Định hướng về công tác tắn dụng của BIDV Kiên Giang 3T

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư phát triển việt nam chi nhánh tỉnh kiên giang (Trang 76)

7. Kết cấu của luận văn:

3.1.2.Định hướng về công tác tắn dụng của BIDV Kiên Giang 3T

Trên cơ sởđịnh hướng hoạt động tắn dụng của BIDV, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như nhận định tình hình môi trường hoạt động kinh doanh, BIDV Kiên Giang xây dựng mục tiêu, định hướng hoạt động tắn dụng giai đoạn 2015 - 2020 là:

Tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững, lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động. Tăng trưởng và nâng cao chất lượng huy động vốn, tạo nền vốn ổn định với cơ cấu hợp lý đểđáp ứng cho nhu cầu tắn dụng trên địa bàn. Mở rộng quy mô tắn dụng phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tếtrên cơ sởđảm bảo chất lượng, kiểm soát được rủi ro.

Đổi mới được cách thức quản lý - quản trị kinh doanh - điều hành theo định hướng hướng tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế của toàn hệ thống. Chuyển đổi cơ cấu khách hàng, cơ cấu huy động vốn - tắn dụng - dịch vụ.

Xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng, nợ xấu. Trắch đủ dự phòng rủi ro theo quy định, quản lý tài sản nợ- tài sản có hữu hiệu đểđạt hiệu quả kinh doanh cao.

Sắp xếp lại đội ngũ cán bộtheo hướng nâng cao cả về chất lượng và sốlượng. Nâng cao vai trò gương mẫu của đội ngũ lãnh đạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn và tư tưởng đạo đức cho từng cán bộ, phát huy vai trò của từng cá nhân trong việc đóng

69

góp cho sự phát triển chung của BIDV Kiên Giang.

Củng cố và duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộđể kịp thời phát hiện và sửa chữa những sai sót trong nghiệp vụ, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định và vi phạm pháp luật.

Các chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 Ờ 2020:

Tăng trưởng tổng tài sản: 16%/ năm.

Tăng trưởng dư nợ tắn dụng 16%/năm. Phấn đấu giữ vững thị phần và đạt tỷ trọng tắn dụng bán lẻ trong tổng dư nợ tối thiểu 35%.

Tăng trưởng huy động vốn 16%/năm.

Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Phấn đấu không để phát sinh thêm nợ quá hạn. Các chỉtiêu cơ cấu tắn dụng:

Tỷ trọng dư nợ Trung dài hạn/Tổng dư nợ: 40%. Tỷ trọng dư nợcó TSĐB/Tổng dư nợ: 85%.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA BIDV KIÊN GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI

Qua phân tắch thực trạng chất lượng tắn dụng tại BIDV Kiên Giang giai đoan năm 2012-2014 kết hợp cùng với việc khảo sát ý kiến đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm tắn dụng của BIDV Kiên Giang, bên cạnh những mặt đạt được song vẫn còn tồn tại những hạn chế. Để khắc phục những hạn chếđó cần thực hiện các giải pháp sau:

3.2.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng tắn dụng đối với Ngân hàng 3.2.1.1. Xây dựng chiến lược khách hàng kết hợp với ngành hàng 3.2.1.1. Xây dựng chiến lược khách hàng kết hợp với ngành hàng

Xây dựng chiến lược khách hàng: Xác định rõ đối tượng khách hàng của mình, có các biện pháp thu hút khách hàng bằng cách cung cấp tốt nhất các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ thông qua đội ngũ cán bộ ngân hàng và các tiện ắch do cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ mang lại. Có các chắnh sách ưu đãi đối với các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống, hoạt động hiệu quả thông qua các

70

chắnh sách về lãi suất, phắ, điều kiện phục vụ...Chiến lược khách hàng cần thiết phải phổ biến tới từng cán bộ ngân hàng để mỗi cán bộ hiểu rõ và thực hiện tốt.

