Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 31)

2.3.1.1 Nghiên cứu của Deloof (2003)

Năm 2003, Deloof đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của 1.009 công ty phi tài chính quy mô lớn của Bỉ trong khoảng thời gian 5 năm từ 1992 – 1996. Kết quả nghiên cứu cho rằng có một mối tương quan ngược chiều giữa khả năng sinh lợi với chu kỳ luân chuyển tiền mặt cũng như với chu kỳ thu tiền và chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho. Trên cơ sở đó tác giả cho rằng các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị cho các cổ đông của họ bằng cách giảm số ngày các khoản phải thu và số ngày hàng tồn kho đến một mức tối thiểu có thể. Mối quan hệ ngược chiều giữa các khoản phải trả và khả năng sinh lợi cũng phù hợp với các quan điểm cho rằng các công ty có khả năng sinh lợi kém thường kéo dài các khoản thanh toán các hóa đơn của mình. Hạn chế của

nghiên cứu này là nghiên cứu về mối quan hệ của tất cả các công ty mà chưa đi vào một ngành cụ thể nào.

2.3.1.2 Nghiên cứu của Lazardidis và Tryfonidis (2006)

Lazardidis và Tryfonidis (2006) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi nhuận và quản trị vốn luân chuyển của 131 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán

ASE (Athens Stock Exchange – Hi Lạp) trong giai đoạn 2001 – 2004. Trong đó, lợi nhuận hoạt động thuần (Gross PR – Gross operating profitability) là biến phụ thuộc - được sử dụng để đo lường lợi nhuận của công ty, còn chu kỳ luân chuyển tiền mặt và các thành phần của nó là các biến độc lập – được sử dụng để đo lường việc quản trị vốn luân chuyển. Ngoài ra, tác giả còn đưa vào mô hình 03 biến kiểm soát đó là tỷ lệ nợ, quy mô doanh nghiệp được đo lường bằng logarit tự nhiên của doanh thu và tỷ lệ đầu tư tài chính ngắn hạn. Biến giả ngành công nghiệp cũng được vào mô hình.

Kết quả cho thấy mối quan hệ nghịch biến có ý nghĩa thống kê giữa lợi nhuận hoạt động thuần và chu kỳ luân chuyển tiền mặt, kỳ thu tiền bình quân. Và

ý nghĩa thống kê. Nghĩa là việc rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền mặt, giảm số ngày thu tiền khách hàng sẽ làm tăng lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp và kéo dài thời gian thanh toán cho các hóa đơn để tận dụng thời hạn cấp tín dụng từ

các nhà cung cấp sẽ cải thiện lợi nhuận doanh nghiệp. Ngoài ra tác giả còn phát hiện thêm rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thì lợi nhuận hoạt động cao hơn. Tóm lại, các nhà quản trị có thể tạo ra lợi nhuận cho các công ty bằng cách quản trị chu kỳ luân chuyển tiền mặt ở mức phù hợp và đảm bảo duy trì các thành phần ở mức tối ưu nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu này bị giới hạn là chỉmới nghiên

cứu về mối quan hệ của tất cả các công ty mà chưa đi vào một ngành cụ thể nào và mẫu nghiên cứu tương đối ít.

2.3.1.3 Nghiên cứu của Gill, Biger và Mathur (2010)

Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữaquản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận hoạt động gộp với một mẫu gồm 88 công ty sản xuất của Mỹ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán NewYork trong 3 năm từ

2005 – 2007. Biến phụ thuộc được sử dụng trong nghiên cứu là lợi nhuận hoạt động gộp (GOP) được tính giống như nghiên cứu của nhóm tác giả Lazardidis và cộng sự. 34THọ đã tìm thấy34T34Tmối quan hệ34T34Tcó ý nghĩa34T34Tthống kê giữa các34Tthành phần của

