TRANH TRONG NGÀNH KINH DOANH THỨC ĂN NHANH TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Cần Thơ được đánh giá là một vùng đất mới đầy hấp dẫn các nhà đầu tư
trong nhiều lĩnh vực. Từ khi công trình cầu Cần Thơ được khởi công thì Cần
Thơ chính thức loại bỏ rào cản lớn nhất của mình đồng thời mở cửa cho các
nhà đầu tư đến. Cần Thơ trở nên nổi trội trong lĩnh vực thu hút nguồn lao động trẻ, dồi dào có khảnăng tiếp cận với công nghệ mới và mức phát triển kinh tế ổn định.
Tính đến năm 2011 dân số Cần Thơ đặt khoảng 1.200.300 người, trong
đó số người dân sinh sống tại Quận Ninh Kiều chiếm 791.800 người (nguồn : tổng cục thống kê). Dân số thành thị chiếm gần 67% là nguồn khách hàng lớn cho các ngành kin doanh dịch vụ, trong đó phải nói đến lĩnh vực ẩm thực và
“gương mặt mới” trong lĩnh vực này là ngành kinh doanh thức ăn nhanh mang phong cách nước ngoài.
Do ngành kinh doanh thức ăn nhanh mang thương hiệu nước ngoài tại thành phố Cần Thơ chỉ vừa mới xuất hiện từ những năm 2006 và còn ít đối thủ
cạnh tranh trong ngành, thị trường còn rộng, lượng lớn khách hàng tìm đến vì sự mới mẻ (chủ yếu là khách hàng từ 18 đến 25 tuổi) nên ngành kinh doanh này vẫn còn nhiều tiềm năng. Hiện nay tại thành phố Cần Thơ có 4 thương
hiệu nước ngoài đang kinh doanh loại hình thức ăn nhanh là KFC (2 cửa hàng), Jollibee (2 cửa hàng ), Lotteria (1 cửa hàng ) và Pizza Hut (1 cửa hàng) trong
khi đó lượng khách hàng vẫn đang tăng lên, tạo nên một hiệu ứng và dần trở
thành quen thuộc hơn. Theo quan sát đối tượng khách hàng chủ yếu là các bạn trẻtrong độ tuổi từ18 đến 25 như sinh viên các trường đại học trong thành phố
và học sinh. Ngoài ra còn có các gia đình đi mua sắm tại các siêu thị và trung tâm thương mại có các cửa hàng thức ăn nhanh này.
Mặc dù là ngành kinh doanh thức ăn nhanh tại thành phố Cần Thơ có thể
phát triển trong tương lai nhưng nó vẫn phải đối mặt với các khó khăn với việc nhận được sự tiếp nhận của khách hàng về nhiều phía, áp lực cạnh tranh trên nhiều phương diện…
3.2.1 Phân tích giai đoạn sống của ngành kinh doanh fastfood tại Cần Thơ
Ngành kinh doanh fastfood tại thành phố Cần Thơ đã trải qua giai đoạn thâm nhập thị trường từ những năm 2006. Khi những thương hiệu đầu tiên
bước chân vào và gặp rất nhiều khó khăn để tiếp nhận và có thể tồn tại. Mặc dù những ngày đầu tiên khi thức ăn nhanh vào Cần Thơ lượng khách hàng đông đảo và có được khoản lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, cơn sốt mau chóng hạ
nhiệt bởi giá fastfood vẫn bị đánh giá là cao so với thu nhập của người dân trong thành phố và không phù hợp với nhiều đối tượng. Trong giai đoạn này,
trên địa bàn thành phố Cần Thơ chỉ có duy nhất một cửa hàng KFC tại siêu thị Vinatex. Năm 2009 xuất hiên thêm thương hiệu Jollibee và đặt cửa hàng tại
Co.op mart Cần Thơ xác thực việc nhìn nhận tiềm năng của ngành fastfood tại thành phố này.