Xây dựng chiến lược ngành hàng: Xác định rõ nhóm ngành ưu tiên trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu kinh tế của tỉnh và lợi thế của địa phương. Xác định giới hạn tắn dụng cũng như cơ cấu tỷ trọng cho vay đối với các ngành nhất định, trước mắt tập trung các ngành đang có triển vọng phát triển như công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, xuất khẩu thủy sảnẦđể có sự định hướng trong quá trình tiếp thị, cho vay đối với khách hàng thuộc các ngành kinh tế một cách phù hợp và hiệu quả, giảm dư nợ và tỷ lệ cho vay xây lắp theo đúng lộ trình của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Trong từng chiến lược nêu trên cần đặt ra mục tiêu, lộ trình triển khai cụ thể cũng như các chắnh sách, biện pháp để thực hiện nhằm tăng tắnh khả thi, đạt hiệu quả cao và phù hợp với định hướng, chỉ đạo của BIDV.

3.2.1.2. Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng và chắnh sách khách hàng

Hiện nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã xây dựng hệ thống xếp hạng tắn dụng nội bộ để thực hiện việc phân loại nợ, trắch lập dự phòng rủi ro theo Điều 12-Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNNỢ. Trên cơ sở xếp hạng tắn dụng nội bộ, BIDV cũng đã ban hành chắnh sách khách hàng để đưa ra các chắnh sách đa dạng, phù hợp áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng theo định hướng phát triển của BIDV nhằm lựa chọn và thu hút được các khách hàng mục tiêu, khách hàng chiến lược và khách hàng có chất lượng tốt nhất đồng thời duy trì và từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cũng như đảm bảo an toàn, kiểm soát được rủi ro trong hoạt động tắn dụng nói riêng và hoạt động của BIDV nói chung. Do đó, Chi nhánh cần tiếp tục thực hiện xếp loại khách hàng một cách nghiêm túc, chắnh xác. Đồng thời trên cơ sở chắnh sách chung của toàn ngành Chi nhánh cần phải xây dựng chắnh sách riêng phù hợp với điều kiện và đặc điểm khách hàng của Chi nhánh. Trong xây dựng chắnh sách khách hàng Chi nhánh phải căn cứ vào nhu cầu của từng đối tượng khách hàng khác nhau để từ đó đề ra các chắnh sách phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng và mục tiêu trong hoạt động tắn dụng của Chi nhánh.

71

Để thực hiện tốt điều đó đòi hỏi Chi nhánh phải hiểu và bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chắnh cũng như quản trị của khách hàng, triển vọng ngành nghề hoạt động, quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng, đối tácẦmới có thể xếp loại doanh nghiệp được chắnh xác, trên cơ sở đó phát huy được vai trò của chắnh sách khách hàng thông qua việc ưu đãi, mở rộng quan hệ hay thắt chặt hoạt động tắn dụng đối với khách hàng. Việc xếp loại khách hàng cần phải được thực hiện ngay từ khi bắt đầu quan hệ và định kỳ thực hiện đánh giá lại giúp ngân hàng có ứng xử phù hợp, tăng trưởng tắn dụng an toàn hoặc giảm thiểu được nguy cơ phát sinh nợ xấu. Các chắnh sách thực hiện tập trung ở các nội dung sau:

Giữ và mở rộng quan hệ với các khách hàng uy tắn, truyền thống đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có khả năng phát triển. Trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro tắn dụng, lợi ắch tổng thể mà khách hàng mang lại thông qua việc vay vốn, sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng để có sự ưu đãi về phắ, lãi suất, các hình thức cho vay, chắnh sách bảo đảm tiền vay...Việc xây dựng chắnh sách ưu đãi có thể áp dụng cho nhóm khách hàng tương đồng. Định kỳ, Chi nhánh cần có đánh giá tổng kết về khách hàng, nhóm khách hàng hoạt động lớn, mang lại nhiều lợi nhuận cho Chi nhánh.

Chi nhánh có thể sử dụng một phần quỹ khen thưởng để thưởng cho những khách hàng có nhiều đóng góp với ngân hàng và thưởng cho những cá nhân có thành tắch tốt trong hoạt động tắn dụng.

