0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Kết luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 68 -69 )

Quản trị vốn luân là một trong những nội dung rất quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp, vì nó trực tiếp tác động đến tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp. Đề tài này nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành VLXD trên TTCK Việt

Nam. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu nghiên cứu 32 công ty ngành VLXD niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX trong giai đoạn từ 2009 – 2014, hình thành nên dữ liệu bảng với 192 quan sát. Các biến độc lập được sử dụng trong mô hình là: chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC), kỳ thu tiền bình quân (AR), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) và kỳ thanh toán bình quân (AP). Ngoài

ra, tác giả còn sử dụng thêm các biến kiểm soátgồm: quy mô công ty (LNS), tỷ số

nợ (FD), tỷ số tài sản tài chính (FFA) để phân tích tác động của các nhân tố này lên tỷ suất sinh lợi của công ty. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến theo

các phương pháp POOLED OLS; FEM; REM; GLS. Ta có kết quả của PP GLS: 𝐺𝐺𝑂𝑂𝑃𝑃 = 0.502- 0.00053 ARR𝑖𝑖𝑡𝑡R + 0.195 FFAR𝑖𝑖𝑡𝑡R- 0.232 FDR𝑖𝑖𝑡𝑡R - 0.012 𝐿𝐿𝑁𝑁𝑆𝑆R𝑖𝑖𝑡𝑡

𝐺𝐺𝑂𝑂𝑃𝑃 = 0.402– 8.35 APR𝑖𝑖𝑡𝑡R + 0.108 FFAR𝑖𝑖𝑡𝑡R- 0.212 FDR𝑖𝑖𝑡𝑡R - 0.0065 𝐿𝐿𝑁𝑁𝑆𝑆R𝑖𝑖𝑡𝑡

𝐺𝐺𝑂𝑂𝑃𝑃 = 0.419– 6.28 INVR𝑖𝑖𝑡𝑡R + 0.0799 FFAR𝑖𝑖𝑡𝑡R- 0.258 FDR𝑖𝑖𝑡𝑡R - 0.0065 𝐿𝐿𝑁𝑁𝑆𝑆R𝑖𝑖𝑡𝑡

𝐺𝐺𝑂𝑂𝑃𝑃 = 0.408– 3.31 CCCR𝑖𝑖𝑡𝑡R + 0.136 FFAR𝑖𝑖𝑡𝑡R- 0.293 FDR𝑖𝑖𝑡𝑡R - 0.0052 𝐿𝐿𝑁𝑁𝑆𝑆R𝑖𝑖𝑡𝑡

Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành phần của vốn luân chuyển (chu kỳ luân chuyển tiền mặt, kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho và kỳ thanh toán bình quân) có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp. Cụ thể là CCC, AR, AP và INV đều có mối quan hệ nghịch biến có ý

nghĩa thống kê với GOP, khá phù hợp với nhiều nghiên cứu trước. Điều này thể hiện rằng, các công ty có thể gia tăng tỷ suấtsinh lợi bằng cách giảm kỳ thu tiền

bình quân, giảm kỳ thanh toán bình quân, giảm kỳ luân chuyển hàng tồn kho, rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền mặt. Ngoài ra, tác giả còn tìm thấy mối tương quan

nghịch biến giữa LNS, FD và GOP. Đồng thời cũng tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa FFA và GOP.

Bài nghiên cứu đã cung cấp một bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam, đóng góp thêm vào kết quả nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi, cụ thể hơn là của các công ty ngành VLXD niêm yết trên TTCK VN. Do đó các nhà quản trị có thể tạo ra lợi nhuận bằng cách quản trị chu kỳ luân chuyển tiền mặt ở mức phù hợp và đảm bảo các thành phần của nó được duy trì ở mức tối ưu nhất.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 68 -69 )

×