- xã hội ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB
3.4.5. Chính sách hỗ trợ và tái định cư:
3.4.5.1. Được thực hiện theo quy định tại Điều 39 và Điều 40 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND (Thực hiện Điều 26, 29, 28, 32 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP; khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP; Điều 48 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP; điểm a, điểm b khoản 1 Điều 27 và khoản 3 Điều 62 của Bộ Luật lao động).
a. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất
- Hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp được giao thì được hỗ trợ ổn định đời sống là 35.000 đồng/m2.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 trường hợp bị phá dỡ nhà ở thì được hỗ trợ ổn định đời sống bằng tiền cho các nhân khẩu thực tế đang ăn ở tại nơi thu hồi đất. Mức hỗ trợ bằng tiền cho một nhân khẩu/tháng tương đương 30kg gạo theo thời giá trung bình ở Hà Nội tại thời điểm bồi thường do Sở Tài chính công bố. Thời gian hỗ trợ: trong thời gian 06 tháng đối với trường hợp thuộc tiêu chuẩn được TĐC; 3 tháng đối với trường hợp bị phá dỡ một phần nhà ở.
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đang sản xuất kinh doanh hoặc cho thuê địa điểm để sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước bị thu hồi toàn bộ (hoặc một phần) nhà, đất đang sử dụng mà bị ngừng sản xuất kinh doanh thì được hỗ trợ bằng 30% mức thu nhập một năm sau thuế theo mức bình quân của 3 năm liền kề trước đó. Trường hợp thời gian kinh doanh mới được từ 3 năm trở lại thì tính bình quân theo thời gian thực tế kinh doanh.
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đang sản xuất kinh doanh hoặc cho thuê địa điểm để sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và có thuê lao động theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng xác định thời hạn từ một năm đến ba năm, có đóng bảo hiểm xã hội mà bị thu hồi toàn bộ (hoặc một phần) nhà, đất đang sử dụng mà bị ngừng sản xuất kinh doanh thì người lao động đang trực tiếp làm việc được hưởng trợ cấp ngừng việc.
b. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
- Hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp có đủ một trong các điều kiện được bồi thường quy định thì được hỗ trợ bằng tiền để tự chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là 30.000 đồng/m2.
- Trường hợp hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất nông nghiệp được giao theo Nghị định số 64/CP của Chính phủ hoặc phương án giao đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi trên 30% đất nông nghiệp được giao mà đất đó có đủ một trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 các điều kiện được bồi thường thì ngoài việc được hỗ trợ theo quy định khoản 1 Điều này còn được hỗ trợ 01 lần để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng giao đất ở hoặc bằng bán nhà ở chung cư hoặc hỗ trợ bằng tiền cho toàn bộ quá trình Nhà nước thu hồi đất (từ trên 30% đến 100% đất nông nghiệp được giao).
- Hộ gia đình, cá nhân được mua căn hộ chung cư cao tầng nhưng không có nhu cầu mua, có nguyện vọng nhận tiền thì được bồi thường bằng tiền; mức bồi thường được xác định theo quy định trên với diện tích đất ở (Sđ) để tính bồi thường là 40 m2/hộ (Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố Hà Nội).
c. Hỗ trợ di chuyển
- Hỗ trợ di chuyển chỗ ở: Chủ sử dụng nhà ở, đất ở thực tế đang ăn ở tại nơi thu hồi đất, bị thu hồi thuộc tiêu chuẩn được bố trí TĐC thì được hỗ trợ như sau:
+ Di chuyển chỗ ở trong phạm vi thành phố được hỗ trợ 3.000.000 đồng/chủ sử dụng nhà ở, đất ở.
+ Di chuyển chỗ ở về tỉnh, thành phố khác được hỗ trợ 5.000.000 đồng/chủ sử dụng nhà ở, đất ở.
- Hỗ trợ thuê nhà tạm cư:
+ Chủ sử dụng nhà ở, đất ở bị thu hồi được tiêu chuẩn TĐC nhưng không kịp bố trí vào khu TĐC, nếu tự nguyện bàn giao mặt bằng đúng tiến độ và tự lo tạm cư thì được hỗ trợ tiền thuê nhà tạm cư 300.000 đồng/nhân khẩu hoặc 600.000 đồng/hộ độc thân/tháng nhưng mức hỗ trợ không quá 1.800.000 đồng/hộ gia đình/tháng.
