- Đối với mục tiêu 1: Phương pháp chủ yếu được sử dụng để phân tích là phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối. Sử dụng phương pháp này để tính tốc độ tăng trưởng qua các năm.
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
∆y = y1 - yo (2.7)
Ghi chú:
y0 : chỉ tiêu kỳ gốc
y 1 : chỉ tiêu kỳ phân tích
∆y: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp so sánh tuyệt đối này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
y1 - yo
∆y = * 100% (2.8) yo
Ghi chú: ∆y: là biểu hiện mức tăng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ
14
tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân phát sinh và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.
+ Số tương đối kết cấu (%): dùng để xác định tỷ trọng của từng bộ phận cấu thành nên một tổng thể. Tổng tất cả các tỷ trọng của các bộ phận trong một tổng thể bằng 100%.
- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng các tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn.
15
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỊ XÃ BÌNH MINH 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH THỊ XÃ BÌNH MINH
3.1.1 Sơ lược về điều kiện tự nhiên – tình hình kinh tế xã hội tại Thịxã Bình Minh xã Bình Minh
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên tại Thị xã Bình Minh
Bình Minh là một Thị xã thuộc tỉnh Vĩnh long, thuộc vùng kinh tế động lực của tỉnh Vĩnh Long có 2 quốc lộ 1A và quốc lộ 54. Thị xã Bình Minh được thành lập vào ngày 28 tháng 12 năm 2012 với diện tích là 93,62 km2, có tọa độ điểm cực bắc: 10°04′0,96” vĩ Bắc và điểm cực Đông: 105°49′9″ vĩ Đông. Thị xã Bình Minh nằm dọc bờ sông Hậu tuyến đường thủy quốc gia quan trọng nằm trong tiểu vùng Mekong, cách thành phố Vĩnh Long khoảng 30 km về phía Tây Nam, giáp huyện Tam Bình về phía Đông, giáp huyện Bình Tân về phía Bắc, phía Tây Nam ngăn cách với thành phố Cần Thơ bởi sông Hậu, phía Đông Nam giáp với huyện Trà Ôn. Ngoài ra, Thị xã Bình Minh còn có điều kiện tự nhiên ưu đãi với khí hậu nhiệt đới ấm áp, lượng mưa dồi dào và phù xa lắng đọng bồi cao dần hằng năm.
Hiện nay Thị xã Bình Minh có 8 đơn vị hành chính gồm 3 phường ( Cái Vồn, Thành Phước, Đông thuận) và 5 xã ( Thuận An, Mỹ Hòa, Đông Bình, Đông Thạnh, Đông Thành). Bên cạnh đó Phường Cái Vồn là đầu nối giao thông quan trọng nhờ tuyến quốc lộ 1A chạy qua nối thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ và các tỉnh miền Tây tạo điều kiện cho người dân nơi đây phát triển về mặt kinh doanh mua bán.
3.1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội tại Thị xã Bình Minh
Thị xã Bình Minh có diện tích tự nhiên hơn 9.3363 ha, với dân số hơn 87.000 người, gồm có 3 phường và 5 xã. Đây là đô thị trung tâm về thương mại, dịch vụ, công nghiệp, khoa học kỹ thuật và an ninh quốc phòng khu vực phía Nam tỉnh Vĩnh Long.
Bình Minh có ngành nông nghiệp phát triển đa dạng, với nhiều loại cây ăn trái, rau màu từ lâu nổi tiếng khắp vùng như: bắp nếp Bình Minh, cải xà lách xoong Thuận An,… Tuy nhiên, nổi tiếng nhất vẫn là bưởi 5 roi Mỹ Hòa. Đây là vùng chuyên canh bưởi 5 roi tập trung lớn nhất tỉnh và cả khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Từ chỗ tiêu thụ nội địa đến nay bưởi 5 roi Bình
16
Minh đã được nhiều doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Nuôi trồng thủy sản của Thị xã Bình Minh mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ phát huy lợi thề của một địa phương bên bờ sông Hậu.
Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp hàng năm mà địa phương này đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trên 300 tỷ đồng.
Thương mại dịch vụ cũng là một thế mạnh của Thị xã Bình Minh. Đây là địa phương tập trung nhiều chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng của tỉnh và chỉ đứng sau thành phố Vĩnh Long. Lĩnh vực thương mại dịch vụ của Bình Minh hiện thu hút hơn 8.700 lao động với gần 5000 cơ sở. Ngoài ra, Bình Minh còn có tổng cộng 6 chợ loại 2, loại 3.
