Giải pháp đối với môi trường sinh thái đất ở vùng đất bán ngập lưu vực thủy điện

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm về môi trường sinh thái vùng đất bán ngập lưu vực thủy điện sơn la (Trang 77 - 81)

đất lớn, vấn đề của môi trường ở đây cần được quản lý bảo vệ vùng đất bán ngập, sử dụng và quản lý phần nước mà người dân đang sử dụng để nuôi thủy sản, và chăn nuôi đang thải ra, ta có thể có các giải pháp sau:

4.7.1. Gii pháp đối vi môi trường sinh thái đất vùng đất bán ngp lưu vc thy đin Sơn La thy đin Sơn La

Như ta đã thấy rõ, do tính chất phân tán và phần lớn nằm sườn dốc, nên ta nên tổ chức nghiên cứu và sử dụng vùng đất này nhiều hơn và hợp lý.

Ta có thể phân chia và quản lý, sử dụng đất bán ngập, để bảo vệ môi trường sinh thái một các hợp lý như sau:

• Vùng bằng và tập trung:

Phần lớn các khu vực có diện tích lớn đều là ruộng bậc thang, đất đá thuần thục.

Đối với vùng đất nay nên tiếp tục sử dụng khi nước rút như truyền thống của người dân.

Vấn đề tồn tại là chọn cây gì?, mùa nào?, ở cao trình nào để kịp thu hoạch trước khi bị ngập?.

Căn cứ vào thời gian ngập theo cao trình theo tháng, mùa, năm, thì thời kỳ

kiệt và ổn định nhất là từ tháng 1 đến tháng 9. Thời kỳ này có thể phù hợp cho trồng lúa, đậu, ngô...

Ở vùng này dễ được phù sa bồi tụ nên có thể sản xuất lâu dài và ít cần bảo vệ. Nhưng vấn để sản xuất như nào cho hợp lý, không ảnh hưởng tới môi trường cần được quan tâm và sự vào cuộc của các nhà khoa học trong và ngoài nước để

giúp ích cho lợi ích của người dân, và không ảnh hưởng đến môi trường của hồ thủy

điện Sơn La

• Vùng có độ dốc thấp 5 - 15o, nhưng thành giải hẹp:

Diện tích này không lớn nhưng có khả năng sử dụng trồng lúa, lúa nương, hoa màu. về mặt bằng vùng đất này rất bấp bênh so với phần đất trên đó vài mét. Giá trị của phần đất này, chỉ có khi chúng được biến thành ruộng bậc thang dễ làm lúa nước hay trồng màu.

• Vùng có độ dốc cao từ 20o trở lên:

Vì độ dốc cao nên giải đất bán ngập chỉ rộng vài ba chục mét. Việc khai thác, trồng trọt trên đất này là đạt hiệu quả kinh tế kém. Mặt khác các đất dốc này dễ bị

xói mòn rửa trôi và phá hủy do sóng to, gây lấp hồ. Vấn đề bảo vệ các bờ dốc này là quan trọng hơn trồng trọt.

Ngoài ra có thể trồng một số cây thực vật chống xói mòn, một số thực vật

đã được trồng ở thủy điện như thủy điện Thác Bà, Yên Bái trồng cây tràm úc, tràm ta, nó có khả năng sống được trong điều kiện khô, ngập nước, cải tạo đất, mang lại kinh tế cho người dân.

• Vùng núi đá vôi:

Diện tích đá vôi ở đây khá lớn và sét vôi có vách dựng đứng. Phần bán ngập không đáng kể và không có giá trị nông nghiệp. Tuy nhiên, đây là khu có nhiều thắng cảnh đẹp nhất dành cho du lịch pháp triển “Du lch sinh thái”.

4.7.2.Gii pháp đối vi môi trường nước vùng đất bán ngp lưu vc thy đin Sơn La

Vấn đề cơ bản của vùng nước là quá trình nước lên sẽ làm ngập và sự thối rữa các thực vật, các cây canh tác như ngô, lúa của người dân sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường sinh thái nước, tăng các hàm lượng chất hưu cơ, hóa học mà còn trong

các cây khi người dân sử dụng để bón cho cây, trồng trọt. Vì vậy vấn đề thu dọn các chất thực vật, các ruộng lúa, nương rẫy là hết sức cần thiết.

