trên TTCK VN. Do đó các nhà quản trị có thể tạo ra lợi nhuận bằng cách quản trị chu kỳ luân chuyển tiền mặt ở mức phù hợp và đảm bảo các thành phần của nó được duy trì ở mức tối ưu nhất.
5.2 Gợi ý chính sách
Để trả lời cho mục tiêu thứ hai, làm thế nào để nâng cao tỷ suất sinh lợi cho các công ty ngành VLXD. Tác giảđưa ra một số gợi ý nhằm cải thiện tỷ suất sinh lợi của các công ty như sau:
5.2.1 Xuất phát từ mối quan hệ giữa quản trị kỳ thu tiền bình quân và tỷ suất sinh lợi và tỷ suất sinh lợi
𝐺𝐺𝑂𝑂𝑃𝑃 = 0.502- 0.00053 ARR𝑖𝑖𝑡𝑡R + 0.195 FFAR𝑖𝑖𝑡𝑡R- 0.232 FDR𝑖𝑖𝑡𝑡R - 0.012 𝐿𝐿𝑁𝑁𝑆𝑆R𝑖𝑖𝑡𝑡
Kết quả mối tương quan nghịch biến có ý nghĩa thống kê giữa kỳ thu tiền bình
quân và tỷ suất sinh lợi các công ty ngành VLXD Việt Nam cho thấy rằng kỳ thu tiền bình quân càng được rút ngắn thì tỷ suất sinh lợi càng được cải thiện. Hay nói cách khác để gia tăng lợi nhuận thì các công ty trong ngành này phải chú trọng đến công tác quản trị hiệu quả các khoản phải thu. Trong các công ty, các khoản phải thu bao gồm: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, thế chấp, ký cược, ký quỹ, phải
thu khác, tạm ứng và trả trước… nhưng trong đó tỷ trọng cao nhất là khoản phải thu của khách hàng. Vì vậy trong đề tài này tác giả xin đề xuất một số giải pháp quản lý các khoản phải thu của khách hàng:
Xây dựng chính sáchtín dụngthương mạicủa công ty
Chính sách tín dụng thương mại (chính sách bán chịu) được coi là một công cụ cạnh tranh sắc bén của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Bán hàng
tín dụng là một vũ khí cạnh tranh không bằng giá. Việc bán hàng tín dụng làm tăng lượng bán và làm tăng tốcđộ chuyển hóa hàng tồn kho, tăng cường mối quan hệ với
việc bán hàng. Việc thực hiện một chính sách tín dụng thương mại có thể mang lại những thuận lợi hoặc bất lợi cho các bên. Vì vậy việc xây dựng chính sách tín dụng thương mại hiệu quả là vấn đề cần được các doanh nghiệp trong ngành VLXD chú trọng.
- Xây dựng tiêu chuẩn bán chịu: Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, khi đưa ra tiêu chuẩn bán chịu cho khách hàng các doanh nghiệp phải phân tích tình hình tài chính và những thông tin phi tài chính, từ đó đánh giá khách hàng có đáp ứng được tiêu chuẩn bán chịu hay không. Đối với những khách hàng mới nên đưa ra một hạn mức tín dụng thấp và được theo dõi trong một thời gian nhất định, hoặc phải có tài sản đảm bảo, hoặc phải được bảo lãnh từ một ngân hàng. Mỗi khách hàng khi đề nghị bán chịu đều được đánh giá uy tín trên 5 tiêu chí, còn được gọi tắt là công thức 5C: tư cách, vốn, khả năng trả nợ, điều kiện kinh doanh và tài sản bảo đảm. Trong đó, tư cách là tiêu chí đầu tiên, quan trọng nhất trong đánh giá uy tín của khách hàng. Doanh nghiệp cần dựa vào dữ liệu quá khứ về việc trả nợ và những đánh giá của các đối tác khác của khách hàng. Xác định tiêu chuẩn bán chịu là một quyết định khó khăn nhất đối với nhà quản trị. Tùy vào mục tiêu và khả năng tài chính của doanh nghiệp mà nhà quản trị đưa ra tiêu chuẩn bán chịu mở rộng hay thắt chặt. Sau khi đưa ra tiêu chuẩn bán chịu, nhà quản trị cần xây dựng hệ thống phân loại rủi ro để từ đó đánh giá từng khách hàng. Cần quan tâm những khách hàng có nhóm rủi ro cao có thể cần phải có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc có thể không được chậm trả mà phải thanh toán bằng tiền mặt, thậm chí là phải ứng trước.
