6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN
HẠN TẠI NHNNo & PTNT THỊ XÃ BÌNH MINH
Về công tác cho vay: Thực hiện lộ trình chuyển dịch cơ cấu tín dụng ngắn hạn theo hướng mở rộng cho vay các đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ buôn bán nhỏ và đối tượng ít rủi ro vì những đối tượng này có thời gian luân chuyển vốn nhanh.
Về công tác tổ chức bộ máy: Cần bố trí và tăng cường thêm cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn cho phù hợp. Bên cạnh đó cần thực hiện tốt hơn nữa việc thay đổi cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn theo định kỳ để kịp thời phát hiện những tiêu cực trong cán bộ tín dụng, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Về việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu và xử lý thu hồi nợ:
- Kiểm tra thực trạng sản xuất tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính để trả nợ của khách hàng để có hướng giải quyết kịp thời hạn chế tối đa việc chuyển nợ quá hạn, trường hợp xét thấy hộ không có khả năng trả nợ đúng hạn phải báo cáo với lãnh đạo phòng tín dụng xin ý kiến chỉ đạo kịp thời.
75
- Phân tích từng loại nợ quá hạn, nợ khó đòi để tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh, trên cơ sở đó phân thành nợ quá hạn có khả năng thu hồi hay không có khả năng thu hồi để có biện pháp xử lý cụ thể.
- Đối với nợ quá hạn:
+ Nếu nợ xấu không do thiên tai, KH không có khả năng trả nợ thì biện pháp đầu tiên là thông báo nợ quá hạn đến KH, đôn đốc, nhắc nhở KH trả nợ, giải thích cho KH biết được thiệt hại mà KH gánh chịu khi NH phải thanh lý tài sản của KH, uy tín của KH sẽ bị ảnh hưởng,… Tuy nhiên đối với con nợ khó có khả năng thu hồi được thì NH sẽ tiến hành khởi kiện để thực hiện việc thu hồi nợ từ việc thanh lý tài sản thế chấp nhưng đây chỉ là biện pháp cuối cùng vì theo Nghị định 178/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
+ Nếu xét thấy bên vay vẫn còn khả năng trả nợ, duy trì sản xuất kinh doanh và có ý trả nợ cho NH thì NH có thể xem xét cho KH trả dần được tính toán dựa vào khả năng sản xuất kinh doanh, đồng thời buộc KH cam kết trả nợ đúng hạn.
Hoàn thiện công tác đảm bảo tiền vay: Tuy thời gian cho vay ngắn nhưng để đảm bảo an toàn thì NH nên yêu cầu khách hàng mua Bảo hiểm Bảo an Tín dụng (ABIC). Nếu là TSĐB thì yêu cầu KH mua bảo hiểm cho các tài sản đảm bảo của mình. Khi gặp rủi ro trong kinh doanh thì họ sẽ có nguồn thu từ bảo hiểm để thanh toán nợ cho NH, điều đó có nghĩa là NH đã được bảo hiểm khi gặp rủi ro tín dụng, NH tiết kiệm được khoản chi phí và thời gian xử lý nợ quá hạn, không làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính và quỹ dự phòng nợ khó đòi của NH. Bên cạnh đó, bán bảo hiểm kèm theo nghiệp vụ tín dụng sẽ giúp cho NH có thêm lợi nhuận từ hoạt động bán bảo hiểm. Vì vậy, NH cần khuyến khích KH mua bảo hiểm tín dụng khi vay vốn ở NH.
76
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đạt được những thành tựu to lớn, biến nước ta từ nước nông nhiệp lạc hậu thiếu lương thực thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới trong năm 2013, sau Ấn Độ và Thái Lan. Điều này khẳng định hướng đi hoàn toàn đúng đắn trong việc chọn nông nghiệp là mặt trận hàng đầu để thực hiện CNH-HĐH đất nước.
NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Thị xã Bình Minh đã có nhiều đóng góp vào quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn ở thị xã. NH đã cung cấp và huy động một lượng vốn lớn cho nhân dân trong thị xã. NH đã nổ lực không ngừng, phấn đấu vươn lên với từng bước đi thận trọng và đã đem lại kết quả khả quan. Tình hình huy động vốn của NH luôn được cải thiện, vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước, công tác huy động vốn ngày càng được Ban lãnh đạo và đội ngũ CBNV quan tâm tích cực. NH đã từng bước tạo lòng tin đối với KH, là nơi giữ tiền đáng tin cậy đối với người dân và các DN trên địa bàn. Lợi nhuận hàng năm đã góp phần đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của vùng. Bên cạnh những thuận lợi đạt được, NH cũng gặp không ít khó khăn trở ngại. Đó là nguồn vốn huy động tại chỗ đạt thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của NH. Nhưng vượt qua khó khăn và thách thức, NHNo & PTNT chi nhánh Thị xã Bình Minh ngoài việc lấy thị trường nông thôn là thị trường chính thì thì chi nhánh đã mở rộng hoạt động của mình sang một số lĩnh vực khác như: xây dựng, TM – DV, cho vay dự án phát triển sản xuất sau thu hoạch, cho vay xây và sửa nhà,…Từ đó góp phần làm đa dạng hoá cho hoạt động của mình nhằm mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên, nợ xấu ngắn hạn của NH có xu hướng giảm và vẫn ở mức an toàn do NHNN quy định nhưng nợ xấu luôn là vấn đề nan giải của tất cả các NHTM. Đòi hỏi NH cần chú trọng hơn nữa trong hoạt động tín dụng của mình. Cần nâng cao công tác cho vay và đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, giúp vòng quay vốn tín dụng ngày càng nhanh để mang lại lợi nhuận cho NH cao hơn nữa.
