6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
4.4.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thị
nhánh Thị xã Bình Minh
4.4.2.1 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo mức độ đảm bảo
Bên cạnh việc DSCV ngắn hạn ngày càng tăng thì DSTN ngắn hạn cũng phải tăng tương ứng. Để thấy rõ điều đó ta sẽ phân tích DSTN ngắn hạn theo mức độ đảm bảo cụ thể dựa vào Bảng 4.13 và Bảng 4.14 bên dưới.
Bảng 4.13 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mức độ đảm bảo của Ngân hàng giai đoạn (2011 – 2013)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Có TSĐB 146.415 89,61 262.898 95,02 322.513 96,99 116.483 79,56 59.615 22,68 Không có TSĐB 16.984 10,39 13.779 4,98 10.006 3,01 (3.205) (18,87) (3.773) (27,38) Tổng 163.399 100 276.677 100 332.519 100 113.278 69,33 55.842 20,18
Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Bình Minh giai đoạn (2011-2013)
51
Bảng 4.14 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mức độ đảm bảo của Ngân hàng giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 – 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
6 tháng đầu năm Chênh lệch
2013 2014 6T/2014 - 6T/2013 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Có TSĐB 152.552 95,72 159.526 96,95 6.974 4,57 Không có TSĐB 6.815 4,28 5.012 3,05 (1.803) (26,46) Tổng 159.367 100 164.538 100 5.171 3,24
Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Bình Minh giai đoạn 6T/2013 - 6T/2014 Ghi chú: TSĐB: Tài sản đảm bảo
Qua 3 năm và sáu tháng đầu năm 2014 thì DSTN có TSĐB ngày càng tăng trong khi đó DSTN không có TSĐB thì ngày càng giảm. Cụ thể: năm 2012 DSTN có TSĐB đạt 262.898 triệu đồng, tăng 116.483 triệu đồng (tăng 79,56%) so với năm 2011 là 146.415 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 322.513 triệu đồng, tăng 59.615 triệu đồng (tăng 22,68%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 159.526 triệu đồng, tăng 6.974 triệu đồng (tăng 4,57%) so với cùng kỳ.
DSTN không có TSĐB năm 2012 đạt 13.779 triệu đồng, giảm 3.205 triệu đồng (giảm 18,87%) so với năm 2011. Đến năm 2013 đạt 10.006 triệu đồng, giảm 3.773 triệu đồng (giảm 27,38%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 5.012 triệu đồng, giảm 1.803 triệu đồng (giảm 26,46%) so với cùng kỳ.
Vì DSCV không có TSĐB giảm nên DSTN không có TSĐB cũng giảm là điều tất nhiên. Bên cạnh đó, suốt thời gian qua nhiều KH có khả năng trả nợ nhưng do đó là khoản vay không có TSĐB và KH thiếu thiện chí trả nợ nên NH phải trầy trật dùng đủ biện pháp, gây áp lực có, kiện tụng có nhưng vẫn không thu được nợ. Thậm chí, có những DN có tài sản đảm bảo, nay muốn phát mãi còn khó khăn huống chi những DN vay tín chấp. Vì thực tế việc xác định mức độ tín nhiệm đối với một khách hàng, nhất là những người làm nông nghiệp là không dễ. Do đó, cần phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định cho vay vì cho vay có TSĐB cũng chỉ thu hồi được một phần khoản vay mà thôi. NH sẽ phải trích lập dự phòng nhưng mức trích lập dự phòng cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH.