34T

chu kỳ luân chuyển tiền mặt34T34Tvà tỷ suất sinh lợi, được34T34Tđánh giá thông qua34T34Tlợi nhuận gộp. Tác giả chứng minh,34T34Tcác nhà quản lý34Tcó thể34T 34T34Ttạo ra lợi nhuận34T34Tcho công ty34T34Tcủa họ bằng cách34T34Txác định đúng34Tđắn 34Tchu kỳ luân chuyển tiền mặt và34T34Tkhoản phải thu34T34Tở mức tối ưu34T.34TĐồng thời, chỉ ra rằng 34Tcó mối quan hệ nghịch biến giữa lợi nhuận và

kỳ thu tiền bình quân và có mối quan hệ đồng biến giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và lợi nhuận. Như vậy, lợi nhuận hoạt động gộp là mục tiêu điều khiển các nhà quản lý phải quản lý các khoản phải thu có hiệu quả. Vì vậy, những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy rằng các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị cho các cổ đông của họ bằng cách giảm số ngày cho các khoản phải thu. Ngoài ra, có mối quan hệ nghịch biếngiữa các khoản phải thu và lợi nhuận hoạt động gộp của công ty và họ cho rằng các doanh nghiệp có lợi nhuận thấp sẽ mong muốn giảm các khoản phải thu của khách hàng trong việc nỗ lực giảm khoảng cách chu kỳ luân

chuyển tiền mặt của công ty họ. Tuy nhiên, họ không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa kỳ thanh toán bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho và lợi

nhuận. Trên cơ sở kết quả của bài viết, tác giả kết luận rằng lợi nhuận có thể tăng

thêm nếu các công ty quản lý vốn luân chuyển của mình một cách hiệu quả hơn. Nghiên cứu của nhóm tác giả này khác với các nghiên cứu của Deloof (2003) ở điểm: một chu kỳ luân chuyển tiền mặtdài hơn có thể làm gia tăng lợi nhuận cho

công ty bởi vì nó sẽ dẫn đến doanh thu cao hơn, nếu chi phí đầu tư vào vốn luân chuyển thấp hơn và tăng chậm hơn so với những lợi ích thu được từ việc lưu trữ nhiều hàng tồn kho và cấp tín dụng thương mại cho khách hàng. Nghiên cứu này

có giới hạn là mẫu nghiên cứu chỉ giới hạn các công ty sản xuất công nghiệp của Mỹ, nên những phát hiện của nghiên cứu này chỉ có thể được khái quát hóa cho các công ty sản xuất. Ngoài ra, kích thước mẫu của nghiên cứu tương đối nhỏ.

2.3.1.4 Nghiên cứu của Nobanee, Abdullatif và Alhajja (2011)

Nhóm tác giả này đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2004 theo quy

mô và ngành công nghiệp khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và lợi nhuận đối với các doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Việc quản trị hiệu quả vốn luân chuyển các doanh

nghiệp có quy mô nhỏ sẽ làm tăng lợi nhuận nhiều hơn so với các doanh nghiệp có

quy mô lớn hơn. Kết quả cũng cho thấy rằng chu kỳ luân chuyển tiền mặt nghịch

biến và có ý nghĩa thống kê đối với tất cả các ngành công nghiệp trừ ngành thương mại và dịch vụ. Bên cạnh đó, tác giảcòn đưa ra các hạn chế chính của nghiên cứu này là các ràng buộc của thời gian nghiên cứu trong những năm 1990-2004 và không mở rộng hơn nữa. Những hạn chế khác bao gồm việc thiếu tiếp cận các biện pháp hoạt động của lợi nhuận của các công ty Nhật Bản như thu nhập hoạt động tổng tài sản và thu nhập hoạt động bán hàng.

2.3.1.5 Nghiên cứu của Sharma và Kumar (2011)

Khác với kết quả của những nghiên cứu trên, Sharma và Kumar (2011) đã

nghiên cứu tác động của vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi ở những công ty Ấn

Độ với dữ liệu nghiên cứu gồm 263 công ty phi tài chính BSE 500 niêm yết trên sàn chứng khoán Bombay từ 2002 đến 2008. Hai nhà khoa học đã phân tích dữ

liệu bằng hồi quy đa nhân tố OLS và tìm thấy mối tương quan dương giữa vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi. Điều này có nghĩa rằng khi các công ty Ấn Độ gia

tăng vòng quay tiền mặt, tỷ suất sinh lợi có thể cao hơn. Các tác giả suy luận rằng

Ấn Độ là thị trường đang phát triển, các công ty dường như sinh lợi nhiều hơn khi

mở rộng chính sách bán chịu, do đó có nhiều khách hàng hơn, nhiều doanh thu

hơn, và dẫn tới nhiều lợi nhuận hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)