77
Đó là một kết quả rất đáng khích lệ để toàn bộ CBNV NH tiếp tục vươn lên, góp phần vào việc ổn định và làm cho đời sống nhân dân huyện Bình Minh ngày càng tốt đẹp hơn. Đạt được kết quả như vậy là nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban giám đốc kết hợp với sự nổ lực của toàn bộ nhân viên trong NH, nội bộ đoàn kết chặt chẽ tạo nên sức mạnh để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Thị xã Bình Minh
Qua thời gian thực tập tại NHNo & PTNT chi nhánh Thị xã Bình Minh, em nhận thấy HĐKD nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng là có hiệu quả, được biểu hiện qua lợi nhuận ngày càng tăng. Tuy nhiên để hoạt động tín dụng ngắn hạn của chi nhánh ngày càng nâng cao và có hiệu quả hơn nữa, em xin đề xuất một số ý kiến sau:
- Tổ chức thi đua khen thưởng cán bộ đạt chỉ tiêu. Có chế độ công tác phí, phương tiện cho cán bộ tín dụng đi công tác.
- Hiện tại chi nhánh chỉ có 4 cán bộ tín dụng (gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 2 nhân viên tín dụng). Vì vậy NH nên kiến nghị với NH cấp trên phân bổ thêm cán bộ tín dụng về chi nhánh để tránh những rủi ro do cán bộ tín dụng quá tải về quản lý dẫn đến không nắm cững thông tin KH.
- Lãi suất cho vay ngắn hạn cần linh hoạt để phù hợp với tình hình thị trường nhằm thu hút KH và cạnh tranh với những NH khác.
6.2.2 Đối với NHNo & PTNT Việt Nam
Hỗ trợ chi nhánh lập những khoá huấn luyện đào tạo, nên cho ứng dụng thực tế ngay trong chương trình giảng dạy.
Trang bị bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị hiện đại để chi nhánh thực hiện các dịch vụ thanh toán, bảo đảm điều kiện để giao dịch thuận lợi, chính xác.
Nên thành lập phòng Marketing ở chi nhánh Bình Minh để đi sâu nghiên cứu thị trường nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu, tăng khả năng cạnh tranh.
6.2.3 Đối với Chính quyền địa phương
Tăng cường việc cung cấp thông tin về KH, giúp NH nắm được tình hình kinh tế của KH khi họ vay vốn. Tạo điều kiện hỗ trợ cho NH thu hồi nợ, nếu có xảy ra tranh chấp thì sử dụng luật dân sự.
78
Khuyến khích các công ty Bảo hiểm trên địa bàn đa dạng các hình thức bảo hiểm đối với cây trồng vật nuôi.
Có chính sách liên kết giữa Nhà nước, các DN và người dân nhằm tìm đầu ra cho hàng hoá nông sản, thuỷ sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị 202-CT: “Về việc cho vay sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp đến hộ sản xuất”.
2. Lê Thị Mận, 2010, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Lao động – Xã hội.
3. Nguyễn Minh Kiều, 2006, Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài Chính.
4. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thị xã Bình Minh, Phòng tín dụng, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai
đoạn(2011-2013) và sáu tháng đầu năm 2014.
5. Nghị định 41/2010/NĐ-CP :”Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”
6. Nghị định 178/1999/NĐ-CP “Về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng”
7. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, Tiền tệ ngân hàng, NXB. Đại học Cần Thơ.
8. Thái Văn Đại, 2012, Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại, NXB.
Đại học Cần Thơ.
9. Thông tư 65/2011/TT-BTC “Hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản”
Các trang web:
10.Đỗ Thanh Thúy, 2013, Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn ngân hàng
thương mại, <http://doanhnhanhanoi.net/39384/dac-diem-cua-tin-dung-
ngan-han-ngan-hang-thuong-mai.html>, (ngày truy cập: 08-09-2014) 11.Bảo hiểm bảo an tín dụng, <http://agribank.com.vn/61/1587/khach-hang-
ca-nhan/dich-vu-khac/bao-hiem-bao-an-tin-dung.aspx>, (ngày truy cập: 08-09-2014)