52
4.4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
Bảng 4.15 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng giai đoạn (2011 – 2013)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 82.026 50,20 190.459 68,84 217.422 65,39 108.433 132,19 26.963 14,16 Thủy sản 8.333 5,10 10.136 3,66 11.984 3,60 1.803 21,64 1.848 18,23 TM DV 71.896 44,00 74.734 27,01 100.681 30,28 2.838 3,95 25.947 34,72 Ngành khác 1.144 0,70 2.297 0,83 2.557 0,77 1.153 100,79 260 11,32 Tổng 163.399 100 276.677 100 332.519 100 113.278 69,33 55.842 20,18
Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Bình Minh giai đoạn (2011-2013) Ghi chú: - TTCN- Xây dựng: Tiểu thủ công nghiệp- xây dựng
- TMDV: Thương mại – dịch vụ
Bảng 4.16 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 – 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
6 tháng đầu năm Chênh lệch
2013 2014 6T/2014 - 6T/2013 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 104.800 65,76 106.970 65,01 2.170 2,07 Thủy sản 4.243 2,66 6.062 3,68 1.819 42,87 TMDV 49.245 30,90 50.341 30,60 1.096 2,23 Ngành khác 1.079 0,68 1.165 0,71 86 7,97 Tổng 159.367 100 164.538 100 5.171 3,24
Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Bình Minh giai đoạn 6T/2013 - 6T/2014
Ghi chú: - TTCN- Xây dựng: Tiểu thủ công nghiệp- xây dựng - TMDV: Thương mại – dịch vụ
Nông nghiệp
DSTN ngắn hạn ngành nông nghiệp tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2012 đạt 190.459 triệu đồng, tăng 108.433 triệu đồng (tăng 132,19%) so với năm 2011 là 82.026 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 217.422 triệu đồng, tăng 26.963 triệu đồng (tăng 14,16%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là
53
106.970 triệu đồng, tăng 2.170 triệu đồng (tăng 2,07%) so với cùng kỳ là do thị xã Bình Minh đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp theo hướng chuyên canh- hiệu quả cao. Nông dân thị xã Bình Minh tiếp tục nhân rộng nhiều mô hình sản xuất khai thác thế mạnh địa phương, phát triển phong trào “cánh đồng 70 triệu”, tăng thu nhập hộ nông dân trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác, thực hiện cơ cấu mùa vụ: lúa Đông Xuân- màu Xuân Hè- lúa Hè Thu chính vụ và vào mùa lũ phát động nuôi thủy sản, nhân rộng mô hình lúa- cá đối với các xã ven sông Hậu. Thị xã khai thác thế mạnh phát triển các vùng chuyên canh màu rộng 3.700 ha ở các xã Thuận An, Đông Bình, Đông Thạnh, trong đó tập trung các chủng loại cây màu truyền thống như xà lách xoong, bắp, đậu nành, dưa hấu, hẹ, khoai lang,…có giá trị sản xuất vùng màu chuyên canh đạt 100 triệu đồng/ha/. Với khoản thu nhập này thì người dân có thể trả được nợ vay của Ngân hàng. Điều này làm cho DSTN đối với ngành nông nghiệp tăng lên.
Thuỷ sản
DSTN ngắn hạn ngành này chiếm tỷ trọng không cao nhưng vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2012 đạt 10.136 triệu đồng, tăng 1.803 triệu đồng (tăng 21,64%) so với năm 2011 là 8.333 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 11.984 triệu đồng, tăng 1.848 triệu đồng (tăng 18,23%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 6.062 triệu đồng, tăng 1.819 triệu đồng (tăng 42,87 %) so với cùng kỳdo đa số người dân nuôi thuỷ sản là cá tra nguyên liệu nhưng thời gian qua thời tiết thuận lợi nên đa số hộ nông dân được mùa. Nhu cầu của thị trường đang cần số lượng lớn cá để chế biến xuất khẩu. Cuối năm 2012 ngoài việc cá tra nguyên liệu trong nước thiếu hụt thì các mặt hàng như thịt, cá rô phi,… tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị ở nước nhập khẩu đã tăng trở lại, giá xuất khẩu cá tra sang các thị trường tăng bình quân 20 cent/kg, tức tăng 3.600 đồng/kg giúp nông dân nuôi cá vượt qua ngưỡng thua lỗ, bắt đầu có lời. Đó là một trong những nguyên nhân giúp DSTN tăng trong thời gian qua.
Thương mại – Dịch vụ
DSCV ngắn hạn đối với ngành TM - DV năm 2012 đạt 74.734 triệu đồng, tăng 2.838 triệu đồng (tăng 3,95%) so với năm 2011 là 71.896 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 100.681 triệu đồng, tăng 25.947 triệu đồng (tăng 34,72%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 50.341 triệu đồng, tăng 1.096 triệu đồng (tăng 2,23%) so với cùng kỳdo đây là ngành có mức độ rủi ro thấp hơn so với nông nghiệp và thuỷ sản nên người dân chủ động tập trung vào ngành này nhiều hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là ngành kinh tế dễ sinh lời, môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút được nhiều cá nhân, tổ chức tham gia. Quan trọng hơn là trong thời gian này trên địa bàn thị xã làm ăn có
54
hiệu quả nên đã trả nợ NH đúng hạn không để nợ quá hạn và họ luôn cố gắng thiết lập mối quan hệ tốt với NH.
Ngành khác
DSTN ngắn hạn đối với ngành khác ngoài những ngành đã nêu trên tăng giảm không đều. Năm 2012 đạt 2.297 triệu đồng, tăng 1.153 triệu đồng (tăng 100,79%) so với năm 2011 chỉ là 1.144 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 2.557 triệu đồng, tăng 260 triệu đồng (tăng 11,32%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 1.165 triệu đồng, tăng 86 triệu đồng (tăng 7,97%) so với cùng kỳ. DSTN ngắn hạn ngành khác tăng qua 3 năm là do DSCV tăng nên DSTN cũng tăng theo. Mặt khác, cho vay những ngành khác này đa số là cán bộ công nhân viên, là những người có thu nhập tương đối ổn định nên công tác thu hồi nợ cũng dễ dàng hơn.