+ Thời gian tính hỗ trợ tính từ khi bàn giao mặt bằng đến khi có thông báo nhận nhà TĐC.
+ Trường hợp bị thu hồi một phần đất ở mà chủ sử dụng nhà ở, đất ở không được tiêu chuẩn TĐC nhưng thực tế bị phá dỡ toàn bộ hoặc một phần
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 nhà ở, nếu bàn giao mặt bằng đúng tiến độ thì cũng được hỗ trợ tiền thuê nhà tạm cư trong 06 tháng đối với trường hợp bị phá dỡ toàn bộ nhà ở; trong 3 tháng đối với trường hợp bị phá dỡ một phần nhà ở (Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố Hà Nội).
3.4.5.2. Chính sách tái định cư: Thực hiện theo Điều 45, 47 Quyết định 108/QĐ-UBND (Thực hiện Luật cư trú 2006; Điều 4, Khoản 2 Điều 14, Điều 34 Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Điều 5 Nghị định 84/2007/NĐ-CP; khoản 4 phần 1 Thông tư số 116/2004/TT-BTC).
Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương, căn cứ vào quy mô thực tế của diện tích đất bị thu hồi, khả năng quỹ đất dùng để bồi thường số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở phải di chuyển đến nơi khác. UBND thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hoặc uỷ quyền cho UBND quận, huyện quyết định và tổ chức thực hiện lập khu tái định cư hoặc tái định cư phân tán cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
* Điều kiện tái định cư:
- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi toàn bộ nhà ở, đất ở có đủ điều kiện được bồi thường hoặc hỗ trợ về đất theo giá đất ở;
- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi trên 10 m2 nhà ở, đất ở nếu có đủ điều kiện được bồi thường hoặc hỗ trợ về đất theo giá đất ở và diện tích nhà ở, đất ở còn lại ngoài chỉ giới GPMB không đủ điều kiện xây dựng nhà ở theo quy định; chủ sử dụng đất có đơn đề nghị được bồi thường, hỗ trợ và bàn giao phần diện tích còn lại cho Nhà nước;
- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi toàn bộ hoặc một phần diện tích nhà ở, đất ở mà không đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ về đất theo giá đất ở, phần diện tích nhà, đất còn lại không đủ điều kiện để xây dựng nhà ở theo quy định nhưng không còn chỗ ở nào khác và có thời gian tạm trú một năm trở lên tại địa chỉ thu hồi đất và trước thời điểm thông báo thu hồi đất;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 kiện quỹ đất tái định cư của dự án và căn cứ vào hạn mức giao đất ở mới theo quy định của UBND Thành phố: Từ 40 m2 đến 90 m2.
* Điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cư:
- Khu tái định cư phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng.
- Khu tái định cư phải được sử dụng chung cho nhiều dự án.
- Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.
* Bố trí đất ở cho các hộ gia đình tại khu TĐC được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Ưu tiên cho các hộ sớm thực hiện kế hoạch GPMB tiếp đó là các hộ thuộc các đối tượng chính sách xã hội, người có công với cách mạng, gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh.
- Những trường hợp diện tích đất ở bị thu hồi nhỏ hơn mức tối thiểu quy định trên thì người được giao đất ở mới tại khu TĐC được giao bằng mức tối thiểu theo quy định ở trên phải nộp tiền sử dụng đất cho phần chênh lệch diện tích theo quy định hiện hành.
- Trường hợp các hộ gia đình di chuyển sống tại khu TĐC mới được hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống là 500.000đ/khẩu, thời gian hỗ trợ là 3 tháng. Kết quả việc thực hiện tại dự án:
Bảng 3.10: Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, Tái định cư của Dự án Số TT Các chính sách Số hộ điều tra Số hộ đồng ý (hộ) Số hộ không đồng ý (hộ) Tỷ lệ % Đồng ý Không đồng ý 1 Các chính sách hỗ trợ 95 95 0 100 0 2 Chính sách tái định cư 15 12 3 80 20 (Nguồn: Thực tếđiều tra)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71 Qua bảng 3.11 cho thấy, đa số hộ dân đồng tình với chính sách hỗ trợ và tái định cư của nhà nước. Còn một số ít hộ chưa đồng tình với chính sách tái định cư, nguyên nhân chủ yếu do việc chậm xây dựng các khu tái định cư, bố trí khu TĐC ở xa nơi ở hiện tại của nhân dân, diện tích tái định cư thấp hơn nhiều do với diện tích mà hộ gia đình, cá nhân đang ở.
