Bảng 4.2: Bảng phân tích tương quan
GOP AP AR01 INV CCC LNS FFA FD
GOP 1.000000 --- AP -0.342661 1.000000 0.0000 --- AR01 -0.332554 0.548999 1.000000 0.0000 0.0000 --- INV -0.209158 0.647947 0.348723 1.000000 0.0036 0.0000 0.0000 --- CCC 0.040175 -0.168570 0.062734 0.626505 1.000000 0.5801 0.0194 0.3873 0.0000 --- LNS -0.328342 0.222535 0.166549 0.050541 -0.146110 1.000000 0.0000 0.0019 0.0210 0.4863 0.0432 --- FFA 0.337982 -0.167842 -0.044094 -0.112811 0.034427 -0.244256 1.000000 0.0000 0.0200 0.5437 0.1192 0.6355 0.0006 --- FD -0.487931 0.403763 0.168828 0.181369 -0.182474 0.544844 -0.532394 1.000000 0.0000 0.0000 0.0192 0.0118 0.0113 0.0000 0.0000 ---
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả chạy phần mềm EVIEWS 7)
Bảng 4.2 trình bày ma trận tương quan Pearson của tất cả các biến được sử dụng trong mô hình. Bảng chỉ ra rằng lợi nhuận hoạt động gộp có tương quan
ngược chiều với các biến AP, INV, AR, LNS, FD và tương quan thuận chiều với các biến CCC, FFA cụ thể:
Mối tương quan ngược chiều, có ý nghĩa thống kê giữa GOP và AP với với r
= - 0.342 (sig <5%). Có thể giải thích rằng các công ty trong mẫu nghiên cứu càng rút ngắn thời gian thanh toán cho nhà cung cấp thì tỷ suất sinh lợi càng giảm. Có thể là trong giai đoạn khó khăn này, nếu trì hoãn việc thanh toán cho nhà cung cấp sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa công ty với nhà cung cấp. Khi đó nhà cung cấp sẽ giảm hạn mức tín dụng hoặc nâng giá bán để hạn chế rủi ro. Lúc này công ty cần thêm nguồn tài trợvới chi phí cơ hội, hoặc mất thời gian và chi phí để tìm kiếm nhà cung cấp khác do đó tỷ suất sinh lợisẽ giảm.
Mối tương quan ngược chiều, có ý nghĩa thống kê giữa GOP và AR là r = - 0.332 (sig <5%) phù hợp với quan điểm cho rằng thời gian thu tiền của khách
hàng từ việc bán sản phẩm càng ngắn thì càng có nhiều tiền để bổ sung cho hàng tồn kho do đó doanh thu càng tăng, hơn nữa các chi phí dự phòng cho những khoản nợ phải thu khó đòi giảm từ đó làm tăng tỷ suất sinh lợi.
Mối tương quan ngược chiều, có ý nghĩa thống kê giữa GOP và INV với r = - 0.209 (sig<5%) cho thấy các công ty trong mẫu nghiên cứu có thời gian luân chuyển hàng tồn kho càng tăng thì lợi nhuận của các công ty sẽ càng giảm do bị ứ đọng nhiều trong hàng tồn kho tại khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, làm gia tăng chi phí tồn trữ, lưu kho.
Mối tương quan thuận chiều, không có ý nghĩa thống kê giữa GOP và CCC
với r = 0.040 (sig >5%). Kết quả cho thấy CCC càng được rút ngắn thì tỷ suất sinh lợi càng thấp. Có nghĩa là thời gian từ khi trả tiền mua nguyên vật liệu thô đến khi thu được tiền bán sản phẩm từ khách hàng càng ngắn thì tỷ suất sinh lợi càng
giảm. Chu kỳ luân chuyển tiền mặt được rút ngắn bằng cách giảm thời gian chuyển đồi hàng tồn kho qua việc xử lý và bán hàng hóa nhanh hơn, giảm thời
gian thu tiền khách hàng qua việc tăng tốc thu nợ và kéo dài thời gian thanh toán qua việc trì hoãn trả nợ cho nhà cung cấp.
Kết quả cũng cho thấy GOP có mối tương quan thuận chiều, có ý nghĩa thống kê với biến kiểm soát tỷ số tài sản tài chính (FFA) với r = 0.337 (sig <5%).
GOP có mối tương quan ngượcchiều, có ý nghĩa thống kê với biến quy mô
Bảng 4.2 – ma trận tương quan cho thấy tương quan giữa các biến độc lập với nhau và giữa các biến độc lập và biến kiểm soát là không cao. Chỉ có hệ số tương quan giữa cặp biến AP và INV là 0.647. Do đó có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong từng mô hình cụ thể.