PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo &

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 54 - 62)

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo &

PTNT CHI NHÁNH THỊ XÃ BÌNH MINH GIAI ĐOẠN (2011 - 2013) VÀ

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

4.4.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn tại NHNo & PTNT Chi

nhánh Thị xã Bình Minh

4.4.1.1 Phân tích doanh s cho vay ngn hn theo mức độ đảm bo

Bảng 4.7 Doanh số cho vay ngắn hạn theo mức độ đảm bảo của Ngân hàng giai đoạn (2011 – 2013)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Có TSĐB 263.410 94,01 274.412 94,83 334.749 97,06 11.002 4,18 60.337 21,99 Không có TSĐB 16.783 5,99 14.967 5,17 10.125 2,94 (1.816) (10,82) (4.842) (32,35 Tổng 280.193 100 289.379 100 344.874 100 9.186 3,28 55.495 19,18

Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Bình Minh giai đoạn (2011-2013)

Ghi chú: TSĐB: Tài sản đảm bảo

Bảng 4.8 Doanh số cho vay ngắn hạn theo mức độ đảm bảo của Ngân hàng giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 - 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 6T/2014 - 6T/2013 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Có TSĐB 163.372 95,93 178.299 97,19 14.927 9,14 Không có TSĐB 6.935 4,07 5.163 2,81 (1.772) (25,55) Tổng 170.307 100 183.462 100 13.155 7,72

Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Bình Minh giai đoạn 6T/2013 - 6T/2014 Ghi chú: TSĐB: Tài sản đảm bảo

43

Khi đánh giá một khách hàng vay vốn, mỗi ngân hàng đều phải trả lời được câu hỏi đầu tiên “khách hàng có đáng tin cậy không?”, độ tin cậy càng cao thì đồng nghĩa với khả năng trả nợ đúng hạn càng lớn.

Dựa vào Bảng 4.7 và Bảng 4.8 ta thấy DSCV theo mức độ đảm bảo của NH biến động tỷ lệ nghịch với nhau. Trong khi DSCV không có TSĐB qua 3 năm giảm thì DSCV có TSĐB ngày càng tăng. Cụ thể như sau: DSCV có TSĐB năm 2012 đạt 274.412 triệu đồng, tăng 11.002 triệu đồng (tăng 4,18%) so với năm 2011 là 263.410 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 334.749 triệu đồng, tăng 60,337 triệu đồng (tăng 21,99%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 178.299 triệu đồng, tăng 14.927 triệu đồng (tăng 9,14%) so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, năm 2012 DSCV không có TSĐB là 14.967 triệu đồng, giảm 1.816 triệu đồng (giảm 10,82%) so với năm 2011 là 10,82 triệu đồng. Đến năm 2013 là 10.125 triệu đồng, giảm 4.842 triệu đồng (giảm 32,35 %) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 5.163 triệu đồng, giảm 1.772 triệu đồng (giảm 25,55%) so với cùng kỳ.

Có sự tỷ lệ nghịch như vậy là do theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì TCTD quy định rõ mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn theo các mức: Tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; Tối đa đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Nhưng do đa số KH đến vay vốn đều là hộ nông dân, sản xuất nông nghiệp nên đối với các khoản vay trên mức quy định thì phải có TSĐB, KH phải đăng ký thế chấp tài sản của mình cho NH mà chủ yếu KH thế chấp sổ đỏ, ngoài ra còn có chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, sổ tiết kiệm,…để tránh rủi ro nên NH chủ yếu cho vay có TSĐB.

Thế nhưng, tài sản đảm bảo chỉ là nguồn trả nợ bổ sung cho khoản vay bên cạnh nguồn trả nợ chính yếu đến từ dòng tiền của phương án kinh doanh. Tuy nhiên, nguồn trả nợ này lại đến sau hoạt động phân tích tín dụng với 4C: Character (tư cách của người vay), Capacity (năng lực của người vay), Conditions (điều kiện môi trường), Control (kiểm soát) để đánh giá phần lớn mức độ tin cậy của một khách hàng. Vì vậy, NH cần tăng cường khả năng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản là điều cần thiết trong quá trình hoàn thiện nghiệp vụ tín dụng nhưng phải đi kèm với sự hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế để áp dụng hiệu quả vào việc phân loại nợ, đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng.