Sự kiện khánh thành cầu Cần Thơ đã giúp cho việc thông thương đối với các tỉnh trở nên thuận lợi, đồng thời cũng gây được sự chú ý mạnh mẽ cho các
nhà đầu tư góp phần tạo nên sức hút mạnh mẽ cho thị trường Cần Thơ. Mức sống và thu nhập người dân cũng dần nâng cao hơn nên thức ăn nhanh cũng
dần được chấp nhận và phổ biến hơn. Năm 2011, Jollibee đã mở rộng thêm một cửa hàng thứ hai của mình tại siêu thị Maximark. Cửa hàng thứ hai này chính là dấu hiệu cho thayas thấy ức ăn nhanh đang dần đi qua khỏi giai dodanj thâm nhập ban đầy và tiến sâu hơn vào thị trường tiềm năng Cần Thơ.
Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh tăng lên khi các cửa hàng này luôn đạt mức doanh thu nhất định và đã chi ra những khoản đáng kể để nâng cấp cơ sở vật chất, trang trí cửa hàng, giới thiệu sản phẩm cũng như các chương trình khuyến mãi tỏng năm. Giai đoạn tăng trưởng này càng rõ ràng hơn khi năm 2012, hàng loạt các thương hiệu thức ăn khác cũng chọn Cần Thơ là thịtrường đầu tư mới
như Lotteria, Pizza Hut. Song song với những thương hiệu mới chính là sự mở
rộng thịtrường của các thương hiệu đang tồn tại.
Trong giai đoạn này, thị trường fastfood đang dần mở rộng cả về mặt chất
và lượng khi trở thành lựa chọn của đại đa số các bạn trẻ và chiếm được cả tình cảm của khách hàng khó tính ở nhiều độ tuổi khác nhau. Với sức hút từ những
món ăn theo phong cách phương tây, cung cách phục vụ chuyên nghiệp và không gian cửa hàng được bày trí đặc biệt thì việc thức ăn nhanh của các
thương hiệu nước ngoài trở thành những lựa chọn hàng đầu của giới trẻ tại Cần
Thơ là một chuyện hiển nhiên khi khách hàng ngày nay không chỉ đến để tìm kiếm thực phẩm ăn no bụng nữa. Hơn nữa các các cửa hàng trong chuỗi fastfood luôn được đầu tư tọa lạc tai những mặt bằng , địa điểm đẹp tại các khu mua sắm lớn hay những con đường sầm uất trong thành phố, sự thuận tiện này
đã thu hút thêm những khách hàng, gia đình đi mua sắm tại các trung tâm này. Việc tiếp thị hình ảnh của các thương hiệu fastfood thì luôn luôn đầy sáng tạo và hình ảnh được lựa chọn tạo được thiện cảm (KFC với hình ảnh con gà trống, Jollibee là con ong, sóc…) nhất là đối với nhóm khách hàng thiếu nhi. Ngoài ra các thương hiệu này cũng không ngừng đưa ra các món mới nhằm tạo nên sự phong phú và khảo nghiệm hương vị phù hợp cho khách hàng nơi thị trường kinh doanh. Sự phát triển không ngừng đi cùng với cải thiện mỗi ngày cho sản phẩm và dịch vụ đã tạo ra nhưng áp lực cạnh tranh trong ngành. Các
thương hiệu thức ăn nhanh không những cạnh tranh lẫn nhau mà bên cạnh đó
còn chịu tác động bởi các áp lực từ khách hàng, nhà cung ứng, những đối thủ
tiềm ẩn và cả áp lực cạnh tranh đến từ các sản phẩm thay thế cho thức ăn
nhanh.
