thống Internet..., cụ thể, báo cáo về sông Đà, diễn biến môi trường hồ thủy điện Sơn La, bản đồ thực phủ...,

3.3.3. Phương pháp x lý s liu

Tính toán và tổng hợp trên excel 2003, 2010, để tính toán biểu đồ, số liệu thống kê.

3.3.4. Phương pháp so sánh

Từ các số liệu thứ cấp cộng với số liệu đo đạc khảo sát thực tế, kết quả phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm, tính toán về lượng ô nhiễm, để đưa ra kết luận về

các thành phần môi trường. So sánh với QCVN 03: 2008/BTNMT, để đưa ra những

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH

4.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hồ Thủy điện Sơn La có chiều dài hơn 120km, điểm đầu từđập thủy điện tại thị trấn Ít Ong (Mường La) và điểm cuối là thị xã Mường Lay (Điện Biên), diện tích hồ chứa gần 225 km2, với dung tích 9,26 tỷ m3, lưu vực phủ rộng gần 44.000 km thuộc địa phận ba tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu.

Hình 4.1: Vị trí lưu vực thủy điện Sơn La

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Lưu vực thủy điện Sơn La và lân cận có cấu trúc địa chất và kiến tạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và phân dị, các đứt gãy hoạt động và có khả năng sinh chấn. Nằm trong lưu vực sông Đà, chảy qua miền núi cao và trung bình, hướng dòng chảy gắn như song song với hướng của các dãy núi lớn, lòng sông hẹp có nhiều ghềnh thác, có những đoạn bờ sông khoét sâu vào chân sườn núi. Hồ chứa Sơn la có dạng chung là một thung lũng được mở rộng thêm với hai sườn đổ thẳng vào lòng hồ. Và

hầu hết các sườn trực tiếp đổ vào lòng hồ có độ dốc từ 200 - 300, phổ biến là mức từ

250- 280. Độ dốc nhỏ hơn 200 và trên 300 là rất ít. Chiều dài sươn chủ yếu là từ 70 - 80m, Những sườn nhỏ hơn 60m và trên 100m chiếm tỉ lệ nhỏ. Trên bề mặt đỉnh, sườn núi lại được cấu thành từ các nhóm đá trầm tích phun trào nên thường xảy ra các quá trình rửa lũ, xói mòn, rửa trôi...còn trên bề mặt sườn thấp hơn còn xảy ra hiện tượng xâm thực nương rẫy hay trượt lở, trượt chảy dưới các tác động nhân sinh.

Ngoài ra ở khu vực này còn xẩy ra các quá trình ngoại sinh như lũ ống, lũ

quét, lũ bùn đá...có tác động đôi khi hết sức tiêu cực đối với tự nhiên nói chung và

đời sống sản xuất của con người nói riêng. Các quá trình ngoại sinh ở đây thường có mối liên quan chặt chẽ với cấu trúc địa chất, các đặc trưng địa hình và các thành tạo vật chất, do đó nó khá phức tạp và đa dạng.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

- Chếđộ bức xạ, nắng, mây

Do tác dụng chắn gió mùa Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn nên khu vực công trình thủy điện Sơn La không bị ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, mà gián tiếp theo thung lũng sông Đà đi lên sau đã bị biến tính (nhiệt độ tăng, đô

ẩm giảm) nên lưu vực thủy điện Sơn La có chế độ bức xạ, nắng khá dồi dào, hơn hẳn phần nam lưu vực sông Đà và vùng Đông Bắc.

Lượng bức xạ tổng cộng năm tương đối cao trên hầu khắp lãnh thổ lưu vực,

đạt 120 - 133 kcal/cm2/năm. Thời kì (III - X) có lượng bức xạ tổng cộng khá lớn,

đạt 10 - 13,5 kcal/cm2/tháng. Thời kì còn lại có lượng bức xạ thấp hơn, dao động trong khoảng 7,5 - 10 kcal/cm2.

Trên hầu khắp lưu vực có khá nhiều nắng. Tổng số giờ nắng trong năm đạt khoảng 1700 - 2100 giờ. Quanh năm trên toàn lưu vực sồ giờ nắng đều đạt trên 100 giờ/tháng. Ba tháng (III - V) có nhiều nắng nhất, đạt 170 - 210 giờ/tháng.

- Chếđộ gió

Chếđộ gió ở lưu vực thủy điện Sơn La phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm địa hình địa phương. Trên hầu khắp lưu vực các hướng gió Nam, Đông Nam và Tây Nam có tần suất lớn hơn cả. Ví dụ: Ở Quỳnh Nhai nằm trong thung lũng sông Đà có

hướng thiên Bắc Nam nên gió thịnh hành là Nam vơi tần suất lớn nhất từ 12 - 21%.

Ở Lai Châu từ tháng (I - IV) hướng gió thịnh hành là Đông Bắc với tần suất là 10 - 15%; còn từ tháng (V - XII) hướng gió thịnh hành là Nam với tần suất dao động trong khoảng 8 - 11%.