Vần đề trên mặt nước một số hộ dân tân dụng lòng hồ để nuôi thủy sản các loại cá, không những thế họ còn chăn nuôi ở vùng ven hồ không có biệt pháp xử lý mà thải thẳng xuống nước hồ, dẫn đến tích tụ các chất ô nhiễm và vềđưa ra các khu vực khác, ngoài ra vềđề chất thải sinh hoạt cũng được người dân thải ra, vì đất là vùng cao nên người dân có thói quen từ trước. Vì vậy cần có giải pháp trong quy hoạch dân cư, quy hoạch làng nghề nuôi cá bè, chăn nuôi cho phù hợp.

Trên cơ sở có núi có rừng, có núi đá, có nước nên ta có thể quy hoạch mối quan hệ sinh thái, vấn đề chăn nuôi thủy sản (cá lồng) với du lịch sinh thái lòng hồ

sẽ đem lại lợi ích cho ba tỉnh nói riêng, và người dân nói chung, và vấn đề môi trường càng được quan tâm hơn vì nó mang lại lợi ích không hề nhỏ cho người dân.

Hồ thủy điện Sơn la diện tích mặt nước khoảng 43.760 km2. Trước thực trạng cư dân nhiều nơi sử dụng các phương tiện cấm như: chất nổ, xung điện. chất

độc cùng với ngư cụ có kích thước lưới nhỏđể khai thác, đánh bắt cá tràn lan gây ô nhiễm môi trường, làm suy giảm nguồn lợi thủy sản trong vùng.

Các cơ quan nhà nước cần phối hợp cùng các ngành, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ngư dân, đi đôi với việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vụ vi phạm pháp luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tổ chức điều tra cấp giấy phép hành nghề hộ cư dân trong lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

Các tỉnh phối hợp với hội nông dân các địa phương xây dựng chi hội nghề cá và mô hình kinh tế hợp tác ở các huyện, tham gia đẩy mạnh công tác khuyến ngư, chuyển ngư giao kĩ thuật cây trồng, và phòng chống dịch bệnh cho cá, tôm… mục tiêu là chấm dứt tình trạng sử dụng thuốc nổ, xung điện, chất độc và các ngư cụ trái phép để đánh bắt, quy hoạch và sắp xếp lại các hoạt động nghề cá theo hướng bền vững nhất như: quan tâm tới biện phát bảo vệ cá trong mùa sinh nở, có những chính sách thích hợp bảo vệ nguồn nước mặt và hướng dẫn người đánh cá địa phương bảo vệ các loài cá con. UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý hồ chứa và giao cho các

đơn vị quản lý hồ chứa phải trích thu từ khai thác, nuôi trồng để thả cá bổ sung và phối hợp với địa phương để tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản

4.7.3. Các gii pháp bo vđộng thc vt

Động - thực vật ở đây, cần được sự vào cuộc của các chuyên nhà khoa học

để nghiện cứu một số thực vật, sống ở vùng đất bán ngập, để chống xói mòn đất, cùng với mang lại kinh tế cho người dân.

Cần tạo điều kiện khôi phục, bảo tồn những nguồn gen quý hiếm, cân bằng sinh thái, bảo vệ hệđộng thực vật phong phú và đa dạng vốn có của vùng.

Theo chính sách, nhà máy Thuỷđiện phải nộp 8 - 12% tổng giá trị sản lượng

điện theo thương phẩm về thuế sử dụng tài nguyên nước, Nhà máy Thuỷđiện Hoà Bình, hiện nay mỗi năm nộp khoảmg 40 tỷđồng thuế tài nguyên nước cho tỉnh Hoà Bình và Sơn La. Với cơ chế này, các khu rừng phòng hộ sẽ bán “nước” cho nhà máy thuỷđiện.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm về môi trường sinh thái vùng đất bán ngập lưu vực thủy điện sơn la (Trang 77 - 81)