Phân tích dư nợ ngắn hạn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thị xã Bình

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 68 - 74)

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

4.4.3Phân tích dư nợ ngắn hạn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thị xã Bình

gian giải ngân kịp thời, đồng thời cán bộ tín dụng luôn đôn đốc trả nợ đúng hạn. Cán bộ tín dụng chấp hành nghiêm túc quy trình nghiệp vụ tín dụng từ lúc đánh giá khách hàng đến lúc giải ngân.

4.4.3 Phân tích dư nợ ngắn hạn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thịxã Bình Minh xã Bình Minh

4.4.3.1 Phân tích dư nợ ngn hn theo mức độ đảm bo

Bảng 4.19 Dư nợ ngắn hạn theo mức độ đảm bảo của Ngân hàng giai đoạn (2011 – 2013)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Có TSĐB 255.752 96,33 268.666 96,57 281.502 96,88 12.914 5,05 12.836 4,78 Không có TSĐB 9.754 3,67 9.542 3,43 9.061 3,12 (212) (2,17) (481) (5,04) Tổng 265.506 100 278.208 100 290.563 100 12.702 4,78 12.355 4,44

Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Bình Minh giai đoạn (2011-2013)

57

Bảng 4.20 Dư nợ ngắn hạn theo mức độ đảm bảo của Ngân hàng giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 - 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 6T/2014 - 6T/2013 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Có TSĐB 144.836 96,31 162.381 97,29 17.545 12,11 Không có TSĐB 5.547 3,69 4.531 2,71 (1.016) (18,32) Tổng 150.383 100 166.912 100 16.529 10,99

Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Bình Minh giai đoạn 6T/2013 - 6T/2014 Ghi chú: TSĐB: Tài sản đảm bảo

Dựa vào Bảng 4.19 và Bảng 4.20 ta thấy dư nợ ngắn hạn có TSĐB tăng dần, còn dư nợ ngắn hạn không có TSĐB thì giảm qua các năm.

Dư nợ ngắn hạn có TSĐB năm 2012 đạt 268.666 triệu đồng, tăng 12.914 triệu đồng (tăng 5,05%) so với năm 2011 là 255.752 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 281.502 triệu đồng, tăng 12.836 triệu đồng (tăng 4,78%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 162.381 triệu đồng, tăng 17.545 triệu đồng (tăng 12,11%) so với cùng kỳ.

Dư nợ ngắn hạn không có TSĐB năm 2012 là 9.542 triệu đồng, giảm 212 triệu đồng (giảm 2,17%) so với năm 2011. Đến năm 2013 là 9.061 triệu đồng, giảm 481 triệu đồng (giảm 5,04%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 4.531 triệu đồng, giảm 1.016 triệu đồng (giảm 18,32%) so với cùng kỳ.

Đồng nghĩa với DSCV ngắn hạn và DSTN ngắn hạn không có TSĐB thì dư nợ ngắn hạn không có TSĐB cũng giảm. Vì khi cho vay không có tài sản đảm bảo, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro. Càng cho vay không có tài sản đảm bảo nhiều, mức rủi ro càng lớn. Do đó đa số KH mà NH cho vay cần phải có TSĐB để NH giảm thiểu được phần nào rủi ra của khoản cho vay. Nếu KH muốn vay tín chấp thì phải cho NH cùng quản lý dòng tiền đó, để đảm bảo tiền cho vay có hiệu quả, đúng mục đích; muốn được vay vốn bằng dự án, phương án sản xuất - kinh doanh thì phải có phương án bao tiêu đầu ra; thế chấp bằng dòng tiền thì phải có dự án khả thi.

58

4.4.3.2 Phân tích dư nợ ngn hn theo ngành kinh tế

Bảng 4.21 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng giai đoạn (2011 – 2013)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 188.997 71,18 191.713 68,91 193.789 66,69 2.716 1,44 2.076 1,08 Thủy sản 6.998 2,64 8.227 2,96 8.612 2,96 1.229 17,56 385 4,68 TMDV 68.423 25,77 77.015 27,68 86.528 29,78 8.592 12,56 9.513 12,35 Ngành khác 1.088 0,41 1.253 0,45 1.634 0,56 165 15,17 381 30,41 Tổng 265.506 100 278.208 100 290.563 100 12.702 4,78 12.355 4,44

Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Bình Minh giai đoạn (2011-2013) Ghi chú: - TTCN- Xây dựng: Tiểu thủ công nghiệp- xây dựng

- TMDV: - Thương mại – dịch vụ

Bảng 4.22 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 – 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 6T/2014 - 6T/2013 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 105.895 70,42 111.783 66,97 5.888 5,56 Thủy sản 3.507 2,33 5.523 3,31 2.016 57,49 TMDV 40.264 26,77 48.561 29,09 8.297 20,61 Ngành khác 717 0,48 1.045 0,63 328 45,75 Tổng 150.383 100,00 166.912 100,00 16.529 10,99

Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Bình Minh giai đoạn 6T/2013 - 6T/2014

Ghi chú: - TTCN- Xây dựng: Tiểu thủ công nghiệp- xây dựng - TMDV: - Thương mại – dịch vụ

Dựa vào Bảng 4.19 và Bảng 4.20 ta thấy tình hình dư nợ biến động theo xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng có phần chậm lại qua các năm. Để thấy rõ mức độ biến động như thế nào, chúng ta sẽ phân tích từng ngành nghề cụ thể.