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Vĩnh
Long– Chi nhánh Thị xã Bình Minh
3.1.2.1 Lịch sử hình thành NHNo&PTNT Việt Nam
NHNO&PTNT Việt Nam (AGRIBANK) thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín Dụng Việt Nam. AGRIBANK là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng.
Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh.
Năm 2010, Agribank là Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Thực thi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và triển khai Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại, Agribank được Chính phủ cấp bổ sung 10.202,11 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ của Agribank lên 20.810 tỷ đồng.
17
Tháng 11/2011, Agribank được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là Ngân hàng Thương mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
Năm 2013, Agribank kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2013). Tại Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập, Agribank vinh dự được đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng - Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
3.1.2.2 Lịch sử hình thành NHNO& PTNT chi nhánh Thị Xã Bình Minh
NHNO& PTNT chi nhánh Thị Xã Bình Minh được tiếp quản từ năm 1975, từ đó đến nay đã qua nhiều lần thay đổi tên:
- Năm 1975 được đổi tên là Ngân hàng nhà nước.
- Năm 1988 được đặt tên là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp. - Năm 1990 được đặt tên là Ngân hàng Nông Nghiệp.
- Đến ngày 10/10/1997 đổi tên là Ngân hàng Nông Nhiệp và Phát triển Nông thôn thị xã Bình Minh.
Tên viết tắt là NHNO& PTNT Thị Xã Bình Minh. Tên Tiếng Anh: VIETNAM FOR AGRICULTURE AND RUAL DEVELOPMENT.
Trụ sở đặt tại 165/15 Ngô Quyền, khóm 1 phường Cái Vồn, Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra, Ngân hàng còn có 2 phòng giao dịch đặt tại Đông Bình và phường Cái Vồn.
Cũng như tình trạng chung của hầu hết NHTM ở nước ta trong giai đoạn đầu mới thành lập và hoạt động. Chi nhánh NHNO& PTNT Thị xã Bình Minh gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, sản phẩm dịch vụ chưa phát triển, nguồn vốn ban đầu còn quá ít không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế,… Song, cho đến nay với cơ chế pháp lý đồng bộ, cùng với sự nổ lực hết mình của tập thể cán bộ NHNO& PTNT Thị xã Bình Minh đã không ngừng vươn lên hoàn thiện và phát triển đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo của Chính Phủ, khơi dậy và phát huy tiềm năng kinh tế địa phương, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân.
NHNO& PTNT Thị Xã Bình Minh là chi nhánh của NHNO& PTNT Việt Nam. NHNO& PTNT Thị xã Bình Minh hoạt động chủ yếu là cung cấp tín
18
dụng cho dân cư để sản xuất và kinh doanh. Ngân hàng còn nhận tiền gửi và chuyển khoản, thực hiện các dịch vụ bảo hiểm để làm đa dạng các dịch vụ của ngân hàng, tạo thêm thu nhập của ngân hàng. Thời gian qua NHNO& PTNT Thị xã Bình Minh đã tập trung vào khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn để tăng cường quỹ cho vay nông thôn, các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho họ có cơ hội áp dụng quy trình sản xuất mới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra ngân hàng còn đầu tư vốn cho nhân dân cải tạo đất đai hình thành các vùng chuyên canh góp phần đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Tuy gặp khó khăn song với sự chỉ đạo nhiệt tình của ngân hàng cấp trên, cùng với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và sự cố gắng của tập thể cán bộ, công nhân viên ngân hàng không ngừng phấn đấu khắc phục khó khăn, đạt được các chỉ tiêu đã đề ra là có thể phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận của NHNo & PTNT
Chi nhánh Thị xã Bình Minh
3.1.3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức
Một trong những nguyên dẫn đến thành công trong hoạt động kinh doanh là làm tốt công tác tổ chức. Chính vì thế Ban Giám Đốc đã hết sức quan tâm đến công tác tuyển chọn hay đề bạc nhân viên có năng lực, đủ tiêu chuẩn chức năng của từng phòng ban, xây dựng nội bộ đoàn kết, hoạt động với phương châm gọn nhẹ hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý giao dịch.
Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Vĩnh Long - Chi nhánh thị xã Bình Minh được sắp xếp theo mô hình cấu trúc đơn giản được thể hiện qua sơ đồ sau:
19
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Chi nhánh Thị xã Bình Minh
Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Bình Minh giai đoạn (2011-2013)
3.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
●Giám Đốc
- Có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động trực tiếp của NH.
- Hướng dẫn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động mà cấp trên giao.