3.2.2 Những áp lực cạnh tranh chính trong ngành kinh doanh fastfood tại địa bàn thành phố Cần Thơ fastfood tại địa bàn thành phố Cần Thơ
Có thểnói, kinh doanh luôn đi liền các áp lực cạnh tranh, và kinh doanh thức ăn nhanh cũng nằm trong quy luật đó. Những áp lực cạnh tranh này ít
nhiều ảnh hưởng đến lợi ích của các hương hiệu, gây ra những cản trở khi phát triển. Tuy nhiên, chính những áp lực này cũng đã tạo ra cơ sở để các thương
hiệu có thểtìn được giải pháp nâng cao chất lượng và hình ảnh của mình, đồng thời cũng phải duy trì được khoản lợi nhuận để hoạt động và mở rộng quy mô kinh doanh. Trong lý thuyết marketing, Micheal Porter đã đưa ra năm áp lực cạnh tranh cho doanh nghiệp khi bước vào thương trường. Tương tự như các
ngành kinh doanh khác, fastfood cugnx phải đối mặt với những áp lực này, đặc biệt trong giai đoạn tăng trưởng khi có nhiều đối thủ xuất hiện và khách hàng
đang có nhiều sự lựa chọn.
+ Áp lực cạnh tranh về khách hàng: Nhiều thương hiệu cùng xuất hiện đã đa dạng hóa sự lựa chọn của khách hàng. Khách hàng luôn có sự so sánh cao về giá cả khi muốn sử dụng dịch vụ của các thương hiệu thức ăn nhanh tại Cần
Thơ. Dù mức đánh giá dành cho các món ăn nhanh tại 4 thương hiệu này tương đối cao nhưng khách hàng vẫn có những so sánh về chất lượng phục vụ, thức
ăn và phong cách riêng của từng thương hiệu. Điều này buộc các thương hiệu thức ăn nhanh phải không ngừng nâng cao và cải thiện những nhân tố trong
các nhóm này để giữ khách hàng của mình.
+ Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Cuộc đổ bộ của các ông trùm trong ngành fastfood vào Việt Nam đang tác động vào thói quen ăn uống của giới trẻ. Các thành phố lớn đều có mặt của những thương hiệu thức ăn nhanh. Do đó tại Cần Thơ nhu cầu về thức ăn nhanh ngày một tăng đã thu hút sự chú ý của nhiều thương hiệu thức ăn nhanh khác, cả trong và ngoài nước gần đây
nhất là Startbuck Coffee và sự tuyên bố của MC’s Donal, kể cả sự xuất hiện của các xe đẩy, cửa hàng nhỏ buôn bán các sản phẩm dịch vụnày. Điều này có
nghĩa sốlượng cửa hàng và các thương hiệu thức ăn nhanh sẽ có thểtăng trong tương lai tại thành phố Cần Thơ.
+ Áp lực từ nội bộ ngành: đây là điều luôn xảy ra thể hiện sự cạnh tranh giữa các thương hiệu thức ăn nhanh đang hoạt động tại thành phố Cần Thơ. Sự
cạnh tranh này phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Các thương hiệu phải
đưa ra những chiến lược Marketing về giá, dịch vụ và phải luôn làm mới
mình… để có thể giữ khách hàng riêng và phát triển nguồn khách hàng tiềm
năng.
+ Áp lực từ nhà cung cấp: các thương hiệu thức ăn nhành cần sử dụng một lượng lớn thực phẩm để chế biến và dự trữ kinh doanh. Ví dụ như thịt gà: nguồn cung thịt gà là một yếu tố quan trọng quyết định đến sức cạnh tranh của các cửa hàng thức ăn nhanh vì sản phẩm chế biến từ gà rất được ưa chuộng tại Cần Thơ. Với các tiêu chuẩn gắt gao về độ sạch, kiểm dịch, cân nặng, số lượng… nên các thương hiệu cần ký kết với những nhà cung cấp nhất định để đảm bảo được nguồn cung. Tại Cần Thơ cũng có thể nói đến siêu thị Metro và siêu thị BigC là hai nhà cung cấp lớn cho các cửa hàng tại thành phố. Tuy nhiên, sốlượng các nhà cung cấp và nguồn cung của họcũng có giới hạn trong khi nhu cầu ngày càng tăng. Vì thế cần có những biện pháp với nhà cung cấp
+ Áp lực từ sản phẩm thay thế: Các sản phẩm thay thế của thức ăn nhanh
là những cửa hàng thức ăn truyền thống, món ăn Việt Nam, sản phẩm thức ăn
gọn nhẹ quen thuộc như: xôi, bánh mì, bánh tiêu... Những sản phẩm này đều có giá rẻ, lại khá thân thuộc với người tiêu dùng và có thể đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng.