Nông nghip

Dư nợ ngắn hạn ngành nông nghiệp có xu hướng tăng qua từng năm. Cụ thể: năm 2012 đạt 191.713 triệu đồng, tăng 2.716 triệu đồng (tăng 1,44%) so

59

với năm 2011 là 188.997 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 193.789 triệu đồng, tăng 2.076 triệu đồng (tăng 1,08%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 111.783 triệu đồng, tăng 5.888 triệu đồng (tăng 5,56%) so với sáu tháng đầu năm 2013. Năm 2012, Agribank đồng loạt giảm lãi suất cho vay bằng đồng việt nam với mức giảm bình quân từ 1,0% - 1,5%/năm đối với mọi đối tượng khách hàng vay vốn. Việc giảm lãi suất cho vay trên diện rộng, đối với hầu hết khách hàng vay vốn là sự chia sẻ lợi ích tài chính của NH đối với cộng đồng khách hàng mà chủ yếu là các hộ sản xuất, doanh nghiệp ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện cho các hộ sản xuất, doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn vốn vay của NH để sản xuất kinh doanh các ngành nghề phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tăng 15% - 18%; chiếm tỷ trọng hơn 70%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

Thu sn

Dư nợ ngắn hạn ngành thuỷ sản năm 2012 đạt 8.227 triệu đồng, tăng 1.229 triệu đồng (tăng 17,56%) so với năm 2011 là 6.998 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 8.612 triệu đồng, tăng 385 triệu đồng (tăng 4,68%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 5.523 triệu đồng, tăng 2.016 triệu đồng (tăng 57,49%) so với sáu tháng đầu năm 2013. Năm 2013 được đánh giá là năm nhiều khó khăn với nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản do những diễn biến bất lợi về thời tiết làm cho môi trường nuôi bị xáo động lớn. Cùng với đó là giá vật tư, nhiên liệu tăng cao, thiếu vốn sản xuất, chất lượng con giống hạn chế… Tuy nhiên, ngành thủy sản vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao và đồng đều ở cả hai lĩnh vực khai thác và nuôi trồng.

Thương mại – Dch v

Hiện nay đối tượng này là một trong những ngành có lợi nhuận cao và thu hồi vốn nhanh nhưng dự án phải tuyệt đối khả thi .Dư nợ ngắn hạn ngành TMDV năm 2012 đạt 77.015 triệu đồng, tăng 8.592 triệu đồng (tăng 12,56%) so với năm 2011 là 68.423 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 86.528 triệu đồng, tăng 9.513 triệu đồng (tăng 12,35%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 48.561 triệu đồng, tăng 8.297 triệu đồng (tăng 20,61%) so với cùng kỳ năm 2013 là do chính sách của huyện thúc đẩy ngành TMDV phát triển, với lại những năm gần đây ngành này mang lại nhiều hiệu quả kinh tế, lợi nhuận cao rủi ro thấp, thêm vào đó nhiều DNTN tăng nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh nên dẫn đến dư nợ ngành này trong thời gian qua ngày càng tăng.

60 Ngành khác

Dư nợ ngắn hạn ngành khác năm 2012 đạt 1.253 triệu đồng, tăng 165 triệu đồng (tăng 15,17%) so với năm 2011 là 1.088 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 1.634 triệu đồng, tăng 381 triệu đồng (tăng 30,41%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 1.045 triệu đồng, tăng 328 triệu đồng (tăng 45,75%) so với sáu tháng đầu năm 2013. Dư nợ ngành này qua từng năm tăng dần là do ngân hàng cho vay để giải quyêt an sinh xã hội như: cho vay hộ nghèo giúp họ có vốn làm ăn để vượt khó thoát nghèo, vay sữa chửa nhà giúp người dân có chỗ ở tốt chuyên tâm làm ăn. Bên cạnh ngân cũng gia hạn nợ cho những hộ này do đó dư nợ tăng.

Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế trong thời gian qua đều tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên NH cần chú trọng vào những nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, những nhóm ngành có khả năng phát triển cao để đầu tư một cách hợp lý, sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Đồng thời, cần nắm bắt được tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn để có hướng đi đúng đắn cũng như mở rộng quy mô cho bản thân.