- Thiết lập điều khoản bán chịu: tham khảo điều khoản bán chịu của các công ty trong cùng một ngành. Từ đó xác định thời hạn bán chịu và chính sách chiết khấu riêng của công ty mình. Vì những công ty nào đưa ra tỷ lệ chiết khấu cao và thời gian thanh toán nhanh thì khách hàng sẽ chuyển qua mua hàng của các công ty đó, … Công ty có thể đề nghị một khoản chiết khấu bằng tiền mặt khi khách hàng
thanh toán trước thời hạn hoặc chiết khấu theo khối lượng hàng mua cho những khách hàng sẵn sàng ký hợp đồng mua dài hạn. Khi xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán cần chú ý đến vấn đề: tỷ lệ chiết khấu thanh toán và thời hạn chiết khấu. Còn khi quyết định thời hạn bán chịu, nhà quản lý phải cân nhắc các
yếu tố như: rủi ro kinh doanh của khách hàng, khối lượng hàng mua và đặc điểm, tính chất của hàng hóa công ty bán cho khách hàng.
- Xây dựng hạn mức tín dụng: do mối khách hàng có khả năng tài chính, tính cách, … khác nhau, mặt khác bản thân doanh nghiệp cũng có năng lực và yêu cầu quản lý khác nhau trong mỗi giai đoạn vì vậy để giảm thiểu rủi ro các công ty cần phải xây dựng hạn mức tín dụng riêng cho công ty mình để phù hợp với từng khách hàng
hay nhóm khách hàng.
- Xác định giá bán chịu: khi bán chịu là công ty phải mất thêm nhiều chi phí, do vậy cần phải căn cứ vào giá bán trả ngay, thời hạn bán chịu, chi phí sử dụng vốn, mức độ rủi ro… để định ra giá bán chịu phù hợp.
Quyết định bán chịu
Để tránh những tổn thất do nợ không thể thu hồi, công ty cần chú ý đến việc
phân tích uy tín của khách hàng trước khi có nên quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó hay không. Quy trình đánh giá thông tin của khách hàng gồm 3 bước:
− Thu thập thông tin về khách hàng
− Phân tích thông tin thu thập để phán quyết vê uy tín tín dụng của khách
hàng
− Quyết định có bán chịu hay không
Uy tín khách hàng có thể lượng hóa thành nhiều chỉ tiêu khác nhau, dựa vào những chỉ tiêu này công ty có thể chấm điểm để đánh giá uy tín của khác hàng. Đồng thời điều kiện bán hàng có thể thay đổi cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Vì vậy việc quyết định cho bán chịu hay không thì công ty cần phải có kỹ thuật xác định riêng.
Hoàn thiện chính sách thu tiền để giảm tồn đọng nợ phải thu
Thực tế, dù doanh nghiệp đã cẩn thận khi đưa ra chính sách bán chịu và tìm mọi cách đảm bảo thu nợ đúng hạn thì tình hình nợ quá hạn, nợ khó đòi vẫn diễn
ra. Lúc này, tùy từng đối tượng khách hàng, tùy mức độ nợ mà doanh nghiệp sẽ có những cách xử lý khác nhau. Để thu nợ hiệu quả,ngoài những kỹ năng cần có của người thu hồi nợ, các doanh nghiệp cần đưa ra một chính sách thu tiền hợp lý.