Do địa hình khuất gió nên tần suất lặng gió trên lưu vực công trình thủy điện Sơn La khá lớn, đạt 45 - 70% ở vùng thấp và dao động trong khoảng 30 - 40% ở các vùng núi cao.

Tốc độ gió trung bình năm chỉđạt dưới 1m/s ở những vùng thấp và dao động trong khoảng 1 - 2,4m/s trên các cao nguyên và vùng núi. Tốc độ gió trung bình ít thay đổi trong năm, tuy nhiên vào thời kì chuyển tiếp từ Đông sang Hè (II - V) do

ảnh hưởng của các cơn dông nhiệt trị số này thường đạt giá trị lớn nhất.

Tốc độ gió mạnh nhất ở lưu vực công trình thủy điện Sơn La tương đối lớn. Hầu như quanh năm trị số này đều lớn hơn 15m/s, có thểđạt tới 30 - 40m/s vào thời kì (II - V) do ảnh hưởng của các cơn dông nhiệt.

- Chếđộ nhiệt

Nhiệt độ trung bình năm khá cao ở những vùng thấp, đạt 22,5 - 23,30C thuộc chế độ nhiệt nóng. Nhiệt độ trung bình năm giảm theo độ cao địa hình xuống còn 200C ở độ cao khoảng 750m; đến 160C ở độ cao 1500 - 1600m. Ở những vùng núi cao từ 1500 - 1600m trở lên, nhiệt độ trung bình tất cả các tháng trong năm đều nhỏ

hơn 200C. Như vậy ở các vùng núi cao này mùa lạnh thường kéo dài quanh năm. Chỉở những vùng núi thấp dưới 700m mới có mùa nóng dài 2 - 5 tháng. Mùa lạnh dài 3 - 4 tháng ở những vùng thấp dưới 700m, tăng lên đến 6 tháng ở độ cao 1000m và kéo dài quanh năm ở vùng núi cao từ 1500 - 1600m trở lên.

Trên toàn lưu vực tiến trình năm của nhiệt độ có một cực đại và một cực tiểu. Cực đại thường xuất hiện vào tháng VI hoặc tháng VII, còn cực tiểu xuất hiện vào tháng I.

Do tác dụng chắn gió mùa Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn, nên biên độ

năm của nhiệt độở lưu vực thủy điện Sơn La thường thấp hơn ở vùng Đông Bắc từ

1 - 30C; tuy nhiên vẫn còn khá cao, đạt 9 - 110C. Như vậy, mùa đông ở đây thường

Nằm ở vùng núi có địa hình chia cắt phức tạp và xa biển, lưu vực thủy điện Sơn La có biên độ ngày đêm của nhiệt độ khá cao, trị số trung bình năm đạt 8 - 110C. Trong mùa đông thời tiết lạnh và khô, mức độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn. Trị số biên độ nhiệt ngày đêm trên phần lãnh thổđạt 10 - 150C, ở vùng núi cao, dao động trong khoảng 8 - 100C. Vào mùa hè, trời nhiều mây và mưa nhiều nên biên độ ngày đêm của nhiệt độ tương đối thấp, đạt 7 - 90C trên phần lớn lãnh thổ; dao động trong khoảng 5 - 70C ở vùng núi cao 900 - 1000m trở lên.

Ở những vùng thấp trong thung lũng sông Đà do ảnh hưởng của hiệu ứng “phơn” với gió mùa Tây Nam sau khi vượt qua các dãy núi cao thượng Lào nên các giá trị cao nhất của nhiệt độ đều lớn hơn 350C vào thời kì (II - X hoặc XI); có thể đạt tới 40 - 42,20C trong hai tháng IV - V. Chỉở những vùng núi cao 800 - 900m trở

lên nhiệt độ cao tuyệt đối mới thấp hơn 350C.

Trong mùa đông do ảnh hưởng của thời tiết lạnh khô, ở những vùng có độ

cao trên Sơn La chỉ ở những vùng thấp sương núi mới không có khả năng xuất hiện.

- Chếđộ mưa - ẩm

Ở lưu vực thủy điện Sơn La có chếđộ mưa mùa hè chủ yếu do tác động của hoàn lưu gió mùa Tây Nam.

Lượng mưa năm dao động trong phạm vi rộng, từ 1300 - 3200mm. Lượng mưa phân bố phức tạp trên lãnh thổ phụ thuộc vào đặc điểm của địa hình. Khu vực Tạ Bú, cao nguyên Thuận Châu và phần thung lũng hạ lưu lưu vực thủy điện Sơn La có lượng mưa năm thấp nhất, đạt khoảng 1300 - 1500mm. Một số tâm mưa nhỏ

khác quan sát thấy trong các thung lũng sông nằm khuất ở bên sườn Bắc hoặc Đông bắc của các dãy núi cao như: Nâm Mạ 1495mm, Ba Nậm Cúm 1474mm, Mường Chà 1597mm. Hai tâm mưa lớn nhất xuất hiện ở vùng núi cao Phu Đen Đinh - Tây

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm về môi trường sinh thái vùng đất bán ngập lưu vực thủy điện sơn la (Trang 38)