Tắch cực, chủ động tìm kiếm các khách hàng mới nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả, có tài sản đảm bảo. Việc phát triển khách hàng mới cần phải được giao thành chỉ tiêu cụ thể tới từng cán bộ và bám sát quá trình thực hiện. Việc tiếp cận có thể thực hiện thông qua các khách hàng hiện có, qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trực tiếp gặp gỡ để giới thiệu về nghiệp vụ của ngân hàng và những tiện ắch mà ngân hàng có thể đem lại cho khách hàng.

Thường xuyên coi trọng công tác tổ chức hội thảo, hội nghị với khách hàng, tăng cường sự giao lưu hiểu biết giữa ngân hàng và khách hàng.Xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa khách hàng và ngân hàng, trao đổi thường xuyên rút kinh nghiệm làm cho mối quan hệ hai bên càng bền vững. Trang bị kiến thức marketing cho cán bộ, đẩy

72 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mạnh các hình thức quảng cáo thông qua chắnh các khách hàng hiện có, qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chắẦ

Đối với các khách hàng hoạt động không hiệu quả, đã phát sinh nợ xấu hoặc tiềm ẩn nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5), Chinhánh cần xây dựng lộ trình giảm dần dư nợ hiện tại và thực hiện bằng các biện pháp kiên quyết, khéo léo để thu hồi nợ, việc cho vay mới chỉ nhằm mục đắch tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thời gian thực hiện lộ trình giảm dư nợ vay trên cơ sở các phương án kinh doanh hiệu quả, khả thi và ngân hàng kiểm soát được nguồn thu đồng thời tăng cường tài sản bảo đảm cho các khoản vay nhằm hạn chế rủi ro.

Thực hiện tốt chắnh sách khách hàng sẽ tạo mối quan hệ gần gũi giữa ngân hàng và khách hàng, giúp Chi nhánh nắm bắt được nhu cầu của khách hàng vay vốn để có những biện pháp thắch ứng, kịp thời đồng thời phát hiện những khó khăn của khách hàng để tìm biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ khách hàng.

Như vậy thực hiện tốt chắnh sách khách hàng, Chi nhánh sẽ có được lực lượng khách hàng đông đảo, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện sàng lọc dần và xây dựng được nền khách hàng ổn định, tắn nhiệm, chất lượng tắn dụng của Chi nhánh được nâng cao.

3.2.1.3. Đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tắn dụng

Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc mở rộng cũng như nâng cao chất lượng tắn dụng, là cơ sở đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng phát triển một cách bền vững.

Qua xem xét tình hình hoạt động của BIDV Kiên Giang chúng ta thấy rằng nguồn vốn huy động tại chỗ đáp ứng được 85% dư nợ tắn dụng của Chi nhánh, phần còn lại Chi nhánh phải vay vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với chi phắ cao hơn nhiều so với nguồn vốn huy động. Hơn nữa với cơ chế điều hành gắn tăng trưởng tắn dụng với tăng trưởng nguồn vốn huy động của BIDV hiện nay nếu Chi nhánh không đẩy mạnh công tác huy động vốn thì sẽ bị giới hạn tăng trưởng tắn dụng. Mặt khác từ phân tắch cơ cấu nguồn vốn huy động và cơ cấu dư nợ vay theo kỳ hạn

73

của Chi nhánh cho thấy: Trong khi nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn (năm 2014 nguồn vốn trung dài hạn chiếm 18.9%) thì dư nợ vay trung dài hạn của Chi nhánh lại chiếm tỷ trọng lớn (năm 2014 dư nợ trung dài hạn chiếm 29.6%) nên Chi nhánh đã phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, điều này làm cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Do đó một trong những nhiệm vụ cấp bách đối với BIDV Kiên Giang là phải đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng tắn dụng rất lớn trên địa bàn.