CHƯƠNG 4
CÁC NHÂN TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỰ LỰA
CHỌN CỦA KHÁCH HÀNG KHI TIÊU DÙNG THỨC ĂN
NHANH TAI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1 MÔ TẢ THÔNG TIN DÁP VIÊN
4.1.1 Nhân khẩu học
Qua quá trình thu thập số liệu bằng cách phát bảng câu hỏi trực tiếp đến những khách hàng sử dụng thức ăn nhanh tại các cửa hàng trong nội ô quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ, kết quả thu được 150 mẫu. Cụ thể như sau:
tổng số mẫu phát ra là 170, quá trình thu thập và sàng lọc đã loại bỏ 20 mẫu do lỗi thiếu thông tin đáp viên, hiểu sai câu hỏi,… Cuối cùng còn lại 150 mẫu
được sử dụng để phân tích.
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả nhân khẩu học Số mẫu (người) T(%) ỷ lệ Giới tính Nam 70 46,7 Nữ 80 53,3 Tổng 150 100,0 Tuổi Nhỏhơn 18 tuổi 26 17,3 18 tuổi đến 28 tuổi 83 55,3 Từ29 đến 40 tuổi 29 19,3 Lớn hơn 41 tuổi 12 80,0 Tổng 150 100,0 Nghề nghiệp
Học sinh, sinh viên 84 56,0
Kinh doanh, buôn bán 20 13,3
Công nhân viên 25 16,7
Nội chợ 7 4,7 Khác 14 9,3 Tổng 150 100,0 Tình trạng hôn nhân Độc thân 112 74,7 Đã kết hôn 38 25,3 Tổng 150 100,0
Quy mô gia đình
Ít hơn hoặc bằng 2 người 9 9,0
3 đến 5 người 123 82,0
Lớn hơn hoặc bằng 9 người 3 2,0 Trình độ học vấn THPT hoặc thấp hơn 30 20,0 Đại học 85 56,7 Trung cấp hoặc Cao đẳng 24 16,0 Sau đại học 11 7,3 Tổng 150 100,0 Thu nhập <= 2 triệu đồng 42 28,0 2-5 triệu đồng 54 36,0
>5 triệu đồng – 8 triệu đồng 37 24,7
>8 triệu đồng 17 11,3
Tổng 150 100,0
Nguồn: kết quả xử lý số liệu từ 150 mẫu thu thập được bằng phần mềm SPSS
Theo kết quả bảng ta thấy:
Theo giới tính và độ tuổi: khách hàng được hỏi có 70 người là nam chiếm 46,7%, 80 người là nữ chiếm 53,3%. Trong đó khách hàng có độ tuổi từ 18-28 chiếm đa số (55,3%) và khách hàng có độ tuổi trên 41 là ít nhất (chỉ chiếm 8,0%). Kết quả thể hiện sự thu hút của các thương hiệu thức ăn nhanh của
nước ngoài đối với nam và nữ là gần như nhau và khách hàng tập trung chủ
yếu ở các bạn thanh thiếu niên từ khoảng 18 đến 28 tuổi. Người lớn tuổi hoặc tầng lớp trung niên không thường xuyên sử dụng dịch vụ thức ăn nhanh này có
thể do thói quen ăn uống, khẩu vị chế biến theo phong cách phương tây nên không thu hút được khách hàng thuộc nhóm này.