- Thực hiện ký duyệt các hợp đồng tín dụng.
- Được quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật cán bộ, công nhân viên tại đơn vị.
●Phó Giám Đốc
Tại NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Bình Minh có 2 Phó Giám Đốc: một phụ trách về mặt Tín dụng và một phụ tách về Kế toán - kho quỹ.
- Phó giám đốc phụ trách kế toán ngân quỹ: Chỉ đạo điều hành công tác kế toán, tài chính ngân quỹ, ngân quỹ từ hội sở chi nhánh huyện, đến chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp cấp 3 và cấp phòng giao dịch.
PGĐ KINH DOANH PGĐ KẾ TOÁN
NGÂN QUỸ TỔ KIỂM SOÁT PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG GIAO DỊCH ĐÔNG BÌNH CÁI VỒN GIÁM ĐỐC
20
+ Thường trực giải quyết một số vấn đề theo sự phân công, ủy quyền của Giám đốc.
+ Phối hợp với giám đốc tín dụng để giải quyết công việc có liên quan. + Thực hiện một số công việc trọng tâm khác theo sự phân công của Giám đốc.
+ Phối hợp chỉ đạo chuyên môn đối với các hoạt động của chi nhánh cấp 3 và phòng giao dịch.
- Phó giám đốc phụ trách công tác tín dụng: Chỉ đạo điều hành công tác tín dụng theo mục tiêu và giải pháp kinh doanh đã đề ra từ chi nhánh huyện, chi nhánh cấp 3 và phòng giao dịch.
+ Kiểm tra vay và ký duyệt các hợp đồng vay vốn của khách hàng theo mức phán quyết cho vay của Phó giám đốc, được quy định theo từng thời kỳ.
+ Phối hợp với Phó giám đốc phụ trách công tác kế toán, tài chính ngân quỹ để xử lý các công tác liên quan, phối hợp chỉ đạo về công tác chuyên môn đối với các chi nhánh ngân hàng cấp 3 và phòng giao dịch. Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám đốc.
● Bộ phận kiểm soát
Giám sát các hoạt động tình hình tài chính của NH, đồng thời thanh tra, giám sát tình hình giải thể, phá sản của đơn vị theo từng kỳ.
Giám sát, đôn đốc, nhắc nhở cán bộ của NH trong lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi quy định của NHNN Việt Nam.
● Phòng tín dụng
Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như đơn vay, thẩm định, xét duyệt cho vay để trình lên Giám Đốc và chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý đồng vốn cũng như quan sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng.
Đề xuất và xử lý các khoản nợ xấu.
Thống kê thông tin cũng như số liệu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ đó, phòng tín dụng sẽ đề xuất chiến lược huy động vốn kết hợp với biện pháp kế toán trong việc theo dơi và thu nợ xấu.
21
● Phòng kế toán ngân quỹ
Gồm 2 bộ phận:
♦ Bộ phận kế toán
Trực tiếp giám sát tại hội sở, thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của Giám Đốc hay ủy quyền Giám Đốc.
Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ xấu, giao chỉ tiêu tài chính, quyết toán khoản tiền lương đối với chi nhánh trực thuộc, thực hiện các khoản giao nộp Ngân Sách Nhà Nước (NSNN).
♦ Bộ phận kho quỹ
Trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày và có trách nhiệm trả lương bằng tiền mặt. Cuối mỗi ngày, khóa sổ ngân quỹ kết hợp với kế toán theo dõi các nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh kịp thời khi có sái sót.
● Phòng giao dịch
Đối với chi nhánh cấp 3 và phòng giao dịch thì sẽ tổ chức kinh doanh những hoạt động nhỏ, thực hiện chức năng tiền gửi, cho vay và thu nợ, phục vụ khách hàng tại địa bàn.
3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo &
PTNT CHI NHÁNH THỊ XÃ BÌNH MINH GIAI ĐOẠN (2011 - 2013) VÀ
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Bình Minh tuy là một huyện nhỏ, quy mô sản xuất kinh doanh không nhiều, nhưng với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi là nằm ven Sông Hậu và gần Quốc lộ 1A, đây là những con đường chu chuyển hàng hoá trọng yếu cho cả khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh nên tốc độ phát triển của các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện rất nhanh, nhiều Ngân hàng ra đời dẫn đến áp lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thị xã Bình Minh là rất lớn. Tuy nhiên, với ưu thế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn là chủ yếu, nên thị phần đầu tư của Ngân hàng chiếm gần 75% thị phần trên địa bàn.