4.4.2.3 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Bảng 4.17 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng giai đoạn (2011 – 2013)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 22.386 13,70 24.205 8,75 31.390 9,44 1.819 8,13 7.185 29,68 Cơ sở SXKD 15.196 9,30 18.198 6,58 21.624 6,50 3.002 19,76 3.426 18,83 HGĐ, cá nhân 125.817 77,00 234.274 84,67 279.505 84,06 108.457 86,20 45.231 19,31 Tổng 163.399 100 276.677 100 332.519 100 113.278 69,33 55.842 20,18
Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Bình Minh giai đoạn (2011-2013) Ghi chú: - HGĐ, cá nhân: Hộ gia đình, cá nhân
55
Bảng 4.18 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 – 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
6 tháng đầu năm Chênh lệch
2013 2014 6T/2014 - 6T/2013 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Doanh nghiệp 14.802 9,29 16.192 9,84 1.390 9,39 Cơ sở SXKD 9.812 6,16 10.735 6,52 923 9,41 HGĐ, cá nhân 134.753 84,56 137.611 83,63 2.858 2,12 Tổng 159.367 100 164.538 100 5.171 3,24
Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Bình Minh giai đoạn 6T/2013 - 6T/2014
Ghi chú: - HGĐ, cá nhân: Hộ gia đình, cá nhân - Cơ sở SXKD: Cơ sở sản xuất kinh doanh
Dựa vào Bảng 4.17 và 4.18 ta thấy DSTN ngắn hạn tăng dần qua các năm. Trong đó góp phần quan trọng là đối tượng HGĐ, cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất. Để thấy rõ hơn ta sẽ phân tích từng đối tượng.
Doanh nghiệp
DSTN ngắn hạn đối với DN năm 2012 đạt 24.205 triệu đồng, tăng 1.819 triệu đồng (tăng 8,13%) so với năm 2011 là 22.386 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 31.390 triệu đồng, tăng 7.185 triệu đồng (tăng 29,68%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 26.192 triệu đồng, tăng 1.390 triệu đồng (tăng 9,93%) so với cùng kỳ. Sự gia tăng này cho thấy tình hình kinh tế có sự chuyển biến nên khách hàng đã có vốn để tranh thủ trả cho NH.
Cơ sở sản xuất kinh doanh
DSTN ngắn hạn đối với cơ sở SXKD năm 2012 đạt 18.198 triệu đồng, tăng 3.002 triệu đồng (tăng 19,76%) so với năm 2011 là 15.196 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 21.624 triệu đồng, tăng 3.426 triệu đồng (tăng 18,83%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 10.735 triệu đồng, tăng 923 triệu đồng (tăng 9,41%) so với cùng kỳ. Do các cơ sở SXKD đã biết vận dụng các kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm được thời gian quay vòng vốn, tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất nên lợi nhuận ngày càng cao, đảm bảo nguồn thu để trả nợ cho NH. Mặt khác, toàn thị xã có 4.906 cơ sở, thu hút 8.514 lao động, tăng 150 cơ sở, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo đúng hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, TMDV, giảm dần tỷ trọng trong nông nghiệp; xây dựng cở sở hạ tầng được tập trung, nhất là khu
56
vực thị trấn Cái Vồn và thị trấn Cái vồn được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại IV, tình hình an ninh chính trị được giữ vững, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể tạo điều kiện cho các cơ sở SXKD an tâm sản xuất.
Hộ gia đình, cá nhân
DSTN ngắn hạn đối với HGĐ, cá nhân tăng mạnh. Cụ thể: năm 2012 đạt 234.274 triệu đồng, tăng 108.457 triệu đồng (tăng 86,20%) so với năm 2011. Đến năm 2013 đạt 279.505 triệu đồng, tăng 45.231 triệu đồng (tăng 19,31%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 137.611 triệu đồng, tăng 2.858 triệu đồng (tăng 2,12%) so với cùng kỳ. Do các cơ quan, ban ngành tỉnh, địa phương đã và đang rất quan tâm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân trong thị xã, tiến hành việc cơ giới hóa trong nông nghiệp, triển khai các mô hình sản xuất như VAC, xử lý cây ra hoa nghịch vụ và chính sách phát triển trồng trọt, chăn nuôi luôn có cán bộ chuyên môn hướng dẫn để canh tác và chăn nuôi đúng kỹ thuật,…đã mang lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân. Từ đó tạo điều kiện cho việc thu hồi nợ. Bên cạnh đó, do NH quan tâm nhiều hơn đến các loại sản phẩm tín dụng có rủi ro thấp như cho vay mua hàng trả góp, cho vay đối với cán bộ nhân viên Nhà nước trả dần từ lương.
Nhìn chung, việc thu hồi nợ của NH đạt hiệu quả cao trong những năm