Các biến được chọn để đưa vào trong mô hình nghiên cứu dựa trên những nghiên cứu trước đây liên quan đến mối quanhệ giữa quản trị vốn luân chuyển và
lợi nhuận. Bảng dưới đây là bảng liệt kê chi tiết: loại biến, tên biến, ký hiệu và công thức tính toán của các biến được sử dụng trong mô hình. Và với mục tiêu tìm mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi hoạt động gộp của công ty, dựa vào cơ sở lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu tác giả đặt ra các giả thuyết nghiên cứu.
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các biến được sử dụng trong mô hình
Loại biến hiệuKý Tên biến Công thức
Biến phụ thuộc
GOP Tỷ suất sinh lợi hoạt động gộp (Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán)/ (Tổng tài sản - Tài sản tài chính)
AR Kỳ thu tiền bình quân (Khoản phải thu/ doanh thu)*365
AP Kỳ thanh toán bình quân (Khoản phải trả/ giá vốn hàng bán)*365
INV Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (Hàng tồn kho/ giá vốn hàng bán)*365
CCC Chu kỳ luân chuyển tiền mặt AR + INV - AP
LNS Quy mô công ty Logarit tự nhiên của doanh thu thuần
FD Tỷ số nợ Tổng nợ/Tổng tài sản
FFA Tỷ số tài sản tài chính Tài sản tài chính/Tổng tài sản
Biến độc lập
Biến kiểm soát
(Nguồn: Gill, Biger và Mathur, 2010; Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2013)
U
Trong đó:
34T
Biến phụ thuộc (34TGOP): Tỷ suất sinh lợi hoạt động gộp được dùng để đo lường tỷ suất sinh lợi của công ty. Sử dụng biến phụ thuộc này thay cho thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao, hoặc lợi nhuận trước hay sau thuế là do tỷ suất sinh lợi hoạt động gộp là một trong các chỉ báo đầu tiên về tỷ suất sinh lợi của
công ty, gắn với “thành công” hoặc “thất bại” của hoạt động kinh doanh, không tính đến hoạt động tài chính và biến này có mối quan hệ chặt chẽ với các biến hoạt động khác (chu kỳ luân chuyển tiền). Đó cũng là lý do loại tài sản tài chính ra khỏi tổng tài sản. (Deloof, 2003; Lazaridis và Tryfonidis, 2006; Gill, Biger và Mathur, 2010; Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2013).
AR: kỳ thu tiền bình quânlà biến đại diện cho các khoản phải thu của công
ty, là thời gian trung bình từ khi bán hàng cho đến khi thu được tiền từ khách hàng, hoặc thời gian trung bình công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn. Công ty càng rút ngắn kỳ thu tiền bình quân có nghĩa là thắt chặt các chính sách tín dụng
thì công ty sẽ đảm bảo thu được tiền về nhanh chóng, từ đó sẽ đảm bảo cho các hoạt động đầu tư của công ty tăng tỷ suất sinh lợi. (Deloof, 2003; Lazaridis và
Tryfonidis, 2006; Gill, Biger và Mathur, 2010; Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị
Uyên Uyên, 2013).
U
Giả thuyết 1U:
H1: Có mối quan hệ nghịch biến (-) giữa kỳ thu tiền bình quân và tỷ suất sinh
lợi hoạt động gộp đối với các công ty ngành VLXD ở Việt Nam.
AP: kỳ thanh toán bình quân là khoảng thời gian trung bình từ khi mua hàng hóa cho tới khi trả hết tiền cho người bán, hoặc thời gian trung bình công ty chiếm dụng vốn của người bán. Việc kéo dài thời gian thanh toán cho phép các công ty có thể tận dụng được nguồn vốn tạm thời để đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó có thể làm tăng lợi nhuận. (Lazaridis và Tryfonidis, 2006). Tuy nhiên,
kéo dài thời gian thanh toán có thể làm mất uy tín của các công ty, và nó có thể làm giảm tỷ suất sinh lợi của công ty. (Deloof, 2003; Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2013).
U
Giả thuyết 2U:
H2: Có mối quan hệ đồng biến (+) giữa kỳ thanh toán bình quân và tỷ suất
sinh lợi hoạt động gộp đối với các công ty ngành VLXD ở Việt Nam..