44

4.4.1.2 Phân tích doanh s cho vay ngn hn theo ngành kinh tế

Tín dụng ngắn hạn là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHN0&PTNT thị xã Bình Minh, vừa trực tiếp cung cấp vốn lưu động cho nền kinh tế vừa mang lại thu nhập thường xuyên cho ngân hàng. Thời gian gần đây hoạt động tín dụng ngắn hạn diễn ra khá sôi động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để đáp ứng tốt hơn và đầy đủ hơn nhu cầu vốn của khách hàng, NHN0&PTNT thị xã Bình Minh đã mở rộng cho vay với nhiều thành phần kinh tế, nhiều ngành nghề khác nhau. Bên cạnh đó còn nhằm để đa dạng hóa khách hàng, phân tán rủi ro, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và kết quả đạt được như sau:

Bảng 4.9 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng giai đoạn (2011 – 2013)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 188.295 67,20 193.174 66,75 219.499 63,65 4.879 2,59 26.325 13,63 Thủy sản 9.010 3,22 10.416 3,60 12.243 3,55 1.406 15,60 1.827 17,54 TMDV 81.087 28,94 83.327 28,80 110.193 31,95 2.240 2,76 26.866 32,24 Ngành khác 1.801 0,64 2.462 0,85 2.939 0,85 661 36,70 477 19,37 Tổng 280.193 100 289.379 100 344.874 100 9.186 3,28 55.495 19,18

Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Bình Minh giai đoạn (2011-2013) Ghi chú: - TTCN- Xây dựng: Tiểu thủ công nghiệp- xây dựng

45

Bảng 4.10 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 - 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 6T/2014 - 6T/2013 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 109.750 64,44 115.869 63,16 6.119 5,58 Thủy sản 5.120 3,01 6.951 3,79 2.793 54,55 TMDV 54.067 31,75 58.985 32,15 4.918 9,10 Ngành khác 1.370 0,80 1.657 0,90 287 20,95 Tổng 170.307 100 183.462 100 13.155 7,72

Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Bình Minh giai đoạn 6T/2013 - 6T/2014

Ghi chú: - TTCN- Xây dựng: Tiểu thủ công nghiệp- xây dựng - TMDV: Thương mại – dịch vụ

Dựa vào Bảng 4.9 và 4.10 ta thấy DSCV ngắn hạn theo ngành kinh tế tăng đều qua 3 năm nhưng tăng mạnh nhất là ngành nông nghiệp và ngành thương mại dịch vụ (TM-DV). Để thấy rõ hơn, ta sẽ phân tích DSCV từng ngành nghề cụ thể.

Nông nghip

DSCV đối với ngành nông nghiệp nhìn chung tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2012 đạt 193.174 triệu đồng, tăng 4.879 triệu đồng (tăng 2,59%) so với năm 2011 là 188.295 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 219.499 triệu đồng, tăng 26.325 triệu đồng (tăng 13,63%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 115.869 triệu đồng, tăng 6.119 triệu đồng (tăng 5,58%) so với cùng kỳ. DSCV ngắn hạn ngành này chiếm tỷ trọng cao là do đa số KH đến vay vốn đều là hộ nông dân, sản xuất nông nghiệp và chi phí cho vật tư nông nghiệp ngày càng tăng lên không ngừng, đòi hỏi người dân phải vay thêm vốn để đảm bảo cho sản xuất được liên tục. Đồng thời, với Chỉ thị 202-CT do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành: “về việc cho vay sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp đến hộ sản xuất” đã khuyến khích người dân vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng ngành nghề của mình. Chính vì những điều đó đã làm cho DSCV tăng lên.