Doanh nghiệp có thể theo dõi thời gian thanh toán nợ của khách hàng thông qua bộ phận kế toán. Khi đến hạn thu tiền có thể gửi thư, gọi điện thoại, cử người đến gặp trực tiếp, ủy quyền cho người đại diện, tiến hành các thủ tục pháp lý,… Đối với những doanh nghiệp có mạng lưới bán hàng rộng lớn nên có bộ phận thu nợ nhằm đảm bảo thu hồi được các khoản nợ đúng hạn. Ngoài ra để hạn chế rủi ro, tăng khả năng thanh toán nhanh, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ bao thanh
toánP7F
8
P
. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần phải biết chọn phương tiện thanh toán
hợp lý như hối phiếuP8F
9
P
, lệnh phiếuP9F
10
P
. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên có những biện pháp mềm dẻo, cứng rắn để có thể thu được nợ nhanh chóng và không bị mất uy tín đối với khách hàng.
Trích lập và dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
Việc trích lập dự phòng là cần thiết cho hoạt động của công ty nhằm tránh khỏi những tổn thất không đánh có trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc tính toán tỷ lệ trích lập dự phòng thế nào cho hợp lý cần được công ty quan tâm, việc phân loại nợ, mỗi loại nên có một tỷ lệ trích lập dự phòng riêng là cần thiết.
Tăng cường hệ thống kiểm soát khoản phải thu
Bộ phận tín dụng của doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ và đánh giá tình hình thanh toán của khách hàng hàng tháng như sau:
Bộ phận kế toáncó trách nhiệm theo dõi nợ phải thu theo từng khách hàng, hối thúc nhân viên phòng Thương vụ đòi nợ. Trong trường hợp bộ phận kinh doanh không thu hồi nợ được thì bộ phận kế toánsẽ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết như làm công văn nhắc nhở nợ có tính lãi.
Bộ phận thu ngân phòng thương vụ có trách nhiệm tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và cung cấp các thông tin về khách hàng và phân tích đánh giá khách hàng cho bộ phận kế toán, đàm phán với khách hàng đề xuất về hạn mức tín dụng
8Bao thanh toánlà mộtnghiệp vụ tài chính, theo đó một doanh nghiệp báncác khoản phải thucủa nó
(ví dụ, cáchóa đơn) cho một bên thứ ba (gọi làngười bao thanh toán) với mộtchiết khấu.
9Hối phiếu (Bill of exchange)là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do người xuất khẩu, người bán
lập để đòi tiền người mua và ra lệnh cho người này phải trả một số tiền nhấtđịnh khi nhận được hối
phiếu trong một thời gian xác định.
10Lệnh phiếu (Promissory notes)là giấy nhận nợ do người mua lập ra để cam kết trả tiền cho người bán theo thời gian và địa điểm ghi trên phiếu.
và thời hạn thanh toán cho kế toán quản trị và ban giám đốc xét duyệt. Bộ phận này có nhiệm vụ đòi nợ khách hàng theo kế hoạch của phòng kế toán.
Các giải pháp khác.
Thực hiện tổ chức tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm: hàng năm phòng kế hoạch bán hàng và marketing cần phối hợp với phòng kế toán thống kê tài chính của công ty tổ chức tổng kết công tác quản lý tài chính của công ty và từng đơn vị thành viên qua đó tiếp thu ý kiến, nhận xét, đánh giá việc thực hiện của các đơn vị phòng ban để rút kinh nghiệm chung.
Công ty cần tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công tác quản lý tài chính của công ty. Nâng cao mức độ chuyên nghiệp trong công tác quản lý tài chính ngắn hạn trong toàn công ty. Giải pháp của việc này là gửi các cán bộ quản lý đi học tại các khóa đào tạo về quản lý tài chính. Đồng thời, tuyển chọn các nhân viên phân tích tài chính có đủ trình độ, kinh nghiệm nhất định vào làm việc. Các nhân viên này sẽ có trách nhiệm trong việc tổng hợp, phân tích các số liệu cần thiết cho hoạt động quản lý tài chính, báo cáo với giám đốc tài chính.
Đối với các khoản phải thu khác như tạm ứng, phải thu người bán (ứng trước cho người bán), phải thu khác … thì tùy theo đặc điểm của doanh nghiệp
(tình hình tài chính, quan hệ nhà cung cấp, các đơn vị nội bộ, lĩnh vực kinh doanh mà xây dựng chính sách phải thu khách nhau.
5.2.2 Xuất phát từ mối quan hệ giữa quản trị kỳ thanh toán bình quân và tỷ suất sinh lợi