Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án đường lê văn lương kéo dài đoạn qua quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 43 - 48)

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hà Đông

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý:

Quận Hà Đông nằm ở phía Tây Nam trung tâm thủ đô Hà Nội có diện tích tự nhiên 4.833,66 ha; gồm 17 đơn vị hành chính.

Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm và huyện Hoài Đức. Phía Nam giáp huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ. Phía Đông giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân. Phía Tây giáp huyện Hoài Đức, huyện Quốc Oai.

Là trung tâm kinh tế văn hoá, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo của tỉnh Hà Tây trước đây, quận Hà Đông còn nằm trong chuỗi đô thị của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đây là vị trí địa lý có lợi thế rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Quận Hà Đông nằm liền kề và là một trong những cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội. Thực tế cho thấy quận có mối quan hệ phát triển không chỉ về mặt giao thông, cơ sở hạ tầng mà còn cả về mặt kinh tế xã hội.

Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của thành phố cũng đã xác định rõ Quận Hà Đông cùng chuỗi đô thị Miếu Môn- Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây sẽ là vành đai vệ tinh phát triển không gian của Hà Nội, là một điểm nhấn của Hà Nội trong định hướng phát triển không gian vùng đô thị Hà Nội mở rộng, tác động lan toả ra các vùng lân cận thành các trục phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.

3.1.1.2 Địa hình:

Hà Đông là vùng đồng bằng nên có địa hình đặc trưng của vùng bằng phẳng, độ chênh địa hình không lớn, biên độ cao trình nằm trong khoảng 3,5m - 6,8m. Địa hình quận chia ra làm 3 khu vực chính:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 - Khu vực Bắc Sông La Khê.

- Khu vực nam Sông La Khê.

Với đặc điểm địa hình bằng phẳng quận Hà Đông có điều kiện thuận lợi quá trình đô thị hóa và phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái tại các vùng ven sông Đáy, sông Nhuệ.

3.1.1.3 Khí hậu, thủy văn:

Nằm trong nền chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam và nằm trong vùng tiểu khí hậu đồng bằng của thành phố Hà Nội với các đặc điểm như sau:

Chế độ khí hậu của vùng đồng bằng Sông Hồng, chịu ảnh hưởng của gió biển, khí hậu nóng ẩm và có mùa lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, với nhiệt độ trung bình năm là 23,8oC, lượng mưa trung bình 1.700mm-1.800mm.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm dao động 23,1 - 23,3oC tại trạm Hà Đông.

- Chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình từ 83-85%.

- Chế độ bức xạ: Hàng năm có khoảng 120-140 ngày nắng với tổng số giừ nắng trung bình tại trạm của thành phố là 1.617 giờ.

- Chế độ mưa: Lượng mưa phân bổ không đều, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 85-90% tổng lượng mưa trong năm và mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6,7,8. Mùa khô thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 10-15% lượng mưa cả năm và thường chỉ có mưa phùn, tháng mưa ít nhất là tháng 12,1 và tháng 2.

- Thuỷ văn: sông Nhuệ, sông La Khê và sông Đáy là 3 con sông ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp và tiêu thoát nước khu vực quận Hà Đồng và thành phố Hà Nội.

3.1.2. Tài nguyên đất

Điều kiện thổ nhưỡng đất đai của quận Hà Đông chủ yếu là đất thịt, thịt nhẹ và đất bãi dọc theo sông đáy. Nằm trong vùng đồng bằng của tỉnh Hà Tây cũ, Quận Hà Đông có các loại đất sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 - Đất phù sa được bồi (Pb): Đất phù sa được bồi (Pb) diện tích là 261 ha chiếm 10% tổng diện tích đất nông nghiệp, phân bố các vùng ngoài đê của sông Đáy, tập trung chủ yếu tại các phường Biên Giang và Đồng Mai.

- Đất phù sa không được bồi (P):

Đất phù sa không được bồi (P) diện tích là 1.049 ha chiếm 37,4% diện tích đất nông nghiệp phân bố rộng khắp theo các dải đê chính của sông Nhuệ và sông Đáy tập trung chủ yếu ở các phường Dương Nội, Đồng Mai và phân bố rải rác tại các phường Phúc La, Vạn phúc, Văn Quán, Mộ Lao, Kiến Hưng, Yên Nghĩa và Phú Lãm.

Phần lớn loại đất này có địa hình bằng, chủ yếu là trồng lúa và lúa màu, là loại đất có vị trí quan trọng nhất hiện nay, tuy vậy việc phát triển đô thị đã làm giảm đáng kể diện tích loại đất này.

- Đất phù sa gley (Pg):

Đất phù sa gley diện tích chiếm 1.472 ha chiếm 52,5 % diện tích đất nông nghiệp của Quận phân bố ở vùng có địa hình thấp ngập nước trong thời gian dài, mực nước ngầm nông. Đất phù sa gley tập trung chủ yếu tại 03 phường Phú Lương, Yên Nghĩa, Kiến Hưng và một phần phân bố tại các phường Dương Nội, Phú Lãm, Hà Cầu, Vạn Phúc. Do phân bố ở địa hình thấp, bị ngập nước trong thời gian dài, mực nước ngầm nông, nền đất thường bị gley từ trung bình đến mạnh.