Thu sn

Qua 3 năm DSCV đối với ngành thuỷ sản biến động theo hướng tăng. Cụ thể: năm 2012 đạt 10.416 triệu đồng, tăng 1.406 triệu đồng (tăng 15,60%) so với năm 2011 là 9.010 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 12.243 triệu đồng, tăng 1.827 triệu đồng (tăng 17,54%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là

46

6.951 triệu đồng, tăng 2.793 triệu đồng (tăng 54,55%) so với cùng kỳ.Nguyên nhân tăng như vậy là do theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thì hộ nông dân và doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về vốn, nguyên liệu, thị trường, các chi phí đầu vào và không ít các thủ tục hành chính không thuận lợi. Trong đó, thiếu vốn là vấn đề nghiêm trọng nhất, chi phối đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn ngành thủy sản. Trước những khó khăn mà người nuôi và DN chế biến cá tra đang gặp phải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất gói hỗ trợ 4.400 tỉ đồng nhằm đảm bảo các DN có vốn để thu mua lượng cá nuôi của các hộ nuôi độc lập, bổ sung vốn để hỗ trợ tiếp sức cho DN đã đầu tư nuôi cá tra đang gặp khó khăn về vốn. Đồng thời do gần đây người dân tiếp cận nhanh chóng với phương thức chăn nuôi hiện đại cho nên hiệu quả của con giống, thức ăn giúp cho người dân nâng cao được năng suất nuôi trồng, những hộ nuôi có kỹ thuật cao, nhiều kinh nghiệm vẫn tiếp tục thả nuôi.

Thương mại – Dch v

Các thành phần trong ngành thương mại dịch vụ (TMDV) gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống; đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ nón, giầy dép; nhà ở và vật liệu xây dựng; thiết bị và đồ dùng gia đình; thuốc và dịch vụ y tế; giao thông; Bưu chính viễn thông; giáo dục; văn hoá, giải trí và du lịch; hàng hoá và dịch vụ khác;… và DSCV này tăng dần qua các năm và tăng cao nhất là năm 2013. Cụ thể: năm 2012 đạt 83.327 triệu đồng, tăng 2.240 triệu đồng (tăng 2,76%) so với năm 2011 là 81.087 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 110.193 triệu đồng, tăng 26.866 triệu đồng (tăng 32,24%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 58.985 triệu đồng, tăng 4.918 triệu đồng (tăng 9,10%) so với cùng kỳ. Từ năm 2010 đến nay, huyện Bình Minh huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng các tuyến giao thông trọng điểm như đường từ khu hành chính đến Trung tâm Thương mại– Trung tâm Văn hóa thể dục thể thao xã Mỹ Hòa, thi công tuyến đường từ Quốc lộ 54 đến cảng Bình Minh và Khu công nghiệp Bình Minh, mở rộng Quốc lộ 54 đoạn từ Quốc lộ 1A nối với đường dẫn cầu Cần Thơ và các tuyến đường nội thị, quy hoạch lộ giới từ 20m trở lên và xây dựng vỉa hè, nhà phố, khu dân cư nhằm tạo điều kiện phát triển thị xã, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Thị xã triển khai quy hoạch 2 cụm công nghiệp Thuận An rộng 76,7 ha thu hút các ngành nghề cơ khí, điện – điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp dệt may,… và cụm công nghiệp Đông Bình rộng 359 ha phát triển các ngành dịch vụ chế biến nông sản, thuỷ sản…gắn với vùng nguyên liệu tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh

47

tế và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, lao động địa phương. Khai thác lợi thế về giao thông, thị xã Bình Minh hình thành trục kinh tế thương mại theo tuyến quốc lộ 54, đầu tư xây dựng chợ đầu mối nông sản xã Mỹ Hòa và nâng cấp 7 chợ nông thôn, triển khai dự án xây dựng trung tâm thương mại huyện diện tích 10.000 m2 làm vệ tinh đẩy mạnh giao lưu hàng hóa cho thành phố Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển TMDV.

Ngành khác

Đây là những thành phần nằm ngoài những ngành đã phân tích ở trên. Tuy chiếm tỷ trong nhỏ nhưng DSCV trong những ngành này cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể: năm 2012 đạt 2.462 triệu đồng, tăng 661 triệu đồng (tăng 36,70%) so với năm 2011 là 1.801 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 2.939 triệu đồng, tăng 477 triệu đồng (tăng 19,37%) so với năm 2012. Vì NH chủ yếu cho vay lĩnh vực nông nghiệp nên tỷ trọng ngành này thấp hơn so với những ngành kia và cho vay chủ yếu phục vụ nhu cầu sửa chữa nhà, vay cho sinh hoạt nên những khoản vay này không cố định.