Việc bố trí khu TĐC thuận lợi về nhiều mặt cho người dân phải di chuyển chỗ ở là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ổn định cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho những người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới. Đây là vấn đề cần được quan tâm của các ngành các cấp, Hội đồng bồi thường cũng như chủ đầu tư của các dự án.
* Thực tế cho thấy việc bố trí TĐC chưa được người dân ủng hộ, do những nguyên nhân sau:
- Bố trí TĐC chưa quan tâm tới các yếu tố cộng đồng dân cư, tập quán sinh hoạt, sản xuất. Ví dụ người sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất được bố trí TĐC ở điểm cách xa nơi ở hiện nay của mình, từ đó dẫn đến những khó khăn trong sinh hoạt cũng như sản xuất.
- Việc xây dựng khu TĐC còn chậm, nhiều khi có quyết định thu hồi đất hoặc thậm chí khi tiến hành bồi thường mới quan tâm đến vấn đề TĐC. Từ khâu chuẩn bị không được kỹ do sự bức bách về thời gian dẫn đến thiếu các điều kiện tối thiểu.
- Chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên có liên quan trong việc xây dựng khu TĐC, nên có tình trạng khoán trắng cho chủ dự án dẫn đến có những công trình TĐC chất lượng không đảm bảo.
- Ổn định đời sống và phong tục tập quán của người dân: phải xây dựng khu TĐC với điều kiện sống cao hơn so với trước khi di dời. Mặt khác, phải quan tâm đến phong tục, tập quán trong nhóm người, quan hệ họ hàng, cộng đồng. Đối với khu TĐC cần xây dựng các quy định về lối sống, an ninh trật tự, tạo sự yên tâm cho người mới chuyển đến.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 Tổng hợp ý kiến người dân có đất bị thu hồi về công tác bồi thường GPMB của dự án:
Bảng 3.11: Tổng hợp ý kiến người dân về công tác BT, HT và TĐC dự án
Stt Ý kiến người dân Quy định BT, HT, TĐC Mức giá BT, HT đất ở Mức giá BT, HT đất NN Mức giá BT, HT nhà, VKT Mức giá BT, HT cây, hoa màu Cơ sở hạ tầng và mức giá khu TĐC Chính sách BT,HT,TĐC 1 Hợp lý 94 10 30 17 80 12 96 2 Chưa hợp lý 16 15 55 3 15 3 16 Tổng 110 25 85 20 95 15 110
Bảng 3.12: Tổng hợp ý kiến người dân về việc thực hiện công tác GPMB của HĐBT và đơn thư kiến nghị
Stt Ý kiến người dân HĐBT có công bằng, dân
chủ, công khai Đơn thư, kiến nghị
1 Có 110 13
2 Không 0 97
Tổng 110 110
3.4.5.3 Kết quả thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ tại dự án
Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án Đường Lê Văn Lương kéo dài đoạn qua quận Hà Đông thể hiện ở bảng 3.12 như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 Bảng 3.13 Tổng hợp kinh phí bồi thường hỗ trợ GPMB tại dự án STT Địa bàn phường, xã Diện tích (m2) Bồi thường, hỗ trợ về đất (1000đ) Bồi thường về cây hoa màu (1000đ) Bồi thường công trình VKT (1000đ) Các khoản hỗ trợ (1000đ) Thành tiền (1000đ) I Phường Vạn Phúc 1 Đất thu hồi phục vụ dự án 72.562,3 12.377.600 277.518 879.543 990.208 14.524.870 2 UBND phường( hỗ trợđất mương, đường nội đồng) 3.565,4 891.350 - - - 891.350 II Phường Văn Khê 1 Đất các hộ dân 130.378,55 26.760.022 641.611 195.849 2.216.322 29.813.804 2 HTX La Khê 5.503 1.036.160 - - - 1.036.160 3 UBND Phường Văn Khê 9.494,5 2.412.975 - - - 2.412.975 4 Đất nhà chùa canh tác 157,4 39.350 - - - 39.350