Để đẩy mạnh công tác huy động vốn trong thời gian tới Chi nhánh cần thực hiện một số giải pháp sau:

Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn. Bên cạnh các sản phẩm huy động vốn

truyền thống, cần tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mới như: tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng, đẩy mạnh phát hành trái phiếu, kỳ phiếu với nhiều thời hạn và lăi suất linh hoạt, lăi suất bậc thang... Đặc biệt Chi nhánh cần đẩy mạnh huy động nguồn vốn trung và dài hạn để có thể nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn thông qua phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi. Trong khi nhiều ngân hàng đang cạnh tranh rất gay gắt bằng lãi suất, Chi nhánh cần có hướng đi đúng đắn bằng cách chuyên biệt hoá sản phẩm của mình, làm nổi bật sản phẩm bởi những đặc tắnh riêng và các dịch vụ hoàn hảo hơn (thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, giảm bớt thời gian và chi phắ cho cả ngân hàng và khách hàng...).

Xây dựng chắnh sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt. Lãi suất luôn là yếu tố chắnh thu hút khách hàng gửi tiền. Chắnh sách lãi suất huy động phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo được lợi ắch cho người gửi tiền và lợi ắch của ngân hàng, tạo thế cạnh tranh thuận lợi cho ngân hàng. Lãi suất cần phải cụ thể, chi tiết cho từng đối tượng, tạo thuận lợi cho việc huy động. Đây là vấn đề mà thời gian qua, Chi nhánh đã thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, vẫn cần phải tiếp tục thực hiện tốt hơn, chi tiết, đa dạng nhiều mức lãi suất ứng với từng nguồn vốn, đồng thời phải luôn cân đối, hợp lý trong tổng nguồn.

Chắnh sách chăm sóc khách hàng. Chiến lược thu hút và giữ khách hàng cần phải

74

gửi tiền bằng các ưu đãi khi sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng như thẻ thanh toán, dịch vụ chuyển tiềnẦ

3.2.1.4. Cơ cấu lại dư nợ

Cơ cấu dư nợ cũng có ảnh hưởng đến chất lượng tắn dụng. Với một cơ cấu dư nợ hợp lý, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động và chiến lược, định hướng phát triển tắn dụng sẽ là cơ sở để cho hoạt động tắn dụng của ngân hàng phát triển một cách an toàn, hiệu quả và bền vững. Như đã phân tắch ở phần trước, mặc dù đã có sự điều chỉnh song cơ cấu dư nợ của BIDV Kiên Giang vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý vì chưa phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động hoặc định hướng phát triển tắn dụng của ngành. Vì vậy trong thời gian tới Chi nhánh cần quyết liệt hơn trong việc điều chỉnh cơ cấu tắn dụng theo các hướng sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh cho vay ngắn hạn để nâng tỷ trọng dư nợ vay ngắn hạn trên

tổng dư nợ đồng thời giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn.

Hiện tại dư nợ trung dài hạn của Chi nhánh chiếm tỷ trọng 29.6% trên tổng dư nợ. Trong khi đó nguồn vốn huy động trung dài hạn chỉ chiếm 18.9%trên tổng nguồn vốn huy động. Do đó Chi nhánh đã phải sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Do nguồn vốn ngắn hạn, đặc biệt là tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng thường xuyên biến động. Trong khi đó các khoản cho vay trung dài hạn tuy có tắnh ổn định song lại có thời gian thu hồi vốn lâu. Cho nên nếu sử dụng một lượng lớn nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn thì sẽ rất dễ dẫn đến rủi ro thanh khoản khi khách hàng có nhu cầu rút một lượng vốn lớn trong khi Chi nhánh chưa thu hồi được các khoản vay. ỘSự cân đối hợp lý giữa kỳ hạn hoàn vốn (thời hạn cho vay) và kỳ hạn hoàn trả (kỳ hạn trả cho người gửi tiền) là yếu tố giữ mức độ an toàn cho người gửi tiền và cũng an toàn cho ngân hàngỢ.

Thứ hai, cơ cấu lại khách hàng theo hướng: giảm dần dư nợ vay đối với các

doanh nghiệp Nhà nước, đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chủ trương đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, phấn đấu đến năm 2020đưa tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh lên mức 80%. Trong khi đó tại Chi nhánh Kiên Giang, tỷ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư phát triển việt nam chi nhánh tỉnh kiên giang (Trang 76)