Tóm lại, qua phân tích tình hình cho vay ta thấy ngân hàng đã có một định hướng rõ ràng cho hoạt động tín dụng. Đó là giữ vững thị trường khách hàng truyền thống, không ngừng tăng cường mở rộng tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Cũng nhờ đó mà ngân hàng đã tạo được tiền đề cho một hướng đi đúng. Cho vay đa thành phần kinh tế, đa ngành nghề là một hướng đi đã đem lại hiệu quả cao và tăng trưởng ổn định trong nhiều năm qua cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã nắm bắt được sự thay đổi trong chủ trương, chính sách của Chính phủ mà có định hướng cho vay phù hợp với tình hình đổi mới nên đã duy trì được mức cho vay hợp lý với nguyên tắc “An toàn - hiệu quả - tăng trưởng”.

4.4.1.3 Phân tích doanh s cho vay ngn hn theo thành phn kinh tế

Để đánh giá DSCV ngắn hạn tăng hay giảm không chỉ dựa vào thời hạn cho vay mà cần xem xét thêm DSCV ngắn hạn với mọi thành phần kinh tế. Vì dựa vào yếu tố này ta sẽ đánh giá được phần nào chiếm ưu thế khi chi nhánh cho vay. Để đánh giá rõ điều này chúng ta sẽ phân tích DSCV theo thành phần kinh tế của NH trong giai đoạn (2011 – 2013) và giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 – 2014.

48

Bảng 4.11 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng giai đoạn (2011 – 2013)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 23.425 8,36 24.998 8,64 33.793 9,80 1.573 6,72 8.795 35,18 Cơ sở SXKD 18.019 6,43 18.559 6,41 22.039 6,39 540 3,00 3.480 18,75 HGĐ, cá nhân 238.749 85,21 245.822 84,95 289.042 83,81 7.073 2,96 43.220 17,58 Tổng 280.193 100,00 289.379 100,00 344.874 100,00 9.186 3,28 55.495 19,18

Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Bình Minh giai đoạn (2011-2013) Ghi chú: - HGĐ, cá nhân: Hộ gia đình, cá nhân

- Cơ sở SXKD: Cơ sở sản xuất kinh doanh

Bảng 4.12 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 - 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 6T/2014 - 6T/2013 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Doanh nghiệp 15.896 9,35 17.489 9,53 1.593 10,02 Cơ sở SXKD 14.020 8,25 15.452 8,42 1.432 10,21 HGĐ, cá nhân 140.121 82,41 150.521 82,04 10.400 7,42 Tổng 170.037 100,00 183.462 100,00 13.425 7,90

Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Bình Minh giai đoạn 6T/2013 - 6T/2014

Ghi chú: - HGĐ, cá nhân: Hộ gia đình, cá nhân - Cơ sở SXKD: Cơ sở sản xuất kinh doanh

Dựa vào Bảng 4.11 và Bảng 4.12 ta thấy DSCV đối với hộ gia đình (HGĐ) và cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng mạnh. Cụ thể:

...H ộ gia đình, cá nhân

DSCV ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân năm 2012 đạt 245.822 triệu đồng, tăng 7.073 triệu đồng (tăng 2,96%) so với năm 2011 là 238.749 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 289.042 triệu đồng, tăng 43.220 triệu đồng (tăng 17,58%) so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 là 150.521 triệu đồng, tăng 10.400 triệu đồng (tăng 7,42%) so với cùng kỳ. Do đặc điểm của thị xã Bình Minh là người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, nhiều hộ buôn bán nhỏ

49

bắt đầu vào nghề, nhiều người đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi,…nên DSCV chủ yếu là đối tượng cá nhân và HGĐ. Để nâng cao đời sống nên người dân muốn cải tạo vườn tạp để trồng những loại cây đặc sản, các loại cây ăn quả cho lợi nhuận cao và đang được ưa thích hoặc chuyển đổi từ trồng lúa sang

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)