INV: kỳ luân chuyển hàng tồn kho là khoảng thời gian trung bình cần thiết để chuyển nguyên vật liệu thô sang thành phẩm và bán những sản phẩm này. Việc
rút ngắn kỳ luân chuyển hàng tồn kho sẽ đẩy nhanh quá trình kinh doanh làm tăng doanh thu và giảm các chi phí liên quan đến việc nắm giữ hàng tồn kho từ đó làm tăng tỷ suất sinh lợi của các công ty. (Deloof, 2003; Lazaridis và Tryfonidis, 2006; Sharma và Kumar, 2011; …).
U
Giả thuyết 3U:
H3: Có mối quan hệ nghịch biến (-) giữa kỳ luân chuyển hàng tồn kho và tỷ
CCC: chu kỳ luân chuyển tiền mặt là khoảng thời gian từ khi trả tiền mua nguyên vật liệu thô đến khi thu tiền bán thành phẩm. Rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền mặt có nghĩa là rút ngắn khoảng thời gian công ty thu hồi lại tiền mặt thì sẽ làm tăng tỷ suất sinh lợi. (Gill, Biger và Mathur, 2010; Sharma và Kumar, 2011)
U
Giả thuyết 4U:
H4: Có mối quan hệ nghịch biến (-) giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và tỷ
suất sinh lợi hoạt động gộp đối với các công ty ngành VLXD ở Việt Nam.
Biến kiểm soát:
LNS: quy mô của công tyđược đo bằng logarit tự nhiên của doanh thu thuần,
biến này được dùng làm đại diện cho kích cỡ của công ty những công ty có quy mô càng lớn thì được mong đợi có tỷ suất sinh lợi càng cao. (Deloof, 2003;
Lazaridis và Tryfonidis, 2006; Gill, Biger và Mathur, 2010; Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2013). Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho rằng quy mô công ty càng nhỏ thì tỷ suất sinh lợilại càng cao. (Sharma và Kumar, 2011)
FD: tỷ số nợ là tỷ số cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp vay ít, điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Việc duy trì tỷ lệ cao làm giảm tính thanh khoản và tăng chi phí kiệt quệ tài chính cho công ty từ đó làm giảm tỷ suất sinh lợi. (Deloof, 2003; Lazaridis và Tryfonidis, 2006; Gill,
Biger và Mathur, 2010; Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2013)
FFA: tỷ số tài sản tài chính. Tỷ số này cho biết tài sản tài chính chiếm bao nhiêu trong tổng tài sản. Nếu đầu tư vào tài sản tài chính hiệu quả sẽ làm tăng tỷ suất sinh lợi cho công ty (Deloof, 2003; Lazaridis và Tryfonidis, 2006; Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2013) và ngược lại (Gill, Biger và Mathur, 2010).
Bảng 3.2: Bảng kỳ vọng về mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Tên biến độc lập Ký hiệu biến Kỳ vọng của tác giả Kết quả của những nghiên cứu trước
Kỳ thu tiền bình quân AR - - / +
Kỳ thanh toán bình quân AP + + / - / NA
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho INV - - / NA
Chu kỳ luân chuyển tiền mặt CCC - - / +
Quy mô của công ty LNS + - / + / NA
Tỷ số nợ FD - - / NA
Tỷ số tài sản tài chính FFA + + / NA
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
3.2 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứutrong bài luận văn này gồm có cácbước sau:
Bước 2:Đề xuất mô hình nghiên cứu, xác định các giả thuyết nghiên cứu.
Bước 3:Thu thập dữ liệu của các công ty thuộc ngành VLXD trên hai sàn
HOSE và HNX.
Bước 5: Kiểm định Hausman và Redundant để lựa chọn ra mô hình hồi quy phù hợp nhất.
Bước 1:Tổng quan lý thuyết
Bước 4: Chạy mô hình hồi quy tuyến tính theo phương pháp ước lượng
OLS, FEM, REM và GLS.
Bước 6: Kiểm định các vi phạm giả định hồi quy đa biến: kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai của sai số thay đổi và hiện tượng tự tương