Cơ cấu theo nghề nghiệp cũng tập trung ởđối tượng là học sinh, sinh viên chiếm 56% với 84 đối tượng. Do các cửa hàng thức ăn nhanh không chỉ cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống mà còn cung cấp các dịch vụ đi kèm đáp ứng các nhu cầu của nhóm đối tượng này về thư giãn, không gian,
không khí tại các cửa hàng,... Trong đó tính mới lạ và năng động của các cửa hàng là sức hút lớn đối với nhóm khách hàng này. Ngoài ra các thương hiệu thức ăn nhanh này cũng nhận được sự yêu thích bởi nhóm đối tượng công nhân viên (16,7%), kinh doanh buôn bán (13,3%), nội chợ (7,0%) và nhóm nghề
khác (14,0%) bởi sự thuận tiện và mới mẻ. Từcơ cấu nghề nghiệp trên dẫn đến thu nhập cũng tập trung ở mức dưới 5 triệu đồng/tháng bao gồm 96 đáp viên
chiếm 64,0% trong đó mức từ2 đến dưới 5 triệu đồng/tháng là 54 người chiếm 36,0% do các đáp viên chủ yếu là học sinh, sinh viên thu nhập vẫn dựa trên sự
chu cấp của gia đình. Mức lớn hơn 8 triệu là nhỏ nhất trong cơ cấu gồm 17
người chiếm 11,3%.
Theo tình trạng hôn nhân đa phần là người độc thân chiếm đến 112 người (74,7%) trên tổng số 150 đáp viên. Họ nhạy bén hơn với sảm phẩm và các
chương trình của các thương hiệu thức ăn nhanh hơn so với đối tượng đã kết
hôn (28 người chiếm 25,3%) do họ có nhiều thời gian và nhu cầu cao đối với sản phẩm dịch vụnày. Quy mô gia đình tập trung vào nhóm gia đình nhỏ từ 3-
5 người bao gồm 123 đối tượng chiếm 82% là nhóm quy mô tiêu biểu ở Việt Nam.
4.1.2. Hành vi tiêu dùng
Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả theo hành vi Số mẫu (người) T(%) ỷ lệ Mức độ sử dụng trung bình/ tháng <=1 lần/tháng 30 20,0 2-5 lần/tháng 90 60,0 6-10 lần/tháng 22 14,7 >10 lần/tháng 8 5,3 Tổng 150 100,0 Hình thức sử dụng Ăn tại cửa hàng 142 52,0 Mang đi 92 33,7 Giao hàng tận nơi 39 14,3 Tổng 273 100,0 Nhu cầu phát sinh
Ăn uống hàng ngày 63 20,2
Gặp gỡ bạn bè 102 32,7 Cảm giác mới mẻ 90 28,8 Tổ chức tiệc (sinh nhật, chúc mừng…) 28 9,0 Khác 29 9,3 Tổng 312 100,0 Người đi cùng Đi một mình 40 13,5 Gia đình 79 26,6 Bạn bè, đồng nghiệp 117 39,4 Người yêu 52 17,5 Khác 9 3,0 Tổng 297 100,0
Phương tiện tìm kiếm thông tin
Báo, tạp chí 35 8,1
Tivi 34 7,9
Internet 71 16,5
Người thân, bạn bè 126 29,2
Tờrơi quảng cáo 96 22,3
Độ phủ sóng của các cửa hàng 69 16,0
Số mẫu (người) Tỷ lệ (%) Mức chi trả <=100 ngàn đồng 100 66,7 >100 ngàn đồng – 200 ngàn đồng 34 22,7 >200 ngàn đồng – 400 ngàn đồng 13 8,7 >400 ngàn đồng 3 2,0 Tổng 150 100,0
Nguồn: kết quả xử lý số liệu từ 150 mẫu thu thập được bằng phần mềm SPSS
Dựa vào bảng số liệu đã xử lý ta thấy về mức độ sử dụng trung bình/tháng tập trung ở mức 2 đến 5 lần là 90 trên tổng số 150 đáp viên chiếm 60,0% do mức giá của các sản phẩm thức ăn nhanh vẫn là con sốgây khó khăn