3.1.3. Tài nguyên nước

Nằm trong tổng thể hệ thống Sông Nhuệ nối với sông Hồng tại Cống Chèm, đoạn chảy qua thành phố có chiều dài 7 km, sông Nhuệ lấy nước phù sa sông Hồng qua Cống Chèm để tưới cho khoảng 60.000 ha và tiêu nước ra sông Đáy cho 107.530 ha. Vì vậy tác động của sông Nhuệ, sông Đáy đến công tác thuỷ lợi của Hà Đông là rất lớn, tuy nhiên hiện nay sự ô nhiễm sông Nhuệ là rất nặng và sự lấn dòng cản trở dòng chảy của sông Đáy đang cần được khẩn trương khắc phục.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

3.1.4. Điu kin kinh tế - xã hi

a. Tăng trưởng kinh tế:

Kinh tế có bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm (2010-2014) bình quân đạt 18,5%, vượt 2,5 % so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng quận Hà Đông lần thứ XIX.

GDP bình quân đầu người tăng: năm 2005 đạt 1.095, năm 2014 ước đạt 2.642 USD, vượt 825 USD/người/năm so với Nghị quyết Đảng bộ quận Hà Đông lần thứ XIX.

b. Chuyển dịch kinh tế:

Cơ cấu kinh tế quận Hà Đông theo Nghị quyết Đảng bộ quận khóa XIX là công nghiệp, xây dựng - dịch vụ - nông nghiệp, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực. Tỷ trọng các ngành kinh tế của quận Hà Đông năm 2014 dự kiến như sau:

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: 53,48% (mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XIX là 50%)

Thương mại, dịch vụ: 46,02% (mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XIX là 45,80%)

Nông nghiệp: 0,5% (mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XIX là 4,2%)

Bảng 3.1: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (theo GDP)

Đơn vị: % Hạng mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Cơ cấu GDP 17,10 18,56 17,95 19,5 19,50

1. Công nghiệp, xây dựng 18,35 17,86 19,41 19,79 20,42 2. Nông nghiệp 4,50 - 0,75 - 0,60 - 0,765 - 0,743

3. Dịch vụ 16,94 24,12 19,36 20,33 19,21

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 Kinh tế đạt mức tăng trưởng mạnh song sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ lực còn thấp, chưa khai thác hết tiềm năng. Công tác triển khai đất dịch vụ tại một số cơ sở còn thiếu tập trung, quy hoạch đô thị còn hạn chế, hạ tầng kỹ thuật phát triển đồng bộ.

Cơ cấu kinh tế của Hà Đông năm 2013 và 2014 thể hiện những nét đặc trưng của một đô thị với nền kinh tế phát triển, theo đó tỷ lệ của khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ khá cao, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp thấp (chỉ chiếm 0,5%). Tăng trưởng kinh tế theo hướng một đô thị mạnh, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ liên tục tăng qua các năm, ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm bởi diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ khoanh những khu vực sản xuất nông nghiệp chất lượng cao theo chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015.

c. Dân số lao động và việc làm:

Dân số quận Hà Đông có những biến đổi do quá trình đô thị hoá và mở rộng địa giới hành chính. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính và mở rộng Hà Đông(1/2006), dân số trên địa bàn quận tăng lên tới 176.302 người (năm 2006), tăng so với năm 2005 là 38.651 người. Mật độ dân số trung bình trên địa bàn quận giảm từ 4.269 người/km2 xuống còn 772 người/km2 năm 2006. Từ năm 2006 đến nay mật độ dân số trên địa bàn quận tiếp tục tăng nhanh do quá trình đô thị hóa, dân số năm 2013 của quận là 235.502 người, mật độ dân số trung bình là 4.955 người/km2

- Lao động và việc làm:

+ Lực lượng lao động: Theo số liệu của Phòng Thống kê Hà Đông tính đến 31/12/2014 tổng số lao động xã hội là 177.172 lao động chiếm 75,23% dân số. Số lao động có việc làm là 159.298 người chiếm 89,91% lao động. Số lao động chưa có việc làm là 17.874 người chiếm 10,09%. Lao động có việc làm tham gia Trình độ lao động: những năm qua, tăng trưởng kinh tế của quận Hà Đông đã tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 cấu lao động đã có sự chuyển dịch trong các ngành kinh tế nhưng tốc độ chuyển dịch còn đang ở mức chậm. Vấn đề hiện nay là quận đang còn thiếu lực lượng lao động có kỹ thuật cao làm việc trong các ngành kinh tế. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề chỉ chiếm khoảng 35,39% lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Như vậy đòi hỏi quận phải có kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại đối với lực lượng lao động để có nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ phát triển kinh tế- xã hội địa phương.trong hoạt động kinh tế là 105.418 người.

3.1.5. Đánh giá nhng thun li, khó khăn ca điu kin t nhiên - kinh tế

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án đường lê văn lương kéo dài đoạn qua quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)