4.4.3.3 Phân tích dư nợ ngn hn theo thành phn kinh tế

Bảng 4.23 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng giai đoạn (2011 – 2013) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 21.771 8,20 22.564 8,11 24.967 8,59 793 3,64 2.403 10,65 Cơ sở SXKD 13.995 5,27 14.357 5,16 14.771 5,08 362 2,59 414 2,88 HGĐ, cá nhân 229.740 86,53 241.287 86,73 250.825 86,32 11.547 5,03 9.538 3,95 Tổng 265.506 100,00 278.208 100,00 290.563 100,00 12.702 4,78 12.355 4,44

Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Bình Minh giai đoạn (2011-2013) Ghi chú: - HGĐ, cá nhân: Hộ gia đình, cá nhân

61

Bảng 4.24 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 – 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 6T/2014 - 6T/2013 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Doanh nghiệp 10.120 6,73 12.601 7,55 2.481 24,52 Cơ sở SXKD 6.850 4,56 8.579 5,14 1.729 25,24 HGĐ, cá nhân 133.413 88,72 145.732 87,31 12.319 9,23 Tổng 150.383 100,00 166.912 100,00 16.529 10,99

Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Bình Minh giai đoạn 6T/2013 - 6T/2014

Ghi chú: - HGĐ, cá nhân: Hộ gia đình, cá nhân - Cơ sở SXKD: Cơ sở sản xuất kinh doanh

Với chính sách ưu đãi của Nhà nước nên các NH đẩy mạnh nhu cầu vay vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh làm cho dư nợ tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy rõ qua việc phân tích tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế của NH qua 3 năm (2011 -2013) và sáu tháng đầu năm 2014.

Doanh nghip

Dư nợ ngắn hạn đối với DN năm 2012 đạt 22.564 triệu đồng, tăng 793 triệu đồng (tăng 3,64%) so với năm 2011 là 21.771 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 24.967 triệu đồng, tăng 2.403 triệu đồng (tăng 10,65%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 12.601 triệu đồng, tăng 2.481 triệu đồng (tăng 24,52%) so với sáu tháng đầu năm 2013. Do nhiều công trình xây dựng trường học như trường trung học cơ sở Đông Bình, xây dựng nhà của người dân ở các xã Đông Thành, Đông Bình nên các DN và nhất là DN kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội thất cần số vốn rất lớn để nhập đủ số hàng hóa, vật tư để cung cấp cho người dân; Từ đó dư nợ cho vay các DN tăng qua các năm.

Cơ sở sn xut kinh doanh

Dư nợ ngắn hạn đối với cơ sở SXKD năm 2012 đạt 14.357 triệu đồng, tăng 362 triệu đồng (tăng 2,59%) so với năm 2011 là 13.995 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 14.771 triệu đồng, tăng 414 triệu đồng (tăng 2,88%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 8.579 triệu đồng, tăng 1.729 triệu đồng (tăng 25,24%) so với sáu tháng đầu năm 2013. Việc tăng của dư nợ ngắn hạn là do số lượng cơ sở SXKD trên địa bàn thị xã ngày càng nhiều, nhu cầu sử dụng vốn để phục vụ sản xuất của các cơ sở ngày càng tăng. Bên cạnh đó, việc

62

đầu tư mở rộng quy mô sản xuất của các cơ sở SXKD cũ trong địa bàn thị xã cũng làm cho nhu cầu sử dụng vốn tăng lên dẫn đến dư nợ cũng tăng lên.

Hộ gia đình, cá nhân

Dư nợ ngắn hạn đối với HGĐ, cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ và biến động theo xu hướng tăng nhưng không đều. Cụ thể: năm 2012 đạt 241.287 triệu đồng, tăng 11.547 triệu đồng (tăng 5,03%) so với năm 2011 là 229.740 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 250.825 triệu đồng, tăng 9.538 triệu đồng (tăng 3,95%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 145.732 triệu đồng, tăng 12.319 triệu đồng (tăng 9,23%) so với sáu tháng đầu năm 2013. Do ảnh hưởng của sự biến động giá của các mặt hàng như xăng, dầu, giá đường, thức ăn chăn nuôi, cây con giống,…đều tăng liên tục làm cho nhu cầu sử dụng vốn của người dân để sản xuất cũng tăng lên. Do đó, việc xoay đồng vốn hoặc gia hạn nợ cũng là một trong những nguyên nhân làm cho dư nợ tăng lên.

Tóm lại, dư nợ theo thành phần kinh tế trong thời gian qua của NH đã đáp ứng nhu cầu của KH một cách hiệu quả. Do NH đã thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước, sớm lấy nông nghiệp và nông thôn làm thị trường chính để cho vay. Tập trung kinh tế, hộ sản xuất nông nghiệp và thêm những KH mới để hoạt động của NH ngày càng đa dạng hơn. NH tiếp tục tập trung mở rộng cho vay phục nông nghiệp, nông thôn, nông dân; hộ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 68 - 74)